Răng chết tủy là gì? Răng chết tủy bị đau thì phải làm sao? Răng chết tủy có nên nhổ bỏ? Là những thắc mắc thường gặp của nhiều người hiện nay khi gặp phải tình trạng tủy răng chết. Trên thực tế, tình trạng tủy răng bị chết xuất hiện khá phổ biến. Gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và đời sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Vậy cách điều trị tủy răng chết như thế nào là hiệu quả? Hãy cùng theo dõi kĩ bài viết dưới đây nhé.
Răng bị chết tủy là gì? Chết tủy răng có nguy hiểm không?
Tủy răng là phần nằm sâu bên trong của thân răng, được bao bọc bên ngoài bởi 2 phần là men răng và ngà răng. Tủy chứa rất nhiều dây thần kinh, động mạch, tĩnh mạch và mao mạch bạch huyết của răng. Tủy răng mà tồn tại ở thân răng và chân răng được gọi là buồng tủy và ống tủy. Răng bị hỏng tủy là do chúng ta đã phớt lờ tình trạng viêm tủy răng trong một thời gian dài làm chết tủy răng. Làm cho những vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn, răng chết tủy ngả màu thành răng chết tủy bị đen và có mùi hôi khó chịu.
Tủy răng chết hay tủy bị hoại tử là khi bệnh nhân không còn cảm thấy đau trong một khoảng thời gian nào đó. Vì các dây thần kinh là giúp chúng ta cảm nhận được nhưng răng bị hỏng tủy thì dây thần kinh cũng không còn hoạt động. Triệu chứng đau nhức cũng mất hẳn đi nhưng phần tủy răng chết vẫn nằm đó và có khả năng nảy sinh thêm những biến chứng khác rất cao.
Răng chết tủy phải làm sao?
Theo các bác sĩ tại Nha khoa OZE, việc nhổ răng phải được bác sĩ thăm khám và cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định nhổ bỏ. Thông thường chỉ nên nhổ răng chết tủy bị đau để bảo vệ các răng bên cạnh khi chúng không còn khả năng ăn nhai như răng thật. Nghĩa là chúng không còn chức năng hữu ích gì nữa. Trái lại, nếu như răng đã chết tủy nhưng bác sĩ cho rằng vẫn còn có thể cứu chữa bằng một số kỹ thuật nha khoa. Thì bạn có thể bảo tồn chiếc răng của mình trong khoảng thời gian lên đến 10-15 năm.
Tuy nhiên, sau khi nhổ răng xong thì bạn phải nên trồng lại răng mới sớm bằng các phương pháp như: làm cầu răng sứ, cấy ghép Implant,… để đảm bảo sức ăn nhai cho hàm răng và tính thẩm mỹ. Nếu có điều kiện thì bạn nên chọn trồng răng Implant để có thể khôi phục răng mất toàn diện nhất hiện nay.
Cách bước điều trị tủy răng chết
Răng sâu chết tủy phải làm sao? Răng chết tủy bị đau làm sao để khắc phục? Là những vấn đề khó để người dân giải đáp. Thông thường, bác sĩ sẽ dùng cách loại bỏ các mô tủy hư trước. Sau đó tạo hình và trám răng chết tủy lại để bảo vệ răng an toàn. Thay vì nhổ bỏ răng thì kỹ thuật này có thể giúp khách hàng bảo tồn răng đã mất đi hiệu quả. Quy trình điều trị tủy răng chết tại Nha khoa OZE chúng tôi như sau:
Bước 1: Thăm khám và chụp X – Quang cho tủy răng chết
Trước tiên, bác sĩ sẽ nhanh chóng thăm khám và chụp X quang cho bệnh nhân. Để xác định chính xác tình trạng và mức độ của tủy răng chết như thế nào, mức độ nặng hay nhẹ. Đồng thời xác định được chiều dài của ống tủy răng để lên kế hoạch điều trị tủy chi tiết và phù hợp nhất.
Bước 2: Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ và gây tê cho bệnh nhân
Sau khi khám xong, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch răng miệng nhanh chóng. Để đảm bảo an toàn hơn trong quá trình điều trị, loại bỏ các ổ vi khuẩn có hại và các tác nhân gây nhiễm trùng đối với răng. Tiếp đến là khâu gây tê cho bênh nhân cảm thấy thoải mái và yên tâm trong suốt quá trình điều trị.
Bước 3: Lắp đặt đế cao su
Bước tiếp theo trong quy trình, bác sĩ sẽ tiến hành đặt đế cao su ôm sát vào răng. Bước này rất quan trọng vì mục đích ngăn chặn các hóa chất không bị rơi rớt vào đường tiêu hóa trong quá trình điều trị tủy răng chết làm hại đến sức khỏe bệnh nhân.
Bước 4: Tiến hành lấy tủy cho bệnh nhân
Trong bước này, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để mở một đường trên bề mặt răng thông vào ống tủy. Hút sạch tủy răng chết ra ngoài phần răng. Sau đó, tạo hình ống tủy và lấp đầy buồng tủy trống bằng các vật liệu chuyên dụng có tại Nha khoa OZE.
Bước 5: Trám bít ống tuỷ
Trám bít lại phần ống tủy, kiểm tra lại một lần nữa xem thành quả của chiếc răng đã ổn định chưa. Các tủy răng chết đã lấy hết ra chưa và cấu hình của chiếc răng đã đủ thẩm mỹ chưa.
Nhổ răng chết tủy có đau không?
Trong trường hợp không thể điều trị bằng cách lấy tủy răng chết ra ngoài thì bắt buộc bạn phải tìm đến phương pháp nhổ đi chiếc răng bị hư tủy răng đó. Và nhổ tủy răng chết có đau không là nỗi trăn trở của nhiều bệnh nhân. Việc nhổ răng đã lấy tủy sẽ không gây đau nhức là chưa hẳn bởi thực tế răng vẫn nằm trên nướu và trong xương hàm. Khi tiến hành nhổ răng vẫn sẽ tác động khá nhiều đến các bộ phận quanh răng và chắc chắn bạn sẽ bị đau.
Nhưng khi nhổ răng chết tủy bị đau cũng còn quyết định bởi đội ngũ y bác sĩ hỗ trợ cho bạn. Nếu bác sĩ có đủ tay nghề, đủ kinh nghiệm thì khả năng bị đau cũng sẽ được giảm thiểu. Bên cạnh đó, khi điều trị tại Nha khoa OZE bạn sẽ được hỗ trợ tiêm thuốc tê, đây cũng là phương pháp hiệu quả và cần thiết đối với những bệnh nhân sợ đau.
Kết luận
Trên đây, Nha khoa OZE đã chia sẻ chi tiết về vấn đề “răng chết tủy là gì? Nhổ răng chết tủy có gây ra cảm giác đau không”. Hy vọng những thông tin đầy đủ này sẽ hữu ích cho bạn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe hàm răng của mình. Nếu như bạn cần tư vấn thêm về bất cứ vấn đề liên quan đến răng miệng như: chết tủy răng hàm, chết tủy răng khôn,.. thì bạn có thể gọi đến chúng tôi để được giải đáp tận tình.
Để lại một bình luận