Tác hại của nong hàm là gì? Có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Nên thực hiện nong hàm hay nhổ răng để bảo vệ sức khỏe luôn là vấn đề được nhiều “đồng niềng” quan tâm. Những thắc mắc này của bạn sẽ được chuyên gia nha khoa của chúng tôi giải đáp trong bài viết này.
1/ Nong hàm là gì? Khi nào cần thực hiện nong hàm?
Để giúp bạn biết được tác hại của nong hàm thì bạn cần hiểu được nong hàm là gì? Và có phải khi nào cũng cần thực hiện phương pháp này hay không. Nong hàm là kỹ thuật dùng dụng cụ chuyên biệt trong chỉnh nha để nới rộng khoảng cách giữa các răng, tạo điều kiện cho các răng di chuyển được dễ dàng hơn.
Nong hàm được áp dụng trong các trường hợp xương hàm quá nhỏ và khi áp dụng phương pháp này sẽ giúp bạn không cần phải nhổ răng mà vẫn có khung hàm cân đối để các răng di chuyển, giúp bạn có được kết quả tốt hơn khi không thực hiện.
Và phương pháp này được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Vòm hàm bị hẹp
Thông thường một người trưởng thành sẽ có từ 28 – 32 chiếc răng trên cung hàm, nếu cung hàm quá hẹp sẽ khiến có các răng mọc không đủ hoặc mọc đủ nhưng không có chỗ khiến chúng mọc chen chúc, lộn xộn làm hàm răng mất thẩm mỹ.
Lúc này để tạo khoảng trống cho các răng dịch chuyển về đúng vị trí các bác sĩ sẽ chỉ định nong để tăng kích thước hàm hoặc vừa áp dụng phương pháp nong hàm, vừa tiến hành nhổ răng để tạo khoảng trống cho các răng khác trên cung hàm.
- Hàm răng bị méo, lệch
Tình trạng hàm bị méo, lệch rất ít xảy ra và khi xảy ra nó sẽ rất phức tạp. Thường thì tình trạng méo lệch chỉ xuất hiện tại 1 hàm, còn hàm còn lại thì khá ổn. Bác sĩ lúc này để điều chỉnh lại khớp cắn cho khớp với nhau thì sẽ tiến hành nong hàm bị méo, lệch để nó khớp với hàm còn lại.
Thời gian để kéo hàm rộng ra và để định hình được khoảng trống mới sẽ cần mất khoảng thời gian từ 1 – 3 tháng. Sau khi nới hàm xong thì bạn mới có thể thực hiện được niềng răng.
Các loại khí cụ nong hàm được sử dụng hiện nay chia làm 2 loại là khí cụ nong hàm cố định và khí cụ tháo lắp. Nhưng được ưa chuộng và tin dùng nhất là khí cụ Twin block, bởi chúng cho kết quả nhanh hơn khi có thể di chuyển được toàn bộ ổ răng là không ảnh hưởng đến răng cửa, mở khẩu cái dễ dàng, nhẹ nhàng mà lại dễ dàng tháo lắp.
2/ Tác hại của nong hàm đến sức khỏe như thế nào?
Tác hại của nong hàm là gì? Liệu nong hàm có gây ra tác dụng phụ gì ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nong hàm thực chất không ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng của bạn nhưng trên thực tế nó vẫn gây ra cho bạn một vài khó chịu như sau:
Nong hàm sẽ kéo giãn khoảng cách giữa 2 xương khẩu cái và hình thành nên xương mới bằng các mô sụn. Do đó nó làm cho khuôn mặt của bạn bị to ra, nhất là ở phần gốc mũi nhưng bạn sẽ rất khó có thể phát hiện ra chúng bằng mắt thường. và việc mặt bị thay đổi to do còn phụ thuộc vào cấu trúc khuôn mặt nữa nên bạn có thẻ hoàn toàn yên tâm về vấn đề này.
Tác hại của nong hàm đến sức khỏe là gì?
