Bị lở miệng uống gì sẽ nhanh khỏi ? Phương pháp gì trị lở miệng hiệu quả? Đây là những câu hỏi mà liên quan đến vấn đề nhiệt miệng mà nhakhoaquocte108 được nghe từ rất nhiều người. Lở miệng là một bệnh không còn xa lạ và ai cũng đã từng mắc phải một lần, vì thế rất nhiều người muốn tự điều trị nó tại nhà thay vì đến bệnh viện hay tiệm thuốc. Sau đây nhakhoaquocte108 sẽ trả lời những thắc mắc trên qua bài viết sau đây. Hãy cùng theo dõi.
Lở miệng là gì?
Các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng thì không chỉ về răng mà còn là tất cả những gì có trong miệng của bạn nữa. Lở miệng cũng là một dạng tổn thương bên trong của khoang miệng.
Lở miệng hay còn gọi là loét miệng, là một bệnh mà không ai muốn gặp phải. Thường là các vòng hình tròn màu trắng đục, xuất hiện thường xuyên ở phía trong môi dưới hoặc môi trên, lưỡi, rất hiếm xảy ra ở các vùng khác.
Lở miệng gây ra các khó chịu cho bệnh nhân trong việc ăn uống và hấp thụ chất dinh dưỡng. Khi không biết cách điều trị vết loét sẽ loang rộng và gây tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra, do bạn không hấp thụ đủ vitamin nên có thể dẫn đến các bệnh khác.
Nguyên nhân dẫn đến lở miệng
Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lở miệng vẫn chưa được các nhà khoa học xác định rõ ràng. Tất cả những nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức dự đoán. Một số đó được kể đến như là:
- Hệ miễn dịch suy giảm.
- Do bị thiếu vitamin và khoáng chất trong cơ thể.
- Do chính thói quen ăn uống không lành mạnh.
- Căng thẳng kéo dài.
- Bị nhiệt trong cơ thể.
Điều trị lở miệng thì uống gì, ăn gì nhanh hết?
Khi bệnh các bệnh nhỏ như bệnh lở miệng thì việc tự chữa trị và hồi phục của bản thân sẽ là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến 90% sự khỏi bệnh của bạn. Dưới đây sẽ là cho bạn biết lở miệng uống gì và nên ăn gì thì sẽ tốt cho sức khỏe của bạn nhất.
Các thức uống giảm lở miệng
Sử dụng nhưng chất lỏng sẽ rất hiệu quả trong việc điều trị vì cơ thể sẽ dễ dàng hấp thu qua chất lỏng hơn, hơn nữa bị lở miệng mà uống những gì mát cho cơ thể sẽ xoa dịu cơn đau, ít gây cảm giác đau rát như việc ăn uống. Dưới đây sẽ là một số thức uống trả lời cho những dạng câu hỏi “bị lở miệng uống gì nhanh khỏi?”, “ bị lở miệng nên uống gì?”…
- Nước bột sắn dây: Lở miệng uống gì cho mát ư? Sắn dây chắc chắn sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Loại nước này xuất hiện luôn trong cả các bài thuốc Đông y với khả năng giải nhiệt, thanh độc và hồi phục cho gan. Bạn chỉ cần 2-3 thìa bột sắn dây và pha cùng với một ly nước ấm khoảng 150ml, uống mỗi ngày 2 ly cho đến khi khỏi bệnh. Tuy nhiên những người mắc bệnh về tiểu đường, ung thư nên cân nhắc việc sử dụng.
- Trà hoa hòe: Hoa hòe được biết đến là một loại thuốc thường được dùng làm nguyên liệu chữa bệnh hoặc chế tác thuốc. Với tác dụng giải nhiệt, giải độc và chất Rutin có trong hoa hòe sẽ kháng viêm chống loét rất hiệu quả. Khi bị nhiệt miệng thì mỗi tối nên sử dụng một ly trà hoa hòe sẽ giảm sưng và đau nhức miệng.
- Trà hoa cúc: Thường trà hoa cúc được biết đến với chức năng thư giãn, giảm stress. Nhưng ít ai biết rằng bên trong hoa cúc có chứa chất Chamazulene, làm giảm tổn thương và kích thích phục hồi trên bề mặt, khiến việc lở miệng lành nhanh hơn.
- Trà cam thảo: Trà cam thảo sở hữu trong mình chất glycyrrhizin có tính kháng viêm rất tốt. Ngoài ra, loại trà này có thể giảm trình trạng tái phát bệnh lở miệng thêm lần nữa.
