Contents
- 1 1/ Giữ “một cái đầu lạnh”
- 2 2/ Chuyển hướng sự chú ý
- 3 3/ Né tránh
- 4 4/ Phản ứng đúng mực
- 5 5/ Đặt mình vào vị trí của người khác
- 6 6/ Tự chọc cười chính mình
- 7 7/ Chăm lo tu dưỡng đạo đức
Trong học tập và cuộc sống, nếu có thái độ thay đổi thất thường, chắc chắn sẽ để lại ấn tượng không tốt cho người đối diện, thậm chí làm đổ vỡ các mối quan hệ xã hội. Sau khi việc đó xảy ra, trẻ thường cảm thấy hối hận, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được sự biến đổi tâm lí thất thường này.
Vì vậy, mẹ nên hướng dẫn con cách tự tiết chế tình cảm của bản thân, có như vậy các mối quan hệ xã hội mới có thể bền vững. Muốn hướng dẫn con cách tự điều tiết tình cảm của bản thân, cha mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây:
1/ Giữ “một cái đầu lạnh”
Nếu sự bực tức đang chuẩn bị bộc phát, nên cố gắng giữ bình tĩnh và nhìn nhận sự việc một cách lí trí, luôn tự nhắc nhở bản thân đây không phải là chốn không người, xung quanh có rất nhiều cặp mắt đang nhìn mình, không nên nổi giận, không được mất bình tĩnh. Giữ bình tĩnh là cách khống chế tình cảm có hiệu quả nhất.
2/ Chuyển hướng sự chú ý
Khi bị kích thích, đại não sẽ sản sinh ra hàng loạt phản ứng khác nhau. Lúc đó, có thể nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, xem phim hài hay tìm một chỗ vắng vẻ ngồi suy nghĩ để làm giảm sự bực tức. Ví dụ, khi trẻ bực mình đến nỗi sắp lớn tiếng với bạn bè, có thể khuyên trẻ nhìn ngắm phong cảnh ngoài cửa sổ để làm giảm kích thích trong đại não, giúp tâm trạng bình tĩnh trở lại.
3/ Né tránh
Khi tâm trạng thay đổi đến mức không thể tự khống chế, chúng ta có thể chủ động né tránh, coi như không nhìn, không nghe thấy gì. Trong nhiều trường hợp, né tránh cũng là cách giải quyết mâu thuẫn hữu hiệu.
4/ Phản ứng đúng mực
Khi bị đối xử không công bằng ở nơi đông người, không nên lớn tiếng mắng mỏ bởi nếu làm như vậy, người chịu thiệt thòi chắc chắn là chính mình. Chúng ta nên giữ bình tĩnh, không được có thành kiến, từ từ khiến đối phương hiểu được hành vi của họ đã đến giới hạn chịu đựng của mình, đồng thời nhẹ nhàng yêu cầu đối phương xin lỗi. Nếu đối phương vẫn tiếp tục cố chấp, chúng ta cũng không nên quá chấp nhặt, không để ý đến họ là cách xử lí hợp lí nhất.
5/ Đặt mình vào vị trí của người khác
Khi tâm trạng không vui, hãy thử suy nghĩ bằng nhiều góc độ khác nhau, nhiều lúc chúng ta sẽ hiểu được suy nghĩ và quan điểm của đối phương, nhận ra đó chẳng qua chỉ là một hiểu lầm, mâu thuẫn tự nhiên sẽ được hóa giải, các mối quan hệ xã hội sẽ được duy trì bền vững.
6/ Tự chọc cười chính mình
Khi bạn tức giận, có thể dùng cách tự đối thoại. Chúng ta có thể tự nói với mình: “Hôm nay mình bị sao vậy? Sao lại cư xử như một đứa trẻ thế này?”, “Sao phải chấp nhặt với cô ta chứ, đúng thật là!” Nhiều lúc, sự hài hước có tác dụng làm giảm sự bực tức.
7/ Chăm lo tu dưỡng đạo đức
Khi tâm trạng thay đổi thất thường, ngoài nguyên nhân từ môi trường bên ngoài, còn phải kể tới yếu tố tu dưỡng đạo đức. Vì vậy, chúng ta phải chú ý rèn luyện đạo đức, thường xuyên đọc sách về triết học, điều chỉnh tình cảm của bản thân, khi có thời gian có thể học đánh cờ, vẽ tranh hay học làm các đồ thủ công để rèn luyện tính kiên nhẫn, lâu dần sẽ hình thành được khả năng giữ bình tĩnh trước những sự kiện bất ngờ.
Để lại một bình luận