Contents
- 1 Nước lá hồng
- 2 Nước hoàng tinh
- 3 Nước ngũ vị
- 4 Nước mật ong, gừng tươi
- 5 Nước mật ong, hoa mướp
Bạn muốn cải thiện sức khỏe trong mùa đông này nhưng không muốn mất quá nhiều thời gian chế biến hay mua những món đồ bổ đắt tiền? Vậy hãy cùng thưởng thức những món trà bổ dưỡng mà chúng tôi giới thiệu sau đây.
Nước lá hồng
Nguyên liệu: Lá hồng lượng thích hợp.
Cách chế biến: Hái những lá hồng ra khoảng tháng 6 – 10, tốt nhất là chọn lá to. Nên hái từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều. Sau đó rửa sạch, phơi khô, bỏ những gân lá cứng rồi thái ngang thành sợi, dày khoảng 3mm. Nấu nước, cho lồng hấp lên, nhanh chóng xếp lá hồng thái sợi vào lồng hấp, dày khoảng 3cm.
Đậy nắp lại trong khoảng 1 phút rồi bỏ nắp ra. Quạt nhanh những sợi lá hồng trong nồi khoảng nửa phút, cho hơi nước bay bớt, sau đó đậy nắp vào khoảng 1 phút nữa. Cuối cùng đem hong khô những sợi lá hồng. Mỗi lần uống lấy 5g lá hồng pha với nước sôi, để 3 – 5 phút cho ngấm rồi uống.
Công hiệu: Hạ huyết áp, giảm mỡ cao trong máu.
Chỉ định: Dùng cho bệnh nhân cao huyết áp và mỡ cao trong máu.
Thành phần dinh dưỡng: Qua nghiên cứu dược lý chứng minh, lá hồng có chứa flavonol, chất thuộc da, tannin, phe-nol, resin, còn có đường thô, polysaccharide, dầu dễ bay còn chứa rất nhiều vitamin C, carotine. Hàm lượng vitamin C trong lá hồng đứng vị trí cao nhất trong số các loại rau quả.
Chú ý: 1. Lá hồng uống có vị đắng, có tính rít, không thích hợp khi đang bị táo bón. 2. Uống trà cùng với lá hồng sẽ rất hiệu quả trong việc thanh nhiệt, lợi tiểu, nhuận phổi, ngừng ho. Ngoài ra nó còn có thể trị phù thũng do viêm thận mãn tính, viêm phổi, say nắng, cảm nắng. Nếu quen có thể uống trà chung với lá hồng.
Nước hoàng tinh
Nguyên liệu: Hoàng tinh 10g, đường trắng lượng thích hợp.
Cách chế biến: Hoàng tinh rửa sạch, thái nhuyễn rồi cho vào ly. Đổ nước sôi và cho một ít đường vào khuấy lên, đợi 3 – 5 phút rồi uống. Mỗi ngày uống một lần.
Công hiệu: Khỏe phổi, bổ thận, giảm béo, hạ huyết áp.
Chỉ định: Dùng cho các bệnh nhân cao huyết áp, mỡ cao trong máu, suy thận đau lưng.
Chú ý: Những người bị bệnh tiểu đường khi uống không nên cho đường; những người yếu tỳ, ho đờm hoặc trúng hàn tiêu chảy không nên uống.
Nước ngũ vị
Nguyên liệu: Phục linh, sơn tra mỗi loại 12g, bách hợp 10g, táo đỏ 10 quả, ngó sen 250g, một ít đường trắng.
Cách chế biến: Phục linh, sơn tra, ngó sen rửa sạch, thái miếng. Táo đỏ bỏ hột, bách hợp rửa sạch. Cho tất cả vào nồi, đổ nước vào và nấu trên lửa lớn. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa và nấu thêm 30 – 40 phút nữa. Bỏ bã lấy nước, cho vào một ít đường trắng, khuấy đều, uống nhiều lần.
Công hiệu: Dưỡng phổi, bổ tỳ, thanh nhiệt, tiêu đờm.
Chỉ định: Dùng cho những người phổi và dạ dày tích nhiệt dẫn đến ho đờm vàng, ho ra máu, ho đờm kèm theo ít máu, đau ngực, khó thở, phụ nữ đau bụng kinh, máu kinh ít, toàn thân nóng ran.
Thành phần dinh dưỡng: Bách hợp chứa tinh bột, protein, chất béo và colchicine có tác dụng chữa ho và chữa thở dốc. Ngó sen có chứa tinh bột, protein, alkaloid và vitamin.
Chú ý: Những người tỳ vị suy yếu hoặc bị tiêu chảy không nên uống.
Nước mật ong, gừng tươi
Nguyên liệu: Gừng tươi và mật ong mỗi loại lượng thích hợp.
Cách chế biến: Gừng tươi bỏ vỏ, rửa sạch, thái sợi, ép lấy nước. Trộn đều mật ong và nước gừng tươi theo tỉ lệ 2/ 1, hâm nóng rồi uống. Uống nhiều lần trong ngày.
Công hiệu: Tiêu mỡ, giảm béo, hòa vị ngưng nôn.
Chỉ định: Dùng cho người tỳ vị suy yếu, mang thai buồn nôn.
Chú ý: Người bị tiêu chảy, tỳ vị tích nhiệt không nên uống.
Nước mật ong, hoa mướp
Nguyên liệu: Hoa mướp 10g, mật ong 15g.
Cách chế biến: Hoa mướp rửa sạch, cho vào ly, đổ nước sôi vào, đậy nắp khoảng 10 phút. Cho mật ong vào khuấy đều. Mỗi ngày uống một lần.
Công hiệu: Thanh nhiệt, ngừng ho, hạ khí chữa suyễn.
Chỉ định: Dùng cho người bị các chứng bệnh do đờm nhiệt tích tụ dẫn đến ho đờm vàng, đau ngực, khó thở, tiểu ít, vàng, táo bón.
Chú ý: Những người bị tiêu chảy, tỳ vị yếu hàn không nên uống.
Để lại một bình luận