Bài viết này sẽ giúp bạn có được những mẹo vặt chữa khô miệng và cách điều trị triệt để tình trạng này. Khi khô miệng, giảm tiết nước bọt làm cho bạn cảm thấy lúc nào cũng cảm thấy khát nước, nhất là vào trong những ngày hè nóng bức.
1/ Bệnh khô miệng là gì?
Trước khi có được những mẹo vặt chữa khô miệng thì bạn cần phải hiểu được bệnh khô miệng là gì? Nguyên nhân gây ra tình trạng này do đâu để có cách điều trị bệnh tốt nhất.
Bệnh khô miệng là tình trạng miệng bị khô, nước bọt tiết ra không đủ để làm ẩm miệng. Nó sẽ làm cho bạn cảm thấy khó chịu, khát nước, khô họng kể cả khi bạn vừa uống nước xong tình trạng này cũng không thuyên giảm.
Bệnh khô miệng do đâu?
Khi miệng không đủ lượng nước bọt cần thiết sẽ làm cho con người cảm thấy khó chịu, môi miệng, da đều khô và dễ dàng bị nứt nẻ, bong tróc ngay cả khi mùa hè. Và một số nguyên nhân chính gây nen tình trạng này đó là:
- Do chịu tác dụng phụ của thuốc:
Một số loại thuốc mà bạn thường hay sử dụng hàng ngày nếu không để ý đến thành phần và liều lượng sử dụng cũng sẽ gây ra tình trạng khô miệng. Thậm chí việc bạn sử dụng nước súc miệng có tính mài mòn hoặc nước muối đặc để súc miệng cũng gây ra bệnh khô miệng
- Do lão hóa
Không phải chỉ có làn da, xương là bị ảnh hưởng bởi tuổi già mà tuyến nước bọt cũng bị lão hóa khi lớn tuổi. Người càng lớn tuổi thì lượng nước bọt tiết ra càng ít vì vậy nên người già thường cảm thấy khô miệng nhiều hơn ở người trẻ.
- Do cơ thể suy nhược
Khi cơ thể bị suy nhược do sốt, mệt mỏi, tất cả mọi cơ quan trong cơ thể đều yếu đi trong đó có cả tuyến nước bọt. Hoặc cũng có thể do một số bệnh lý về răng miệng cũng khiến cho tuyến nước bọt giảm chức năng hơn bình thường. Lúc này những mẹo vặt chữa khô miệng là rất cần thiết để bạn khắc phục tình trạng này.
Cơ thể suy nhược gây khô miệng
- Tổn thương dây thần kinh gây nên bệnh khô miệng
Bất kỳ những tổn thương thần kinh ở đầu hay cổ đều có ảnh hưởng đến tuyến nước bọt. Vì vậy khi bạn cảm thấy đau đầu, mỏi cổ thì cũng rất dễ gây nên bệnh khô miệng.
- Do cơ thể bị nóng trong
Tuyến nước bọt bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sức khỏe của bạn, vì vậy khi cơ thể có nhiệt độ cao, mệt mỏi cũng làm cho nước bọt được tiết ra ít hơn hoặc tiết không đủ nhu cầu của bản thân.
Trên đây là một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng khô miệng khiến bạn cảm thấy khó chịu. Hãy cùng tìm cách chữa trị bệnh khô miệng bằng một số mẹo vặt sau đây.
2/ Các mẹo vặt chữa khô miệng tại nhà đơn giản
Để không làm cho bệnh khô miệng làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe và công việc của bạn thì bạn có thể áp dụng 7 mẹo vặt chữa khô miệng nhanh chóng sau đây:
- Bổ sung nước
Một trong những mẹo chữa khát nước đó là bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể. Vì theo các chuyên gia sức khỏe thì một trong những yếu tố chính gây nên tình trạng khô miệng là do mất nước. Bởi vậy việc cần uống đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày vừa giúp cơ thể khỏe mạnh vừa không gây nên tình trạng mất nước.
Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể
- Hạn chế một số thói quen xấu làm mất nước trong cơ thể
Một số thói quen xấu trong việc ăn uống hàng ngày cũng gây nên tình trạng khô miệng. Vậy nên một trong những mẹo vặt chữa khô miệng đó là việc kiểm soát lượng đồ ăn, thức uống mà bản thân nạp vào hàng ngày.
