Răng cấm trẻ em có thay không? Chắc hẳn đây là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh thắc mắc bởi răng sữa và răng vĩnh viễn sẽ có vai trò khác nhau. Nếu bạn đang quan tâm và tìm hiểu cấu tạo và vị trí răng ở trẻ em, hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế 108 tìm hiểu thêm về vấn đề này ở bài viết dưới đây.
Cấu tạo và vị trí răng trẻ em
Răng sữa
Khi trẻ được 5-6 tháng tuổi đến 3 tuổi, trẻ cơ bản đã hoàn thiện được hàm răng sữa gồm 20 chiếc. Cụ thể là 4 răng cửa ở giữa, 4 răng cửa bên cạnh, 4 răng nanh và 8 răng hàm ở 2 hàm.
Với cung hàm 20 răng, trẻ có thể ăn nhai tốt hơn và qua đó, trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng được nhiều và dễ dàng hơn. Đồng thời, hàm răng sữa lúc này còn có tác dụng hỗ trợ trẻ phát âm tiếng rõ hơn. Hơn nữa, ở giai đoạn này xương hàm của trẻ phát triển mạnh mẽ kết hợp lực kích thích trong quá trình nhai, nghiền nát thức ăn, xương hàm phát triển ổn định và hài hòa khuôn mặt.
Lúc này, các bậc phụ huynh cần vệ sinh răng sữa của bé cẩn thận, sạch sẽ. Đến 6 tuổi, trẻ bắt đầu giai đoạn thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn.
Răng vĩnh viễn
Răng vĩnh viễn sẽ gồm đầy đủ 32 chiếc răng: 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa ở bên cạnh răng cửa, 16 răng hàm và 4 răng khôn số 8. Thông thường, khi trẻ 12 tuổi, cung hàm sẽ có khoảng 28 răng vĩnh viễn. Răng khôn sẽ mọc muộn hơn từ 17 đến 25 tuổi, thậm chí là muộn hơn.
Răng vĩnh viễn cũng như tên gọi của nó, là hệ răng không thay thế bằng tự nhiên được của con người. Do đó, mọi người cần phải vệ sinh răng miệng cẩn thận để duy trì sự tồn tại răng vĩnh viễn. Điều này giúp đảm bảo chức năng nhai nghiền thức ăn của răng, đảm bảo tính thẩm mỹ và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm từ việc mất răng đem lại.
Răng cấm sữa có thay không?
Chúng ta vừa tìm hiểu xong cấu tạo và vị trí hàm răng con người, vậy “răng cấm là răng gì?”.
Răng cấm trẻ em là răng hàm số 6 và số 7 hay còn có tên gọi là răng cối lớn số 6, số 7. Đây là răng hàm vĩnh viễn được mọc từ khi trẻ lên 6 tuổi. Răng cấm trẻ em có thay không? Việc thay thế răng cấm là điều không thể do đây là răng vĩnh viễn, không có 1 chiếc răng nào có chức năng tương tự để thay thế. Ngoài ra, răng hàm số 6, số 7 liên kết chặt chẽ với hệ thống dây thần kinh nên việc đụng chạm, nhổ bỏ cũng có thể gây ra nguy hại nhất định đến sức khỏe răng miệng.
Răng cấm là răng mọc 1 lần rồi mãi mãi, điều này khác với những chiếc răng khác trong cung hàm là đã có sự thay thế răng sữa trước khi mọc thành răng vĩnh viễn. Các bậc phụ huynh có thể xác định răng cấm bằng cách xác định vị trí răng số 6 và số 7 phía bên trong cung hàm để chăm sóc cẩn thận hơn. Bởi đáp án cho câu hỏi “răng cấm ở trẻ em có thay không?” chắc chắn là không.
Cũng chính vì thế, các bậc phụ huynh cần quan tâm và chăm sóc răng miệng trẻ cẩn thận để trẻ luôn có hàm răng khỏe đẹp.
Cần chú ý gì khi vệ sinh răng miệng cho trẻ?
Các bậc phụ huynh vừa tìm ra câu trả lời răng cấm trẻ em có thay không và chắc hẳn đang băn khoăn cách vệ sinh răng miệng cho trẻ. Để giúp trẻ mãi luôn có 1 nụ cười tươi, bố mẹ cần:
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ từ khi còn nhỏ: Nếu trẻ dưới 1 tuổi, các mẹ có thể làm sạch nướu của trẻ bằng khăn ẩm. Lớn hơn 1 chút từ 2 tuổi trở lên, hãy dạy trẻ thói quen đánh răng hàng ngày. Điều này sẽ làm hạn chế các vấn đề sâu răng, sún răng ở trẻ.
- Chọn loại bàn chải hợp lý: Lưu ý một số điều như kích thước bàn chải, loại lông bàn chải cần lông mềm tơ để không làm ảnh hưởng đến răng lợi của trẻ. Hướng dẫn trẻ cách đánh răng đúng cách, đảm bảo làm sạch răng và không tổn thương răng lợi.
- Lựa chọn loại kem đánh răng phù hợp từng độ tuổi trẻ. Đối trẻ nhỏ tuổi việc sử dụng chung kem đánh răng của bố mẹ cũng có thể làm ảnh hưởng đến men răng của trẻ. Do đó, hãy lựa chọn loại kem đánh răng phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Việc sử dụng kem đánh răng chung của bố mẹ có thể khiến trẻ nuốt phải Fluor, nếu tích tụ lâu dài sẽ gây các tổn thương cho men răng.
- Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có tính sát khuẩn tốt. Do đó, sau khi đánh răng xong, trẻ nên sử dụng nước muối súc miệng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Để an toàn, các bậc phụ huynh nên pha loãng nước muối 1:9 ( 1 lít nước và 9g muối) hoặc mua nước muối sinh lý. Không được nuốt nước muối sau khi vừa súc miệng xong.
Kết luận
Ngoài việc trả lời “Răng cấm trẻ em có thay không?”, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm cách vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ. Hi vọng với những chia sẻ hữu ích bên trên giúp bạn có thêm kiến thức về răng cấm trẻ em. Liên hệ Nha Khoa Quốc Tế 108 để được tư vấn và hỗ trợ các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng.
Để lại một bình luận