Contents
- 1 1/ Dấu hiệu trẻ ngủ hay nghiến răng
- 2 2/ Vì sao trẻ ngủ nghiến răng?
- 3 3/ Trẻ ngủ hay nghiến răng là bệnh gì?
- 4 4/ Cách chữa ngủ nghiến răng ở trẻ em
Trẻ ngủ hay nghiến răng có bị làm sao không? Làm thế nào để điều trị tình trạng này là câu hỏi của rất nhiều vị phụ huynh gửi về cho Meosuckhoe.net trong tuần vừa qua. Nếu con bạn cũng đang gặp tình trạng này thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để bảo vệ bé một cách tốt nhất.
1/ Dấu hiệu trẻ ngủ hay nghiến răng
Trước khi biết được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ ngủ hay nghiến răng thì bạn nên biết được những dấu hiệu của tình trạng bệnh này:
- Răng cửa bị mòn, nhiều trẻ còn bị mẻ
- Ngủ thường phát ra những âm thanh cót két
Trẻ ngủ hay nghiến răng dấu hiệu là gì?
- Nhai thức ăn khó khăn do bị đau răng
- Trẻ thường kêu đau răng nhưng không xác định được đau chiếc răng nào
- Thường kêu đau tai, đau đầu, đau toàn thân
Khi bé nhà bạn có những biểu hiện này thì chắc chắn bé ngủ hay nghiến răng. Lúc này bạn cần biết liệu bệnh này là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao để bé có được sức khỏe tốt nhất.
2/ Vì sao trẻ ngủ nghiến răng?
Theo các chuyên gia, từ 3 – 6 tuổi là độ tuổi trẻ ngủ hay nghiến răng nhất. Và đến tận bây giờ các bác sĩ vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng trẻ ngủ nghiến răng. Nhưng có 1 số nguyên nhân chính sẽ dẫn đến tình trạng ngủ nghiến răng ở trẻ em:
- Do tâm trạng bất an, lo lắng: Trẻ rất hay gặp những cảm xúc tiêu cực, nhiều khi từ những lý do rất đơn giản trong cuộc sống. Những việc này gây ra áp lực cho bé khi ngủ nên dẫn đến tình trạng trẻ ngủ hay nghiến răng
- Do mọc răng: Mọc răng thường gây đau nhức nên trẻ ngủ nghiến răng để giảm thiểu cảm giác đau đớn
- Do phản ứng phụ với thuốc: Những trẻ phải sử dụng các thuốc về thần kinh, chống trầm cảm cũng sẽ thường hay gặp tình trạng nghiến răng hơn thông thường
- Do giun kim: Loài ký sinh trùng này sẽ tiết ra 1 số độc tố khiến cơ thể cơ thể cảm thấy căng thẳng và làm cho bé hình thành thói quen ngủ hay nghiến răng
Sai lệch khớp cắn khiến trẻ ngủ nghiến răng
- Do dị ứng: Khi có thể của bé bị dị ứng thì thường cảm thấy khó chịu việc trẻ ngủ hay nghiến răng sẽ làm cho bé cảm thấy dễ chịu hơn
- Do mắc các bệnh về thần kinh: như động kinh, hiteria… làm cho khi ngủ một cơ quan thần kinh nào đó làm cho vỏ não hưng phấn, kích thích dây thần kinh ngã ba tạo nên hiện tượng nghiến răng khi ngủ ở trẻ
- Sai lệch khớp cắn: Việc khớp cắn không trùng khớp với nhau làm cho bé cảm thấy khó chịu khi khép hàm lại. Việc nghiến răng khi ngủ ở trẻ em và việc sai lệch khớp cắn đã được các chuyên gia chứng minh chúng có liên quan mật thiết với nhau. Và có khoảng 13% trẻ em nghiến răng khi ngủ mắc các bệnh về sai lệch khớp cắn.
3/ Trẻ ngủ hay nghiến răng là bệnh gì?
Trẻ ngủ hay nghiến răng là do cơ hàm co kéo gây nên, tình trạng này là do 2 hàm răng của trẻ ngậm chặt, sát khít lại với nhau. Nhiều trẻ không chỉ nghiến răng khi ngủ mà nhiều khi thức cũng có hành động này. Thông thường tình trạng trẻ ngủ nghiến răng sẽ kết thúc khi bé lớn hoặc khi răng vĩnh viễn được thay hoàn toàn.
