Contents
- 1 Cháo sơn tra
- 2 Cháo hạt kê, củ từ
- 3 Cháo củ từ, táo
- 4 Cháo gừng, gạo tẻ
- 5 Cháo củ từ
Hôm nay Meosuckhoe.net sẽ giới thiệu cho bạn 5 loại cháo không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà còn làm thuốc giúp bạn có sức khỏe tốt hơn.
Cháo sơn tra
Nguyên liệu: 30g sơn tra (quả tươi thì gấp đôi), 50g gạo tẻ, 10g đường cát.
Cách chế biến: Nấu sôi sơn tra lấy nước cốt. Gạo tẻ vo sạch, đổ vừa nước, nấu sôi. Khi nước sôi, vặn lửa nhỏ để nấu thành cháo. Sau đó đổ nước sơn tra và đường cát vào, nấu sôi một lúc nữa. Công hiệu: Món cháo này chua ngọt, có công dụng rất tốt với chứng đầy bụng, khó tiêu, ứ đọng máu, làm giảm mỡ cao trong máu.
Chỉ định: Dùng cho những người ăn uống không tiêu, bụng trương, cứng, tiêu chảy, ợ chua.
Chú ý: Sơn tra nên chọn quả to, vỏ có màu đỏ, cơm dày. Những người bị bệnh tiểu đường hoặc lượng đường trong cơ thể khác thường thì khi nấu và khi ăn không nên cho đường. Cháo sơn tra vừa ngọt vừa chua, không nên ăn khi bụng đói, tránh bị cồn ruột.
Cháo hạt kê, củ từ
Nguyên liệu: 100g hạt kê, 100g củ từ, 5 quả táo đỏ.
Cách chế biến: Vo sạch hạt kê, táo bỏ vỏ, củ từ rửa sạch, thái lát. Cho hạt kê, củ từ và táo vào nồi, đổ nước vào, nấu sôi. Khi nước sôi, cho lửa nhỏ lại, nấu thành cháo loãng. Mỗi ngày dùng một lần.
Công hiệu: Cháo vừa có màu vàng, vừa có màu trắng, dễ ăn, có công dụng tốt cho dạ dày, lợi khí, giải khát, thông cổ, trị nhức mỏi.
Chỉ định: Thích hợp trị những người bị bệnh khó tiểu, bàng quang căng và đau.
Thành phần dinh dưỡng: Hạt kê chứa nhiều carotine, vi-tamin nhóm B và các khoáng chất như calci, phospho, sắt… Trong táo đỏ có chứa protein, chất béo, đường, acid hữu cơ và các khoáng chất như calci, phospho, sắt, vita-min B, C, P…
Chú ý: Hạt kê nên vo thật sạch, nhặt kỹ. Táo nên chọn táo đen. Cháo này mang tính ôn hòa, có thể dùng suốt năm chứ không hạn chế điều trị theo đợt.
Cháo củ từ, táo
Nguyên liệu: Củ từ và gạo nếp mỗi thứ 50g, táo đỏ 10 quả, hạt ý dĩ 20g, gừng tươi 3 lát, đường vàng 15g.
Cách chế biến: Gạo nếp và ý dĩ rửa sạch. Táo bỏ vỏ. Gừng tươi rửa sạch, thái sợi. Củ từ mài thành sợi. Cho gạo nếp, ý dĩ, táo vào nồi, đổ nước vào nấu sôi. Khi nước sôi, cho gừng tươi, củ từ vào nấu thành cháo. Sau khi cháo chín, cho vào ít đường vàng rồi bắc xuống. Mỗi ngày dùng một lần.
Công hiệu: Bổ tỳ. Chỉ định: Dùng cho những người tỳ bị thiếu hư, người bị bệnh phù thũng, khó tiểu, bụng trương, cứng, tiêu chảy, kém ăn.
Chú ý: Những người tỳ yếu không nên ăn nhiều, người bị táo bón nên kiên ăn.
Cháo gừng, gạo tẻ
Nguyên liệu: 100g củ từ tươi, 100g gạo tẻ.
Cách chế biến: Củ từ bỏ vỏ, rửa sạch, thái sợi. Gạo tẻ vo sạch, cho vào nồi, đổ nước vào, nấu sôi. Khi nước sôi, dùng lửa nhỏ nấu thành cháo loãng. Khi cháo chín, bỏ củ từ vào khuấy đều, đợi sôi một lúc thì tắt bếp. Mỗi ngày dùng một lần.
Công hiệu: Bổ tỳ, lợi thận.
Chỉ định: Dùng cho những người bị đau lưng, nhức chân do tỳ và thận thiếu hư, người bị mệt mỏi, sợ hãi.
Chú ý: Nên vo gạo ít, vì dễ mất vitamin. Gạo bị mốc không nên dùng. Tốt nhất nên chọn gạo sơ chế, không nên chọn gạo tinh chế.
Cháo củ từ
Nguyên liệu: Củ từ sống hoặc củ từ khô (100 – 150g), bột mì 100 – 150g, một ít hành, gừng và đường vàng.
Cách chế biến: Củ từ sống rửa sạch, giã nát. Nếu là củ từ khô thì mài nhuyễn. Hành, tỏi rửa sạch, băm nhuyễn. Trộn củ từ (đã giã nát hoặc mài nhuyễn) với bội mì, bỏ vào nồi nước nấu thành cháo đặc. Cho thêm hành, gừng, một ít đường vàng, sôi một lúc nữa là được. Mỗi ngày dùng một lần.
Công hiệu: Dưỡng tâm khí, bổ tỳ.
Chỉ định: Dùng cho những người tâm khí không đủ, hay hoảng hốt, hồi hộp, đổ mồ hôi trộm, tỳ suy yếu, ăn không ngon miệng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lị, nam bị di tinh, nữ bị ra khí hư…
Thành phần dinh dưỡng: Thành phần chủ yếu trong bột mì là tinh bột, ngoài ra còn có protein, đường, cellulose thô, một ít chất béo và vitamin B. Vì thế, bột mì nấu cùng với củ từ sẽ tạo thành một món cháo có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Chú ý: Món cháo này tốt nhất ăn khi trời nóng. Có thể dùng quanh năm, không hạn chế điều trị theo đợt.
Trả lời