Răng chết tủy tồn tại được bao lâu – đây có lẽ là một trong những câu hỏi được rất nhiều đối tượng quan tâm nhất. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, cũng như các quy trình khắc phục tình trạng răng chết tủy đúng cách. Hãy cùng với Nha Khoa Quốc Tế 108 tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới nhé!
Đặc điểm của răng chết tủy
Răng chết tủy là những loại răng đã bị mất đi các kết cấu hệ thống mạch máu và dây thần kinh trong răng. Làm cho tủy không còn các chức năng hoạt động cơ bản và tủy không còn được bảo vệ bởi men răng và ngà răng. Có thể do nhiều nguyên nhân đa dạng khác nhau tác động trực tiếp lên răng. Chẳng hạn như do các yếu tố vật lý tác động bên ngoài hoặc do các yếu tố khách quan của bản thân.
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến răng chết tủy
Để thực sự có thể nắm rõ các nguyên nhân làm răng chết tủy – hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế 108 lướt qua những lý do sau đây nhé!
Răng chết tủy do viêm nướu
Trong số những bệnh nhân mà Nha Khoa Quốc Tế 108 đã tiếp nhận. Thì nguyên nhân tìm ẩn khiến răng bị chết tủy là do tình trạng viêm nướu để quá lâu không điều trị. Dẫn đến sự xâm nhập và phát triển nhanh của các vi khuẩn có hại gây nhiễm trùng, viêm nha chu. Khiến cho chân răng xảy ra các hiện trạng áp xe. Dần dần theo thời gian răng sẽ ngày một suy yếu và dẫn đến vấn đề chết tủy răng.
Răng chết tủy do sâu răng
Răng chết tủy do sâu răng được biết đến là một trong những lý do hàng đầu khiến răng bị chết tủy một cách nhanh chóng. Khi bạn bị sâu răng, vi khuẩn sẽ tấn công mạnh, phá hủy những lớp men răng ngà răng. Đây đều là những lớp được cấu tạo nên để bảo vệ tối ưu các hệ thống tủy răng.
Do đó, nếu bạn phát hiện sớm thì có thể đến nha khoa tiến hành làm sạch và thực hiện công đoạn trám răng. Còn đối với những trường hợp nghiêm trọng, bạn cần phải can thiệp đến các quá trình lấy tủy.
Răng chết tủy do bị gãy, sứt mẻ
Lớp bảo vệ bên ngoài không còn nguyên vẹn sẽ khiến các mạch máu và nguồn nuôi tủy cũng bị tổn thương. Khi tủy không còn những điều kiện tốt nhất để phát triển và ổn định. Thì chúng dần trở nên bắt đầu suy yếu, cứ thế theo thời gian tủy không còn khả năng hoạt động như ban đầu.
Những triệu chứng phát sinh khi răng chết tủy
Cũng như các vấn đề bệnh lý khác chúng đều sẽ có triệu chứng khi phát triển bệnh tình. Và răng chết tủy cũng không ngoại lệ – nếu bạn chú ý thì vẫn có thể nhận biết sớm được tình trạng này.
- Giai đoạn đầu tiên, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận rõ rệt được những cơn đau buốt thường xuyên nhưng bất chợt. Bất kể khi bạn ăn uống hoặc đánh răng cơn đau ấy đều xuất hiện.
- Giai đoạn hai, cơn đau dần trở nên mãn tính và đau thường xuyên hơn. Nó có thể bất ngờ đến với bạn ngay cả khi bạn không có bất kỳ những tác động nào lên răng.
- Giai đoạn ba, là một giai đoạn mà cơn đau cực kỳ rất khó chịu. Bệnh nhân có thể cảm nhận rõ rệt những cơn bắt nguồn từ sâu bên trong tủy răng. Đi kèm là các triệu chứng như hôi miệng, viêm nha chu, …
- Giai đoạn cuối cùng, tủy hoại tử. Khi đã trải qua những cơn đau thốn đến tận xương tủy thì ngay lúc này bạn sẽ không còn cảm giác gì nữa. Mà chỉ còn là những triệu chứng phát sinh như áp xe răng, làm mủ chân răng, … Và rồi một ngày không xa chiếc răng ấy sẽ tự lung lay và rụng đi.
Quy trình lấy tủy răng an toàn tại Nha Khoa Quốc Tế 108
Quy trình thăm khám lấy tủy răng cũng được xem là một trong những quy trình rất cần thiết và quan trọng. Hãy cùng với Nha Khoa Quốc Tế 108 điểm qua những công đoạn lấy tủy răng sau đây nhé!