Khi có một vật lạ xuất hiện trong khoang miệng sẽ làm bạn khó khăn hơn khi giao tiếp. Và gây nên tình trạng nói ngọng, tình trạng này xuất hiện nhiều ở trẻ em, cha mẹ nên chú ý để sửa tật nói ngọng này của con. Người lớn cũng gặp tình trạng phát âm khó giữa “n, l” nên cũng cần chú ý.
Mới nắp nong hàm bạn sẽ cảm thấy khó chịu nhẹ, vướng víu khi mới thực hiện xong, nhưng sau đó bạn sẽ cảm thấy bình thường, có thể ăn nhai, nói chuyện thoải mái. Và khi các khí cụ này làm nhiệm vụ nới rộng hàm thì bạn sẽ cảm thấy đau nhức hàm. Nhưng nó sẽ không ảnh hưởng nhiều mà ở trong khoảng sức khỏe mà bạn có thể chịu đựng được.
Khó khăn khi ăn nhai là vấn đề mà ai cũng gặp phải cả khi nong hàm và mỗi lần thực hiện siết dây cung. Bạn sẽ cảm thấy đau nhức, ê buốt trong những ngày đầu tiên khi ăn nhai, nhất là ăn những thực phẩm cứng. Bạn sẽ dần cảm thấy thoải mái, không còn khó chịu sau 1 tuần gắn nong hàm
3/ Một số lưu ý khi thực hiện nong hàm
Những ảnh hưởng cũng như tác hại của nong hàm đến sức khỏe là không có gì đáng lo ngại nếu bạn có chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng thật tốt. Khi thực hiện nong xương hàm thì bạn cần chú ý đến những vấn đề sau đây:
- Nên uống thuốc giảm đau trong những ngày đầu tiên theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để những cơn đau không làm phiền đến cuộc sống, công việc của bạn
- Khi thuốc không có tác dụng làm giảm cơn đau nhức của bạn thì bạn cần đến ngay nha khoa để thăm khám, các bác sĩ sẽ điều chỉnh lại lực của khí cụ cho bạn
- Tuyệt đối không dùng tay chạm vào khí cụ vì nó có thể làm cho vi khuẩn bám lại khí cụ gây viêm nhiễm cho răng và các mô mềm
- Nên cắt nhỏ các thực phẩm cứng, nhai chậm hoặc hạn chế ăn những đồ ăn dai cứng để không bắt răng làm việc quá nhiều dẫn đến mỏi hàm
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn
- Có chế độ ăn uống khoa học để không làm suy nhược cơ thể. Bạn có thể chia các bữa ăn hàng ngày thành nhiều bữa nhỏ hoặc thêm nhiều bữa phụ để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dướng cần thiết.
- Nên ăn những thực phẩm như sữa chua, sữa uống, các loại sinh tố hoa quả, cháo, súp để dễ nuốt hơn mà không bị khó chịu
- Luôn mang trong người một chiếc khăn nhỏ để lau nước bọt. Khi lắp nong hàm sẽ kích thích nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường nên cần vệ sinh miệng thật tốt
- Nên vệ sinh răng miệng mỗi ngày, nhất là sau khi ăn, dùng bàn chải chuyên dụng, bàn chải tăm nước, nước súc miệng để đảm bảo không còn thức ăn hay vi khuẩn còn sót lại trên nong hàm
- Đặc biệt cần chú ý vệ sinh những chỗ nong hàm tiếp xúc với viền nướu, các khe của khí cụ nong hàm và các vị trí vít nong
- Nên đến nha khoa thăm khám, vệ sinh răng miệng theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Việc này sẽ giúp bạn làm giảm các biến chứng hay những vấn đề phát sinh được khắc phục một cách nhanh chóng
Trên đây là những thông tin về phương pháp nong hàm và giải đáp thắc mắc tác hại của nong hàm đối với sức khỏe. Nếu vẫn còn các câu hỏi liên quan bạn có thể gọi đến tổng đài 19006900 hoặc để lại bình luận các chuyên viên nha khoa sẽ lập tức gọi điện lại cho bạn.
Để lại một bình luận