Contents
- 1 Cháo nhị đậu
- 2 Cháo tam đậu
- 3 Cháo mộc nhĩ trắng
- 4 Cháo lá sen
- 5 Cháo đỗ trọng
5 món cháo mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn sức khỏe của bố mẹ mình thêm khỏe khoắn. Hãy cùng tìm hiểu 5 công thức ấy ngay sau đây.
Cháo nhị đậu
Nguyên liệu: Đậu xanh, đậu đỏ mỗi thứ 50g, một ít muối, bột ngọt.
Cách chế biến: Đậu xanh và đậu đỏ nhặt kỹ, rửa sạch. Cho cả hai vào nồi, đổ vừa lượng nước. Dùng lửa lớn nấu sôi rồi vặn nhỏ lại, nấu thành cháo, nêm muối bột ngọt. Mỗi ngày dùng một lần.
Công hiệu: Thanh nhiệt giải sầu, tiêu đờm.
Chỉ định: Dùng cho những người bị bệnh phù thũng, tiểu ít, táo bón, hoa mắt chóng mặt, chân tay mỏi mệt, nóng trong người do nhiệt gây nên.
Thành phần dinh dưỡng: Theo phân tích, cứ trong 100g đậu xanh chứa 22,1g protein; 0,8g chất béo, 59g carbohy-drate, 49mg calci, 26,8mg phospho; 33,2mg sắt, ngoài ra còn chứa cellulose thô, acid amin, carotine, mỡ phospho, amin, lactoflavin.
Qua thực nghiệm cho thấy: Đậu xanh có tác dụng ngăn chặn chứng xơ cứng động mạch và ngăn cản sự tăng mỡ cao trong máu. Ngoài ra nó giải độc, bổ gan rõ ràng.
Chú ý: Đậu xanh có tính hàn, nếu tỳ bị yếu hàn hoặc yếu dương thì không nên dùng.
Cháo tam đậu
Nguyên liệu: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu ván mỗi loại 30g, một ít muối, bột ngọt.
Cách chế biến: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu ván nhặt kỹ, rửa sạch. Cho ba loại đậu vào nồi, đổ vừa nước rồi nấu với lửa lớn. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa cho đậu mềm thành cháo, nêm muối, bột ngọt. Mỗi ngày ăn một lần.
Công hiệu: Thanh nhiệt giải sầu, tiêu đờm. Chỉ định: Dùng cho những người bị bệnh phù thũng, tiểu ít, táo bón, hoa mắt chóng mặt, chân tay mỏi mệt và bị nóng trong người.
Chú ý: Đậu ván phải được nấu chín kỹ để tránh bị ngộ độc.
Cháo mộc nhĩ trắng
Nguyên liệu: Mộc nhĩ trắng 5g, gạo tẻ 50g, một ít đường trắng.
Cách chế biến: Mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch. Gạo vo sạch. Cho mộc nhĩ và gạo vào nồi nước, nấu với lửa lớn cho sôi, sau đó dùng lửa nhỏ nấu thành cháo. Cho thêm một ít đường trắng nữa. Mỗi ngày ăn một lần.
Công hiệu: Tan mỡ tiêu độc, dưỡng da, giảm nhiệt.
Chỉ định: Dùng cho những người do phổi âm suy dẫn đến ho khan, ho đờm, kém ăn, đắng miệng, khô cổ, táo bón, da sần sùi, tay chân nứt nẻ.
Chú ý: Gạo tẻ tốt nhất là chọn gạo thô. Trong mộc nhĩ trắng có chứa nhựa arabic, có tác dụng nuôi dưỡng lớp chất sừng trên da và làm chậm sự lão hóa, vì vậy nếu ăn trong một thời gian dài sẽ làm cho các mô dưới da có được tính đàn hồi cao, rất có lợi cho những người lớn tuổi.
Cháo lá sen
Nguyên liệu: Lá sen 1 cái, gạo tẻ 50g.
Cách chế biến: Lá sen rửa sạch, thái sợi. Gạo vo sạch. Nấu lá sen lấy nước cốt, bỏ bã. Cho gạo vào nước lá sen nấu thành cháo loãng.
Công hiệu: Thanh nhiệt tiêu đờm, tan mỡ, tiêu độc.
Chỉ định: Dùng cho những người bị nhiệt cao trong cơ thể dẫn tới hoa mắt chóng mặt, mắt đỏ và sưng, cảm mạo, nóng trong người, trẻ em bị nhiệt vào mùa hè…
Thành phần dinh dưỡng: Nghiên cứu dược lý cho thấy, thành phần trong lá sen gồm có bazơ, kiềm, glucôzit… có khả năng hạ huyết áp, tiêu mỡ, giảm béo.
Chú ý: Gạo tốt nhất nên chọn loại thô; lá sen nên chọn lá tươi.
Cháo đỗ trọng
Nguyên liệu: Đỗ trọng 10g, gạo tẻ 50g.
Cách chế biến: Gạo vo sạch, đỗ trọng cho vào túi vải. Nấu đỗ trọng lấy nước cốt, sau đó bỏ bao ra. Nấu gạo trong nước đỗ trọng, gạo mềm thành cháo là được.
Công hiệu: Bổ gan thận, khỏe gân cốt, giảm mỡ cao trong máu.
Chỉ định: Dùng cho những người gan, thận suy yếu, yếu gân cốt, dẫn đến đau lưng, mỏi gối, chân tay tê dại, lạnh tay chân và bị chứng mỡ cao trong máu.
Chú ý: Gạo nên chọn loại thô. Đỗ trọng hơi nóng, người âm suy hỏa thịnh không nên dùng.
Để lại một bình luận