Kiểm tra và chụp phim
Nhằm xác định rõ được bệnh tình, các bác sĩ chuyên khoa sẽ bắt đầu thực hiện công đoạn kiểm tra khám tổng quát và cho chụp phim. Sau khi chụp phim, các bác sĩ sẽ dựa trên những thông số, hình ảnh để đưa ra chẩn đoán chính xác.
Gây tê
Để lấy tủy các bác sĩ phải tiến hành công đoạn gây tê khoang miệng của bệnh nhân. Đây là bước khá quan trọng giúp bệnh nhân có thể giảm được các triệu chứng đau nhức khó chịu.
Tiến hành đặt đế cao su và lấy tủy
Các bác sĩ sẽ tiến hành đặt đế cao su để bao xung quanh chiếc răng cần lấy tủy. Quá trình này sẽ giúp cho công đoạn lấy tủy được diễn ra thuận lợi hơn. Cách ly môi nướu và đồng thời giúp tránh được việc đụng chạm những hóa chất trong quá trình bơm rửa lấy tủy.
Tiếp sau đó, để mở đường tủy các bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng và rồi hút những phần tủy bị viêm. Công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ cẩn thận khá cao, nếu không có thể tủy sẽ bị bỏ hoàn toàn.
Trám và bị ống tủy an toàn
Sau khi những phần tủy răng bị chết đã được hút sạch bằng các dụng cụ y khoa, các bác sĩ sẽ tiến hành trám bít lại bằng một loại vật liệu và gutta percha.
Răng lấy tủy sử dụng được bao lâu kể từ thời gian lấy tủy?
Răng lấy tủy sử dụng được bao lâu có lẽ là một trong những câu hỏi mà các bệnh nhân rất quan tâm. Thông thường đối với những chiếc răng khỏe mạnh là những chiếc răng còn tủy sống thì có thể tồn tại suốt đời nếu được chăm sóc kỹ lưỡng. Còn đối với những chiếc răng đã được tiến hành lấy tủy thì cấu trúc của răng sẽ không còn được bền vững. Thời gian sử dụng răng đã lấy tủy sẽ chỉ dao động trong khoảng từ 10 – 15 năm trong điều kiện chăm sóc tốt.
Đặc biệt là sau khoảng thời gian vài năm, răng đã được điều trị tủy thì các chuyên gia sẽ khuyên bệnh nhân nên hàn trám hoặc có thể bọc răng sứ. Cách này sẽ thay thế được những phần răng bị mẻ hay vỡ trong quá trình chữa tủy. Việc trám răng chỉ hỗ trợ chức năng nhai, chứ không thể duy trì tối đa lượng thời gian sử dụng răng lâu nhất.
Cách chăm sóc răng đã lấy tủy như thế nào là đúng?
Răng sau khi lấy tủy thường sẽ trở nên rất yếu hơn bình thường, không còn được dẻo dai và bền chắc như trước. Vì thế, bạn cần nên có chế độ chăm sóc và ăn uống theo đúng những công đoạn mà bác sĩ đã hướng dẫn. Cụ thể:
- Luôn luôn đảm bảo vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ từng các kẽ răng. Tốt nhất nên vệ sinh 2 lần/ngày để có thể loại bỏ những vết bẩn hiệu quả.
- Chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho răng. Hạn chế sử dụng các món ăn quá cứng hay quá cay khi vừa mới điều trị tủy/ lấy tủy vừa xong.
- Nên thăm khám kiểm tra định kỳ tại các nha khoa uy tín nhất. Thời gian khoảng 6 tháng/lần là phù hợp.
Như vậy Nha Khoa Quốc Tế 108 đã giúp bạn hiểu rõ được răng chết tủy tồn tại bao lâu đúng không nào? Chỉ những trường hợp nghiêm trọng bạn mới cần nên lấy tủy. Vì một khi tủy bị mất đi thì cấu trúc hoạt động của răng sẽ không còn được như ban đầu. Hy vọng những kiến thức trên đây của Nha Khoa Quốc Tế 108 sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết rõ hơn về bệnh tình cũng như quy trình thăm khám tại đây. Bạn có thể truy cập trực tiếp trên website Nha Khoa Quốc Tế 108 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn rõ hơn về tình trạng sức khỏe răng của bạn.
Để lại một bình luận