Trẻ bị nhiệt miệng và sốt là vấn đề là rất nhiều trẻ mắc phải, nhất là các trẻ sơ sinh. Vậy nguyên nhân bệnh này do đâu? Dấu hiệu và cách điều trị ra sao? Meosuckhoe.net sẽ bật mí cho bạn trong bài viết này.
1/ Nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng và sốt là gì?
Trẻ bị nhiệt miệng và sốt không giống như người lớn, với người lớn có thể tự khỏi nhiệt miệng sau 1 khoảng thời gian. Còn ở trẻ em nhất là trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng.
Nguyên nhân gây nên tình trạng này đó là:
- Bé bị nhiệt miệng và sốt có thể là do chấn thương trong khoang miệng như cắn nhầm vào môi, lưỡi, má hoặc ăn thức ăn quá cứng. Hay cũng có thể do việc vệ sinh răng miệng quá mạnh khiến cho nướu bị tổn thương gây nhiệt nướu
- Bé bị loét miệng và sốt do ăn thức ăn quá nóng khiến miệng bị bỏng gây loét, viêm nhiễm
- Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nhiệt miệng có thể là do trẻ có hệ miễn dịch yếu, dẫn dễ bị các vi khuẩn tấn công khi thay đổi thời tiết, giao mùa
- Bé bị viêm loét miệng họng do trẻ đang bị ốm, phải dùng thuốc để điều trị. Việc này sẽ khiến cho tuyến nước bọt bị giảm khả năng tiết nước của mình gây nên tình trạng khô họng, khô miệng. Vi khuẩn trong miệng sẽ dễ dàng phát triển hơn so với bình thường
- Trẻ bị nhiệt miệng và sốt bởi chế độ ăn uống hàng ngày không cân bằng và đủ chất dinh dưỡng. Thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin, sắt, kẽm, canxi sẽ làm cho bé bị vi khuẩn tấn công do sức đề kháng kém
2/ Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng và sốt
Tình trạng trẻ bị nhiệt miệng và sốt bố mẹ có thể dễ dàng nhận ra khi bé có những dấu hiệu sau đây:
- Trẻ khó chịu, quấy khóc, không chịu ăn uống vì miệng xuất hiện những nốt đỏ, viêm loét nên khi có thức ăn chạm vào sẽ gây đau, không chịu ăn uống
- Trẻ sơ sinh bị loét miệng còn có tình trạng miệng chảy nhiều nước miếng do không thể nào nuốt được nước bọt do cổ họng bị đau
- Trong miệng xuất hiện những nốt nhỏ màu trắng, bé bị nổi mụn nước sau đó bị vỡ ra và tạo thành những vết loét trong miệng
Hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ
- Miệng bé sẽ có mùi hôi dù bạn có vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ hàng ngày
- Trẻ có thể sốt nhẹ nhưng chuyển sang sốt cao hơn vào chiều tối và đêm
- Nướu bị sưng, đỏ bất thường, không có màu hồng nhạt như bình thường
Nếu trẻ không điều trị nhiệt miệng sớm có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn, sụt cân, ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn bên dưới nướu nếu nốt nhiệt xuất hiện ở lợi. Nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi thì bé sẽ quấy khóc nhiều vào ban đêm khiến cho mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và căng thẳng. Bởi vậy khi thấy dấu hiệu trẻ bị nhiệt miệng và sốt cần điều trị ngay cho bé.
3/ Cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh
Khi trẻ bị nhiệt miệng và sốt bố mẹ nên đưa bé đến các phòng khám hoặc các bệnh viện để thăm khám tránh việc mua thuốc tự ý bên ngoài rồi cho trẻ uống. Việc này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như hàm răng của bé.
Việc uống thuốc không đúng có thể làm cho bệnh của bé không thuyên giảm, làm bé nhờn thuốc nếu không được uống đúng liều lượng và ảnh hưởng đến dây thần kinh của bé nếu uống quá liều. Bởi vậy khi dùng thuốc kháng sinh cho bé cần có sự kê đơn của bác sĩ.
Trẻ uống thuốc nhiệt miệng cần có hướng dẫn của bác sĩ
Trước khi đưa trẻ đến các cơ sở khám thì bố mẹ có thể áp dụng những cách chữa bé bị loét miệng và sốt tại nhà đơn giản như sau:
- Sử dụng mật ong: Lấy tăm bông nhúng một chút mật ong rồi để lên vết nhiệt miệng của trẻ. Mật ong có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, giảm sưng rất tốt. Bởi vậy nên khi áp dụng 2 – 3 lần vết nhiệt miệng của trẻ sẽ đỡ. Nhưng không nên áp dụng cho nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi
- Cỏ mực – nhọ nồi: Được biết đến là thuốc chữa nhiệt hiệu quả nhất. Vì chúng có tác dụng kháng khuẩn, thanh nhiệt, giải độc. Bạn chỉ cần giã cây nhọ nồi rồi lấy nước đó thấm vào chỗ bị nhiệt của bé
- Gel nha đam: Có tác dụng giảm sưng, kháng viêm và diệt khuẩn và tạo thành một lớp mỏng bảo vệ chỗ nhiệt không tiếp tục bị vi khuẩn tấn công. Nên mẹ chỉ cần thấm một chút thịt nha đam lên miệng vết nhiệt của bé ngày 2 – 3 lần để thấy hiệu quả
Cây cỏ mực – nhọ nồi
Đồng thời bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước, chườm khăn nóng, mặc đồ thoáng mát để giảm sốt. Sau đó nên đưa bé đến các cơ sở nha khoa hoặc y tế để thăm khám. Và bố mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ bị nhiệt miệng và sốt:
- Nên uống nhiều nước ấm hoặc nước không đường như nước trái cây không đường, nước râu ngô…
- Nên ăn những thức ăn có tính chất giải nhiệt như chè sen, chè đỗ xanh, chè đỗ đen…
- Nên bổ sung cho bé nhiều vitamin, khoáng chất bằng cách cho bé ăn nhiều rau xanh, các thực phẩm nên được nấu lỏng, mềm, để bé dễ nuốt hơn
- Bổ sung cho bé các vi chất có lợi cho bé bằng cách cho ăn, uống thêm sữa chua, các loại thuốc bổ sung thêm men vi sinh.
Nên đưa trẻ bị nhiệt miệng và sốt đi khám càng sớm càng tốt, vì để lâu sẽ khiến vết nhiệt sưng tấy, lan rộng, áp xe vùng bị nhiệt và tình trạng nhiệt sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần. Hãy chú ý nhiều đến sức khỏe răng miệng của con, nếu con bạn đang có vấn đề về răng miệng hãy để lại câu hỏi hoặc gọi đến tổng đài 19006900 để được tư vấn miễn phí nhanh nhất.
Để lại một bình luận