Trẻ ngủ hay nghiến răng khiến men răng bị mòn
Nhưng nhiều trẻ vẫn giữ thói quen này cho đến lúc lớn. Và khi ấy bố mẹ cần can thiệp đưa bé đến các cơ sở nha khoa để thăm khám, điều trị. Nếu không tình trạng này kéo dài sẽ có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng như:
- Men răng bị mòn nên các bệnh về răng miệng cũng phát triển nhanh hơn như sâu răng
- Thường hay nhạy cảm với nhiệt độ nên không chịu được khi ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
- Tủy răng bị lồi ra ngoài do men răng và ngà răng đã bị quá mòn
- Bệnh lý về khớp thái dương hàm xuất hiện
- Răng bị vỡ, gãy, sứt, mẻ
- Gãy xương hàm do lực nghiến răng quá mạnh và thường xuyên
Hiện tượng trẻ ngủ hay nghiến răng tuy không ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ nhưng không phải vì thế mà bố mẹ có thể lơ là đi việc điều trị bệnh này cho trẻ.
4/ Cách chữa ngủ nghiến răng ở trẻ em
Để có thể chữa khỏi được tật trẻ ngủ hay nghiến răng thì bố mẹ cần xác định được nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì. Từ đó mới có thể đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu trẻ bị nghiến răng do tâm lý căng thẳng bạn có thể cùng bé cùng bé chơi một số trò chơi thư giãn trước khi ngủ như trò chuyện, tâm sự những muộn phiền lo lắng với trẻ, đọc truyện, cho bé ngâm chân hoặc tắm nước nóng trước khi ngủ sẽ giúp bé thoải mái hơn.
Nếu bé đang gặp vấn đề về bài vở thì bạn có thể học và giúp bé học tốt những môn đó. Như vậy sẽ làm cho bé không sợ sệt môn học đó lại còn cải thiện được sức khỏe cho con.
Cùng bé giải quyết những khó khăn
Nên thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ để răng được phát triển tốt hơn. Và cũng nên thường xuyên cho bé uống thuốc tẩy giun vừa giúp hệ tiêu hóa của bé ổn định, vừa ngăn ngừa tình trạng trẻ ngủ hay nghiến răng.
Tạo cho trẻ thói quen tập thể dục hoặc yoga vì việc này sẽ giúp trẻ giảm căng thẳng và mệt mỏi. Khi tập thể dục cơ thể sẽ tiết ra một loại hoocmon là endorphin giúp giảm đau tự nhiên, không căng thẳng thì chứng nghiến răng khi ngủ cũng biến mất.
Bé gặp tình trạng bị nhiễm trùng tai cũng hay nghiến răng khi ngủ, lúc này bố mẹ có thể cho bé một số thuốc giảm đau. Nhưng những thuốc này phải được kê bởi các các sĩ và phải cho trẻ uống đúng liều lượng để tránh việc sử dụng thuốc quá liều dẫn đến nhiều tác dụng phụ khác.
Đưa bé đi khám răng định kỳ
Tình trạng trẻ ngủ nghiến răng do đau đớn khi mọc răng thì nên chườm cho bé một túi nước ấm để giảm cảm giác đau nhức. Và khi ngủ có thể cho trẻ ngậm núm giả để giảm lực tiếp xúc giữa hai hàm răng.
Nếu trẻ đã lớn thì bạn nên cho bé dùng máng chống nghiến, việc này vừa giúp tình trạng trẻ ngủ hay nghiến răng không còn nữa mà cũng không làm sai lệch khớp cắn như dùng núm giả.
Bé ngủ nghiến răng do sai lệch khớp cắn thì bố mẹ nên cho bé đến ngay nha khoa để các bác sĩ thăm khám, theo dõi và có hướng điều trị rõ ràng khi bé lớn. Việc này sẽ giúp bé có được kết quả chỉnh lệch khớp cắn nhanh, an toàn và tốt nhất.
Những thông tin trên đây về tình trạng trẻ ngủ hay nghiến răng, hy vọng đã giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn và có hướng điều trị bảo vệ sức khỏe của con tốt nhất. Nếu còn câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề nha khoa hãy gọi cho chúng tôi qua tổng đài 19006900 hoặc để lại Comment các chuyên viên tư vấn sẽ giải đáp miễn phí ngay lập tức cho bạn.
Để lại một bình luận