Nếu con có tính hiếu thắng, hay cạnh tranh và luôn muốn đứng trên mọi người thì mẹ cần chú ý chăm sóc và nói chuyện với trẻ. Không phải lúc nào cũng cần đứng trước mọi người. Thái độ tích cực với cuộc sống sẽ làm bé cảm thấy vui vẻ hơn.
(5) Tận dụng cơ hội, thay đổi hoàn cảnh.
Tính hiếu thắng sẽ xuất hiện trong điều kiện hoàn cảnh nhất định, vì vậy, chúng ta có thể thay đổi hoàn cảnh xung quanh, loại bỏ các yếu tố tiêu cực, để tính hiếu thắng phát huy tác dụng tích cực.
(6) Ý thức được mục tiêu, căn cứ vào hoàn cảnh để điều chỉnh khi cần thiết.
Nên chú ý phát huy hết ưu thế của mình, kiên định mục tiêu phấn đấu, toàn tâm toàn ý tập trung học tập. Nếu trong quá trình thực hiện, phát hiện mục tiêu không còn phù hợp với hoàn cảnh thực tế, có thể sửa đổi sao cho phù hợp nhất.
(7) Học cách biến áp lực thành động lực.
Thực ra, những kích thích sản sinh do tâm lí hiếu thắng và áp lực cũng có tác dụng thúc đẩy các nhân tố tích cực ẩn giấu trong mỗi con người. Nhiều trường hợp, những nhiệm vụ khó khăn thường được hoàn thành trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.
(8) Giải tỏa một cách hợp lí.
Khi gặp khó khăn, con người thường có tâm lí lo lắng, căng thẳng và cần được giải tỏa; cảm giác này nếu tích tụ quá lâu hoặc quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới sự cân bằng về mặt tinh thần. Trò chuyện, vận động, tập luyện thể thao, khóc, làm những việc mình thích… là những cách hữu hiệu giúp bạn giải tỏa áp lực.
Tính hiếu thắng không phải là xấu. Nếu không có khát vọng chiến thắng, không có chí tiến thủ, chúng ta sẽ không có động lực tiến về phía trước. Vì vậy, mẹ nên chỉ bảo con để tính hiếu thắng không trở thành yếu tố cản trở con đường trưởng thành của con, đồng thời cần dạy con phải tự tin và duy trì thái độ sống tích cực, luôn có sự chuẩn bị trước mọi khó khăn thử thách, nếu có thất bại cũng không nên quá buồn hay thất vọng, mà coi đó là một kinh nghiệm, một cơ hội để học hỏi.
Không khuất phục trước khó khăn, luôn tự tin và có thái độ sống tích cực là những điều kiện quan trọng giúp các bạn trẻ thành công.
Để lại một bình luận