Những thực phẩm, thói quen bạn cần hạn chế đó là: đồ uống có caffein như trà, cà phê, một số đồ có chứa chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá… Cũng giống như các chất trên các thực phẩm có chứa nhiều đường cũng rất dễ làm cho cơ thể mất nước. Bởi vậy nên bạn cần kiểm soát tốt những thực phẩm ăn hàng ngày.
- Nhai kẹo cao su
Kẹo cao su sẽ làm cho tình trạng khô miệng của bạn không còn, vì trong một số kẹo có chứa xylitol giúp kích thích tuyến nước bọt tiết nước bọt làm tình trạng khô miệng giảm đi nhanh chóng.
- Sử dụng kẹo không đường
Một số kẹo không đường như viên ngậm, thuốc ho và một số loại kẹo được làm từ đường tinh luyện có thể kích thích tuyến nước bọt hoạt động.
Sử dụng kẹo không đường để kích thích tuyến nước bọt
- Nên dùng nước súc miệng không cồn
Nước súc miệng không cồn là một trong những mẹo vặt chữa khô miệng bạn nên áp dụng ngay kể cả khi không bị khô miệng. Nước súc miệng không còn có chứa xylitol sẽ kích thích việc tiết nước bọt trong khoang miệng.
Khi sử dụng nước súc miệng có cồn cũng giống như khi bạn dùng các thực phẩm có chứa chất kích thích vậy. Nếu sử dụng lâu dài nó sẽ gây khô miệng và không chỉ ảnh hưởng đến răng miệng mà còn ảnh hưởng đến họng của bạn nữa.
Đã có rất nhiều người sử dụng nước súc miệng có cồn thời gian dài rất dễ mắc các bệnh khô họng, khô mắt khô miệng.
- Áp dụng các thuốc chữa khô miệng bằng thảo dược
Nhiều loại thảo mộc có thể giúp cho miệng của bạn hết khô, vì vậy khi muốn hết khô miệng thì bạn có thể áp dụng một số thảo dược làm cho miệng tiết nước bọt tốt hơn. Một số thảo dược đó là gừng, nha đam, hạt ớt…
Chúng có tác dụng giữ ẩm cho khoang miệng, kích thích tiết nước bọt, giảm tình trạng khô miệng, khô họng.
- Cải thiện sức khỏe răng miệng
Một trong những mẹo vặt chữa khô miệng mà bạn không thể nào không kể đến đó là cải thiện lại cách chăm sóc răng miệng của bạn. Nên sử dụng kem đánh răng có chứa flour đánh răng ngày ít nhất 2 lần, thường xuyên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hết mảng bám, sử dụng nước súc miệng không cồn để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn có hại gây nên tình trạng hôi miệng.
Để có được sức khỏe răng miệng tốt nhất thì bạn nên tới nha khoa khám định kỳ kiểm tra răng miệng và tuyến nước bọt 6 tháng/1 lần. Như vậy khi phát hiện có những dấu hiệu khô miệng thì bác sĩ sẽ có biện pháp khắc phục cho bạn tốt nhất.
Đến nha khoa để thăm khám răng miệng thường xuyên
Ngoài ra bạn cũng cần chú ý đến các thực phẩm nạp vào cơ thể hàng ngày để tránh làm ảnh hưởng đến tuyến nước bọt. Như vậy mới đảm bảo được tình trạng khô miệng không diễn ra. Và bạn cũng cần chú ý đến việc sử dụng một số loại thuốc gây khô miệng đó là thuốc chống tăng huyết áp, thuốc ổn định nội tiết tố, thuốc kháng dị ứng histamine, thuốc giãn phế quản.
Trên đây là những mẹo vặt chữa khô miệng bạn có thể áp dụng nhưng bạn không nên quá lạm dụng chúng mà khi thấy cơ thể có tình trạng khô miệng kéo dài thì nên đến ngay cơ sở nha khoa để thăm khám.
Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề này bạn có thể gọi đến cho chúng tôi qua tổng đài 19006900 hoặc để lại câu hỏi ở dưới phần bình luận chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.
Để lại một bình luận