Cuộc thi nào cũng có người thẳng, kẻ thua, người đỗ, kẻ trượt. Vì vậy đừng kỳ thị, ghét bỏ con hay nói những lời động viên khích lệ con trong cuộc sống.
Một bà mẹ đến trung tâm và tâm sự với tôi, con gái bà lại thi trượt đại học, chỉ thiếu có một điểm duy nhất. Năm ngoái, Nga – con gái bà – đã dự thi và trượt do thiếu năm điểm. Nga không chịu khuất phục nên đã quyết tâm học lại.
Năm nay, con bé lại thi trượt, chỉ thiếu một điểm so với điểm chuẩn. Cô bé đã nằm ở nhà khóc suốt một tuần. Nhìn thấy con thất vọng, mẹ cũng không biết làm gì hơn, đành tìm đến trung tâm xin được trợ giúp. Những năm gần đây, ki thi đại học đã áp dụng theo phương án “ba chung” (chung đề, chung đợt, chung điểm) nhưng đối với nhiều sĩ tử, cánh cổng trường đại học vẫn còn rất xa vời.
Tất nhiên kì thi nào cũng có người đỗ, kẻ trượt, và nguyên nhân trượt đại học thì có rất nhiều: học tài thi phận, không chịu ôn luyện, không đủ khả năng thi đỗ, điều kiện kinh tế gia đình không cho phép…
Cho dù vì bất kì lý do nào mà con gái không thể tiếp tục học lên cao hơn, điều đầu tiên mẹ cần làm chính là nói với chúng: “Không được tự ti, không được từ bỏ. Dù con chỉ là một công nhân tầm thường cũng đừng tự coi thường bản thân. Chỉ cần có tinh thần trách nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ được giao, chúng ta hoàn toàn có thể ngẩng cao đầu vì đã có cống hiến cho xã hội”.
Đường đời có trăm ngàn ngã rẽ, không phải chỉ có con đường học đại học là duy nhất. Nhiều bạn bè của tôi đều chưa tốt nghiệp đại học nhưng họ vẫn là những người thành công. Hoàng – một người bạn tôi không thi đỗ đại học nên quyết định đi làm trong xưởng sản xuất kính của cha mình.
Trong quá trình làm việc, cậu không ngừng tìm tòi học hỏi, bổ sung kiến thức về lĩnh vực này. Dưới sự quản lí của Hoàng, từ một xưởng gia công với quy mô hơn chục nhân viên đã phát triển thành một công ty sản xuất với quy mô hàng ngàn nhân viên.
Một người bạn khác chỉ tốt nghiệp phổ thông nhưng đã cố gắng học tại chức, sau đó lấy được chứng chỉ và trở thành một luật sư nổi tiếng. Bạn có thể cho rằng, thành công của họ chỉ là ngẫu nhiên, bởi phần lớn người có học lực thấp phải làm những công việc nặng nhọc nhất với mức thu nhập ít nhất, tôi không phủ nhận thực tế này.
Nhưng dưới tác động của kinh tế thị trường, rất nhiều sinh viên sau khi ra trường vẫn phải làm những công việc nặng nhọc; chúng ta có thể bắt gặp nhiều bài báo với nội dung sinh viên sau khi ra trường làm bảo vệ, nhân viên bán vé, thậm chí cả lao công.
Điều này cho thấy, thi không đỗ đại học không phải là đã mất hết cơ hội. Mỗi ngành mỗi nghề đều có đặc thù riêng, cho dù nghề nghiệp của con không phải thuộc hàng “hot”, chúng ta cũng không nên tự ti, không được từ bỏ, không được coi thường bản thân và cho rằng mình tài hèn sức mọn. Chỉ cần làm được điều mình muốn, thực hiện được mục tiêu mình đã đặt ra, như vậy là đã thành công.
Trong cuộc sống không thể dự đoán trước được điều gì, thất bại nhất thời không thể là thước đo để đánh giá hết mọi chuyện. Cho dù bây giờ, bạn không sánh kịp những người người có điều kiện học đại học, nhưng chỉ cần cố gắng chăm chỉ, hoàn thành tốt công việc, tự phấn đấu… chắc chắn sẽ có ngày bạn được toại nguyện.
Muốn tự phấn đấu có rất nhiều cách, tham gia các lớp học tại chức, mua sách tự nghiên cứu, tham gia học những lớp năng khiếu như quay phim, chụp ảnh, cắm hoa… Tóm lại, điều quan trọng nhất cha mẹ nên làm là không được kì thị, bỏ cuộc, mà cần động viên con tìm kiếm những con đường mới dẫn tới thành công.
Để lại một bình luận