Contents
- 1 Trà ô long giảm béo
- 2 Trà sơn tra, cẩu kỷ tử
- 3 Trà hạt mè
- 4 Trà giảo cổ lam
- 5 Nước sơn tra, mật ong
- 6 Nước giấm, mật ong
- 7 Trà sơn tra nhất vị
Các loại trà đang được giới thiệu gần đây có công dụng giảm béo. Nhưng bạn không muốn sử dụng vì sợ có tác dụng phụ? Vậy thì hãy tự pha cho mình những tách trà giảm cân theo công thức sau.
Trà ô long giảm béo
Nguyên liệu: Trà ô long 3g, hòe giác 18g, hà thủ ô 30g, vỏ bí đao 18g, sơn tra 15g.
Cách chế biến: Cho hòe giác, hà thủ ô, vỏ bí đao và sơn tra vào nồi, nấu lấy nước. Lấy nước này để pha trà ô long, uống nhiều lần.
Công hiệu: Tiêu mỡ, giảm béo Chỉ định: Dùng cho những người bị bệnh mỡ cao trong máu, gan nhiễm mỡ.
Chú ý: Những người đi tiểu nhiều lần hoặc bị táo bón không nên uống.
Trà sơn tra, cẩu kỷ tử
Nguyên liệu: Sơn tra, cẩu kỷ tử mỗi loại 15g.
Cách chế biến: Sơn tra, cẩu kỷ tử rửa sạch, cho vào ly trà. Đổ nước sôi vào, ngâm khoảng 2 giờ rồi uống, uống nhiều lần nước. Mỗi ngày một lần.
Công hiệu: Khỏe thận, bổ não, tiêu mỡ, giảm béo.
Chỉ định: Dùng cho người mắc các bệnh xơ cứng động mạch não và mỡ cao trong máu.
Chú ý: Những người tỳ yếu, tiêu chảy hoặc bị thái quá chức năng tình dục không nên dùng.
Trà hạt mè
Nguyên liệu: Hạt mè và lá trà mỗi thứ lượng thích hợp.
Cách chế biến: Hạt mè rửa sạch, để ráo, rang thơm rồi đựng vào bình kín. Mỗi lần uống, lấy khoảng 3g hạt mè, 2g lá trà cho vào ly, đổ nước sôi vào, đợi một lúc cho ngấm rồi uống, nhai cả bã. Mỗi ngày uống một lần.
Công hiệu: Lọc gan, bổ thận, thanh tâm giải sầu.
Chỉ định: Dùng cho những người tâm trạng lo buồn, chóng mặt hoa mắt.
Trà giảo cổ lam
Nguyên liệu: Giảo cổ lam 10g.
Cách chế biến: Giảo cổ lam rửa sạch, cho vào ly, đổ nước sôi vào, đợi khoảng 2 – 3 phút cho ngấm rồi uống.
Công hiệu: Thanh nhiệt, giải độc, giảm béo.
Chỉ định: Dùng cho người bị bệnh cao huyết áp, mỡ cao trong máu, gan nhiễm mỡ.
Thành phần dinh dưỡng: Trong giảo cổ lam có gynogenin có tác dụng giảm cholesterol, triglyceride, lipoprotein và tăng những chất chống lại sự xơ cứng động mạch.
Nước sơn tra, mật ong
Nguyên liệu: Nước cốt sơn tra tươi 100ml, mật ong 10g.
Cách chế biến: Chọn những quả sơn tra tươi đem về ép lấy nước cốt (cũng có thể dùng tương sơn tra). Lấy nước cốt sơn tra hòa với mật ong, sau đó đổ một ít nước nóng vào rồi uống. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần.
Công hiệu: Dãn nở mạch máu, hạ huyết áp, tiêu mỡ, hoạt huyết, tiêu độc, thông khí, ngưng đau.
Chỉ định: Dùng cho những người tiêu hóa không tốt, đau dạ dày, đau bụng kinh ở phụ nữ.
Chú ý: Sơn tra nên chọn quả to, vỏ màu hồng, cùi dày, vị chua ngọt. Mật ong có vị ngọt dịu. Người đờm nhiều, đau dạ dày, ruột trơn hoặc bị tiêu chảy không nên dùng.
Nước giấm, mật ong
Nguyên liệu: Giấm ăn, mật ong mỗi loại lượng thích hợp.
Chế biến: Mỗi buổi sáng, lấy 20ml giấm hòa tan trong nước nóng với lượng thích hợp. Cho thêm một ít mật ong, uống khi bụng đói. Mỗi ngày uống một lần.
Công hiệu: Hạ huyết áp, tiêu mỡ, giảm béo, làm mềm mạch máu.
Chỉ định: Thích hợp cho bệnh nhân cao huyết áp, bệnh béo phì, mỡ cao trong máu.
Chú ý: Khi uống nên chọn giấm trắng, trứng gà tươi, vỏ màu vàng.
Trà sơn tra nhất vị
Nguyên liệu: Sơn tra 120g, một ít đường trắng.
Cách chế biến : Sơn tra bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng. Cho sơn tra vào nồi, đổ nước vào, nấu trên lửa lớn. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa, nấu khoảng 40 – 50 phút nữa. Bỏ bã lấy nước, cho vào một ít đường trắng, để bớt nóng rồi uống. Mỗi ngày uống một lần.
Công hiệu: Nhuận phổi, bổ tỳ, tốt cho ruột và thận.
Chỉ định: Dùng cho những người phổi tỳ suy yếu dẫn đến viêm phế quản mãn tính, khó thở, viêm kết tràng mãn tính.
Chú ý:
1. Mỗi ngày uống một lần vào lúc nào cũng được, nhưng không uống quá khuya. Bã thuốc có thể ăn.
2. Sơn tra tính vị ôn hòa, có thể uống quanh năm.
Trả lời