Contents
- 1 Cháo trà trần
- 2 Cháo tỏi
- 3 Cháo khoai lang
- 4 Cháo sài hồ
- 5 Cháo trân châu
5 món cháo đơn giản với những nguyên liệu dễ tìm, dễ kiếm dưới đây sẽ giúp gia đình bạn có bữa ăn phong phú mà đầy đủ dưỡng chất.
Cháo trà trần
Nguyên liệu: Lá trà trần 10g, gạo tẻ 100g.
Cách chế biến: Gạo vo sạch. Cho lá trà trần vào nồi, nấu lấy nước cốt. Cho gạo vào nước trà trần, nấu thành cháo loãng. Mỗi ngày ăn một lần.
Công hiệu: Giúp tiêu hóa tốt, tiêu đờm, thanh nhiệt, ngưng kiết lỵ, giải sầu, giải khát, làm phấn chấn tinh thần.
Chỉ định: Dùng cho những người ăn uống không tiêu, ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, uống rượu quá nhiều, miệng khô, ngủ li bì, bị kiết lị.
Thành phần dinh dưỡng: Trong lá trà trần có chứa caf-feine, dầu dễ bay hơi, có tác dụng làm phấn chấn tinh thần, làm tan mệt mỏi, khỏe tim, lợi tiểu, giảm huyết áp, giảm béo, giúp tiêu hóa tốt, diệt khuẩn.
Sắc tố trà trần có thể điều tiết sự trao đổi chất béo, giảm mỡ cao trong máu; làm dãn nở động mạch vành, cải thiện cơ tim, phòng ngừa bệnh tim, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, xơ cứng động mạch não. Sắc tố trà còn có tác dụng hạ huyết áp, giảm béo, kém trí nhớ do lớn tuổi, di chứng sau khi bị trúng gió.
Chú ý: Những người bị mất ngủ, phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú không nên dùng. Khi bụng đói, đang bị táo bón và bị sốt không nên dùng. Những người bị viêm loét đường tiêu hóa hoặc đang dùng thuốc bổ như nhân sâm cũng không nên dùng.
Cháo tỏi
Nguyên liệu: Tỏi 10g, gạo tẻ 100g.
Cách chế biến: Gạo vo sạch. Tỏi bóc vỏ, bằm nhuyễn. Cho gạo và tỏi vào nồi nước nấu thành cháo đặc.
Công hiệu: Giảm mỡ cao trong máu.
Chỉ định: Dùng cho người bị bệnh mỡ cao trong máu.
Thành phần dinh dưỡng: Trong tỏi có chứa protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và các khoáng chất, có tác dụng thúc đẩy sự co bóp của bao tử tiết ra dịch vị. Chất glucozit trong tỏi có khả năng hạ huyết áp, chất dầu béo trong tỏi có khả năng giảm mỡ cao trong máu, phòng ngừa chứng xơ cứng động mạch.
Cháo khoai lang
Nguyên liệu: Khoai lang tươi 250g, gạo tẻ 100g, đường trắng lượng thích hợp.
Cách chế biến: Khoai lang rửa sạch, để cả vỏ thái nhỏ (nên chọn khoai ruột vàng, vỏ màu tím). Gạo vo sạch, cho vào nồi cùng với khoai lang, nấu thành cháo. Khi cháo chín, cho đường trắng vào, để sôi thêm một lúc.
Công hiệu: Bổ tỳ, khỏe dạ dày, dưỡng khí.
Chỉ định: Dùng cho những người bị thiếu vitamin A, bị quáng gà, đi cầu ra máu, táo bón.
Thành phần dinh dưỡng: Khoai lang có chứa tinh bột, đường, chất dịch nhờn, vitamin A. Tinh bột và cellulose thô chứa trong khoai lang sau khi ăn vào ruột sẽ giúp hấp thu một lượng nước lớn; gia tăng thể tích phân và nước tiểu, phòng ngừa táo bón; giảm phát sinh ung thư ruột; giúp ngăn cản lượng cholesterol quá nhiều trong máu, ngừa bệnh mỡ cao trong máu, xơ cứng động mạch, bệnh tim.
Chú ý: Khoai lang chứa một lượng đường rất lớn, vì thế người bị bệnh tiểu đường không nên ăn. Cháo khoai lang nên ăn lúc nóng để tránh bị acid pantoteic làm cồn ruột. Những người tỳ vị suy yếu thường xuyên không nên ăn để tránh bị trướng bụng.
Cháo sài hồ
Nguyên liệu: Sài hồ 10g, gạo tẻ 100g.
Cách chế biến: Sài hồ rửa sạch, nấu lấy nước cốt. Cho gạo đã vo sạch vào nồi nước, nấu thành cháo. Khi cháo chín, đổ nước cốt sài hồ vào, nấu sôi một lúc nữa. Mỗi ngày ăn 1 – 2 lần.
Công hiệu: Giải nhiệt, tăng dương khí, lọc gan, giải sầu.
Chỉ định: Dùng chữa các bệnh như sốt, cảm ngoài, chứng hàn nhiệt do thiếu dương, gan tích tụ khí dẫn đến ngực căng, đau, phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, khí hư bị đẩy xuống dẫn đến lòi dom, sa tử cung.
Thành phần dinh dưỡng: Trong sài hồ có chứa glucozit đen, dầu dễ bay hơi, cồn sài hồ và kiềm sinh vật có tác dụng an thần, giảm đau, giải nhiệt, hạ sốt và giảm ho hiệu quả.
Chú ý: Tính năng của sài hồ rất cao, vì thế những người âm bị hư tổn, dương ở gan tăng cao thì không nên dùng.
Cháo trân châu
Nguyên liệu: Trân châu 1g (hoặc trân châu mẫu 10g), gạo tẻ 100g.
Cách chế biến: Trân châu hoặc trân châu mẫu nghiền thành bột. Gạo vo sạch nấu cháo. Cháo chín, cho bột trân châu vào, đợi sôi thêm một lúc. Mỗi ngày ăn 1 – 2 lần.
Công hiệu: Bổ gan dưỡng dương, lọc gan, sáng mắt.
Chỉ định: Dùng cho những người gan bị thiếu âm, thừa dương dẫn đến đau đầu, chóng mặt, ù tai, buồn bực, lo lắng, mất ngủ, suy gan, mắt mờ, mắt đỏ hoặc bị đau mắt.
Thành phần dinh dưỡng: Trân châu chứa một lượng lớn calci cacbonate, một ít ocid magie, ocid nhôm và các acid amin như acid amoniac, acid leucine.
Để lại một bình luận