Contents
- 1 Cháo đậu đỏ, nội kim
- 2 Cháo đậu đỏ, tang bạch bì
- 3 Cháo phục thần
- 4 Cháo phục linh, hạt dẻ
- 5 Cháo bạch phục linh
- 6 Cháo trạch tả
6 loại cháo thơm ngon bổ dưỡng mà bạn dễ dàng thực hiện hàng ngày. Sau đây là những công thức chế biến mà Meosuckhoe.net giới thiệu đến bạn.
Cháo đậu đỏ, nội kim
Nguyên liệu: Đậu đỏ 30g, kê nội kim 10g.
Cách chế biến: Kê nội kim xao khô, giã nhuyễn. Đậu đỏ rửa sạch, cho vào nồi nước nấu chín. Khi đậu hơi mềm, cho kê nội kim đã giã nhuyễn vào, đợi khi đậu mềm là được. Mỗi ngày ăn một lần vào buổi sáng.
Công hiệu: Thanh nhiệt, tiêu mỡ.
Chỉ định : Dùng cho những người bị nhiệt dẫn đến tiêu chảy, kém ăn.
Thành phần dinh dưỡng: Kê nội kim là lớp chất sừng ngoài cùng của mề gà, có chứa chất kích thích dịch vị, ceratin, có khả năng làm cho dịch vị tiết ra nhiều hơn, độ acid trong dịch vị được nâng lên, chức năng vận động của dạ dày cũng được tăng lên.
Chú ý: Những người bị táo bón không nên ăn. Kê nội kim có tác dụng làm ngăn cản tinh dịch tràn ra, rất tốt đối với những người bị hạch đường tiểu, di tinh, di niệu.
Cháo đậu đỏ, tang bạch bì
Nguyên liệu: Đậu đỏ 60g, tang bạch bì (vỏ trắng của cây dâu) 15g.
Cách chế biến: Dùng vải bọc tang bạch bì lại. Đậu đỏ rửa sạch. Thả cả hai vào nồi, đổ vừa nước và nấu đến khi đậu chín nhừ, sau đó bỏ bao tang bạch bì ra. Mỗi ngày dùng một lần.
Công hiệu: Bổ tỳ, lợi thủy, tiêu đờm, tan mỡ.
Chỉ định: Dùng chữa những bệnh như viêm thận cấp tính, phù thũng giai đoạn đầu, mắt và mặt sưng phù.
Thành phần dinh dưỡng: Tang bạch bì là vỏ gốc cây dâu kiều mộc. Theo quan sát lâm sàng tang bạch bì có tác dụng lợi tiểu, có khả năng tiết ra rất nhiều clo, làm hạ huyết áp và giảm mỡ cao trong máu.
Chú ý: Người táo bón, ho đờm không nên ăn.
Cháo phục thần
Nguyên liệu: Phục thần 10g, gạo tẻ 100g
Cách chế biến: Phục thần giã nhuyễn. Gạo vo sạch, nấu thành cháo loãng. Khi cháo chín, cho phục thần giã nát vào, để sôi một lúc. Ăn trước khi đi ngủ.
Công hiệu: Định tâm an thần, tiêu đờm, tan mỡ.
Chỉ định: Dùng điều trị những chứng như tim đập nhanh, mất ngủ, ho đờm.
Thành phần dinh dưỡng: Phục thần là phần màu trắng ở gốc phục linh, có tác dụng an thần trong thời gian dài.
Chú ý: Người đang bị táo bón, tiêu chảy, suy thận không nên ăn.
Cháo phục linh, hạt dẻ
Nguyên liệu: Phục linh 20g, táo đỏ 10 quả, hạt dẻ 250g, gạo tẻ 100g.
Cách chế biến : Phục linh nghiền vụn, táo bỏ hột. Hạt dẻ bỏ vỏ cứng bên ngoài và lớp da bên trong, thái nhỏ. Cho phục linh, táo đỏ, hạt dẻ và gạo vào nồi, đổ vừa nước, nấu sôi. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa để gạo mềm thành cháo. Mỗi ngày ăn một lần.
Công hiệu: bổ tỳ, ngưng tiêu chảy, tiêu đờm giảm béo.
Chỉ định: Dùng để trị những bệnh như tỳ suy, tiêu chảy, ho đờm, khó tiểu.
Thành phần dinh dưỡng: Hạt dẻ chứa protein, chất béo, carbohydrate, tinh bột, vitamin B, men béo…
Chú ý: Không nên ăn nhiều hạt dẻ. Người bị táo bón cũng không nên ăn.
Cháo bạch phục linh
Nguyên liệu: Bạch phục linh 15g, gạo tẻ 100g, gia vị lượng thích hợp.
Cách chế biến: Bạch phục linh nghiền nát, cho gạo vào nồi, đổ nước nấu sôi trên lửa lớn. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa, nấu thành cháo loãng. Mỗi ngày ăn một lần.
Công hiệu: Bổ tỳ vị, tốt cho bệnh phù, giúp tiêu hóa thức ăn và giảm mỡ cao trong máu.
Chỉ định: Dùng cho những người tỳ vị suy yếu dẫn đến kém ăn, tay chân bị phù, khó tiểu, tiêu chảy, cao huyết áp và bị mỡ cao trong máu.
Thành phần dinh dưỡng: Bạch phục linh có cùng chức năng với phục linh.
Chú ý: Người bị táo bón, suy thận và tiểu liên tục không nên dùng.
Cháo trạch tả
Nguyên liệu: Trạch tả 10g, gạo tẻ 50g.
Cách chế biến: Trạch tả thái miếng, gạo vo sạch. Thả trạch tả vào nồi nước, nấu lấy nước cốt, bỏ bã. Cho gạo vào nước cốt, nấu thành cháo loãng. Mỗi ngày ăn một lần.
Công hiệu: Lợi thủy, tiêu đờm, giảm béo.
Chỉ định: Dùng để trị các loại bệnh phù, ho đờm.
Chú ý: Người bị tỳ vị yếu hàn, táo bón không nên dùng.
Để lại một bình luận