Các thực phẩm trị lở miệng
Lở miệng nên ăn gì? Lở miệng thì ăn gì cho mát? Để cho cơ chế tự phục hồi được diễn ra trơn tru và hiệu quả thì việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ là điều cần thiết. Ăn uống đủ chất sẽ giúp cho khả năng miễn dịch của các bạn được nâng cao và chống chọi lại căn bệnh lở miệng. Tránh tình trạng lở miệng mà không ăn gì. Sau đây là một số thực phẩm:
– Thực phẩm vitamin nhóm B: Khi bị lở miệng cơ thể rất cần các vitamin nhóm B để tự phục hồi các mô đã bị tổn thương và tăng cường sự miễn dịch. Có nhiều trong cá hồi, cá mòi, thịt bò, sữa, trứng, thịt heo, đậu phộng, bơ, đậu Hà Lan, khoai tây,….
– Thực phẩm vitamin nhóm C: Các thực phẩm chứa vitamin C giúp chống oxy hóa, kích thích bạch cầu, tăng khả năng miễn dịch và chống lại nhiễm trùng, bệnh tật. Nhưng đa số các thực phẩm chứa vitamin C thì lại có tính chua và axit rất gây hại cho lở miệng, vậy lở miệng ăn gì thì bổ sung vitamin C tốt nhất ? Sau đây là một số thực phẩm giàu vitamin C nhưng vẫn mang tính bình như ớt chuông đỏ và xanh, súp lơ xanh, ổi và đu đủ.
– Thực phẩm giàu kẽm: Đây không phải là một vitamin nhưng lại là một nguyên tố quan trọng của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi. Một số thực phẩm nhiều kẽm như thịt đỏ, hàu, socola đen, ngũ cốc, rau chân vịt, nấm,….
– Các món ăn giải nhiệt: Theo quan niệm của giới Đông Y và đa số người Việt thì việc lở miệng có một phần do gan bị tích tụ quá nhiều độc tố, nên dẫn đến lở loét. Vì thế bị lở miệng ăn gì cho mát và giải độc cho gan thì chè hạt sen, chè đậu xanh, canh bí đỏ, canh bầu và canh khổ qua, sẽ là lựa chọn hợp lý nhất.
Các phương pháp điều trị từ nhiên
Khi bị lở miệng uống gì, ăn gì đã được nêu rõ ở trên, nhưng vẫn cần áp dụng một vài phương pháp điều trị dân gian nhỏ tại nhà để tăng nhanh hơn quá trình phục hồi. Sau đây là một vài phương pháp vừa dễ làm lại vừa nhanh khỏi bệnh.
– Chườm lạnh: Việc này sẽ giúp giảm sưng và đau cho bệnh nhân, đồng thời làm chậm các tế bào hồng cầu di chuyển đến vết thương, giảm việc vết lở mở rộng.
– Súc miệng bằng nước muối baking soda: Tuy sử dụng phương pháp này sẽ khá là rát và xót, nhưng không gây hại mà lại có khả năng làm sạch khuẩn và kích thích sự hồi phục vết lở loét. Bạn chỉ cần hòa tan một muỗng muối/ baking soda vào 200ml nước, súc miệng khoảng 30 giây và một giờ nên súc lại một lần.
– Dùng lá rau bồ ngót: Lấy phần lá giã nát và đem lấy nước cốt hòa với một ít mật ong. Dùng tăm bông thấm và chỗ bị lở miệng, ngày bôi từ 2-3 lần. Có tác dụng giải độc, giảm đau cho vết loét.
– Vỏ dưa hấu: Sử dụng vỏ dưa đem đi xáo vàng, tán thành bột và trộn với mật ong, ngày bôi lên vết thương từ 1-2 lần. Cũng giống như rau bồ ngót, vỏ dưa hấu giúp giải độc, giảm đau rất phù hợp chữa nhiệt miệng.
Làm gì để ngăn lở miệng quay trở lại
Để cho bệnh lở miệng sẽ không tái phát trong tương lai sắp tới thì bạn cần phải khắc cốt ghi tâm những lưu ý sau:
– Vệ sinh răng miệng phải luôn sạch sẽ.
– Uống nước ấm thường xuyên 2l mỗi ngày.
– Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
– Luyện tập thể thao để tăng khả năng miễn dịch.
– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và khoa học.
– Bị lở miệng không nên ăn đồ cay nóng, rượu bia, nước có gas.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ kiến thức mà Nha Khoa Quốc Tế 108 tổng hợp được để trả lời câu hỏi “bị lở miệng uống gì, ăn gì nhanh khỏi và không nên ăn gì, uống gì” và “những phương pháp điều trị tại nhà hiệu quả”. Nếu các bạn có băn khoăn hay gặp bất kỳ vấn đề liên quan đến răng miệng, hãy gửi ngay đến Nha Khoa Quốc Tế 108, chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn những giải pháp hữu hiệu nhất. nhakhoaquocte108 hẹn gặp lại các bạn ở bài viết sau.
Để lại một bình luận