Viêm loét niêm mạc miệng là lớp bao phủ quanh vùng miệng và lưỡi. Tình trạng viêm loét niêm mạc miệng không nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và đau đớn. Sau đây là cách điều trị và phòng ngừa viêm loét niêm mạc lưỡi hiệu quả mà ai cũng nên biết.
Các biểu hiện của viêm loét niêm mạc miệng
Lở vòm miệng là lớp bao phủ xung quanh lưỡi và khoang miệng. Khi cơ quan này bị viêm loét sẽ gây đau đớn cho người bệnh trong quá trình giao tiếp và ăn uống. Viêm loét niêm mạc miệng thường có màu hồng nhạt nhưng khi bị viêm loét nặng sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm đi kèm những biểu hiện như chảy máu, sưng đỏ, thậm chí là gây mủ ở bên trong khoang miệng.
Khi bị viêm loét niêm mạc miệng, người bệnh thường trải qua những giai đoạn bao gồm:
- Giai đoạn đầu: Vùng viêm loét niêm mạc má xuất hiện 1 hoặc nhiều đốm nhỏ màu đỏ hồng với kích thước 1 đến 2mm. Lúc này, người bệnh sẽ có các dấu hiệu như đau đầu, sau đó các nốt viêm loét này sẽ dần lớn và nổi gồ lên, bên trong xuất hiện nhiều đốm trắng nhợt kèm theo chảy dịch tiết.
- Giai đoạn phát triển: Khi những nốt viêm loét niêm mạc miệng lan rộng sẽ hình thành nên những đốm to với kích thước khoảng 2-3mm. Nếu không được điều trị kịp thời thì những mảng loét này sẽ bị hoại tử, gây ra tình trạng viêm toàn khoang miệng.
Viêm loét có thể bị ở các vị trí trong má hoặc nằm ở hàm trên, hàm dưới, lưỡi, môi mà bạn có biết.
Nguyên nhân tái phát bệnh viêm loét niêm mạc là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét niêm mạc má, trong đó có các nguyên nhân chính được liệt kê như sau:
Loét niêm mạc miệng do gặp chấn thương
- Những trường hợp bỏng nhiệt do thức ăn quá nóng, miệng bị tổn thương thường xảy ra ở cung răng hàm trên hoặc ở vòm miệng.
- Người bệnh bị đánh, té hoặc ngã xe.
- Lỗi thực hiện các thủ thuật nha khoa bao gồm nhổ răng, trám răng, lắp răng giả bị hở, răng bị mẻ,…
- Trẻ em bị tổn thương do va chạm với các vật nhọn như bút, đũa, kem,…
- Sự tác động của các chất hóa học như nước vôi, nước súc miệng, axit quá đậm đặc, sử dụng kem đánh răng nhưng không súc miệng kỹ,…
Viêm loét niêm mạc miệng lưỡi do vi khuẩn gây ra
Có rất nhiều vi khuẩn gây ra viêm loét niêm mạc ở miệng và hoại tử cấp tính quanh ổ răng. Bệnh thường gặp ở những đối tượng thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng kém, người bệnh bị suy nhược, mệt mỏi, người hút thuốc hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách.
Bị nhiễm Virus
Nhiễm virus Herpes là nguyên nhân chính gây nên viêm loét niêm mạc má, bệnh có các triệu chứng dễ dàng nhận biết như: Mụn nước lan rộng tạo thành các vết loét, bệnh thường gặp ở mép, môi, sốt, nổi hạch, đau ở vị trí mọc mụn nước, viêm họng,…
Bên cạnh đó, thì viêm loét niêm mạc ở vùng miệng còn bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố, yếu tố di truyền, dị ứng thức ăn hoặc các thành phần của thuốc chữa bệnh, người bệnh tự miễn,…
Nguyên tắc khi điều trị viêm loét niêm mạc
Nguyên tắc chung khi điều trị viêm loét niêm mạc ở vùng miệng bao gồm:
- Tìm hiểu, điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Thuốc tại chỗ và sử dụng nước súc miệng
Trong đó, việc điều trị các rối loạn cụ thể và hạn chế sử dụng bất kỳ chất nào hoặc thuốc gây bệnh. Nước súc miệng có chứa ethanol cũng có thể gây viêm miệng và không nên sử dụng chúng. Bệnh nhân loét niêm mạc miệng cần vệ sinh răng miệng cẩn thận, sử dụng bàn chải mềm, súc miệng nước muối có thể ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát.
Đa số các trường hợp viêm loét niêm mạc miệng là không cần điều trị và có thể tự khỏi sau khoảng 14 ngày. Nếu có chủ yếu là điều trị giảm đau vì đau khiến bệnh nhân khó chịu, ăn uống không ngon. Ngoài ra, các biện pháp điều trị tại nhà còn bao gồm: Sử dụng thuốc tê, các lớp phủ bảo vệ, các biện pháp vật lý và thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Cách điều trị loét niêm mạc miệng tại nhà
Nếu chắc chắn viêm không phải do vi khuẩn gây ra thì có thể xử lý như sau:
- Súc miệng và nhổ sau các bữa ăn bằng dexamethasone elixir 0,5 mg/5mL
- Bôi paste 0,1% triamcinolone chứa các thành phần làm giảm cơn đau nhức.
- Xoa amlexanox lên vết lở vòm miệng bằng các đầu ngón tay.
Nếu đã thử các phương pháp trên nhưng tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm, hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra cũng như chỉ ra biện pháp điều trị hữu ích nhất.
Biện pháp phòng tránh bệnh lở miệng hàm trên
Bệnh tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân.
- Không sử dụng các loại thức ăn cay nóng, thuốc dị ứng và gây viêm loét niêm mạc miệng.
- Tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Ăn uống đủ chất, đặc biệt là các loại thức ăn chứa nhiều các vitamin C, PP, B6, B12,…
- Học cách chăm sóc và giữ gìn vệ sinh răng miệng. Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ ít nhất 2 lần / 1 năm.
- Đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu của bệnh.
Với những thông tin Nha Khoa Quốc Tế 108 chia sẻ ở trên, hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh viêm loét niêm mạc miệng cũng như các nguyên nhân, cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. Do vậy, khi có dấu hiệu của bệnh, bạn cần đến ngay trung tâm y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Để lại một bình luận