Ngủ dậy bị khô miệng sau mỗi buổi sáng sẽ khiến bạn khó chịu, mệt mỏi, cơ thể luôn trong tình trạng khát nước. Và nguyên nhân gây nên tình trạng này là do cơ thể thiếu nước, tổn thương dây thần kinh, tuổi tác… Nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy hãy tìm hiểu ngay tình trạng này qua những thông tin trong bài viết.
1/ Ngủ dậy bị khô miệng nguyên nhân do đâu?
Ngủ dậy bị khô miệng sau mỗi buổi sáng hoặc sau mỗi khi thức dậy khiến bạn luôn trong tình trạng khát nước. Nó làm cho bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và nguyên nhân là do sự điều tiết nước bọt trong khoang miệng bị suy giảm.
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi điều tiết bất thường này là gì?
- Do cơ thể thiếu nước: Khi bạn không cung cấp đủ nước trong 1 ngày sẽ khiến cho việc trao đổi chất, bài tiết trong cơ thể bị ngừng trệ. Lúc này tất cả lượng nước được cung cấp cho cơ thể đều được sử dụng cho các quá trình này nên dẫn đến tuyến nước bọt trong khoang miệng không đủ nước để làm nhiệm vụ của mình
- Một số thuốc trong quá trình điều trị, hóa trị sẽ làm cho bạn mỗi buổi sáng ngủ dậy hay bị khô miệng
- Thói quen ngủ thở bằng miệng cũng là nguyên nhân khiến bạn gặp tình trạng sáng ngủ dậy bị khô miệng
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ngủ dậy bị khô miệng?
- Một số bệnh lý toàn thân như trào ngược dạ dày, tiểu đường cũng là nguyên nhân khiến tuyến nước bọt trong khoang miệng bị “cạn kiệt”
- Do tuổi tác: Những người cao tuổi thường hay dùng nhiều thuốc và các hệ bài tiết của cơ thể bị suy giảm dẫn đến tình trạng khô miệng sau khi thức giấc
- Tổn thương dây thần kinh: Những tác động vào dây thần kinh ở não bộ và ổ cô có thể làm cho việc tiết nước bọt bị gián đoạn dẫn đến tình trạng khô miệng
- Sử dụng thuốc lá thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến tuyến nước bọt, bởi vậy nên bạn sẽ thấy khô miệng nhất là vào ban đêm
- Phụ nữ mang thai hay mãn kinh thường thay đổi lượng hoocmon có trong cơ thể
2/ Hay bị khô miệng khi ngủ dậy có nguy hiểm không?
Ngủ dậy bị khô miệng và có mùi hôi thường bị mọi người không quá quan tâm và chú ý đến. Và coi nhẹ những triệu chứng mà cơ thể đang ngầm báo hiệu. Vậy bị khô miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Nước bọt trong khoang miệng giúp chúng ta có thể cảm nhận được mùi vị của thức ăn, tiêu hóa tốt hơn và đặc biệt nó còn làm trung hòa các axit của thức ăn có trong khoang miệng. Nước bọt còn làm ngăn ngừa và hình thành mảng bám trên răng giúp cho các vi khuẩn không thể tiếp tục tấn công men răng và nướu.
Khi không cung cấp đủ lượng nước bọt cần thiết cho khoang miệng thì sẽ dẫn đến tình trạng miệng có mùi hôi và gây ra một số bệnh lý như:
- Các bệnh lý về dạ dày như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, viêm loét dạ dày…
- Gây nên các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu, mảng bám nhiều trên răng
Gây nên tình trạng miệng miệng có mùi hôi khó chịu
- Gây nên tình trạng hôi miệng kéo dài và ngày càng nặng ngay cả khi không ngủ hay ăn uống bất cứ thực phẩm gì
- Gây ra một số dị vật trong họng, các bệnh lý về hô hấp nếu tiếp tục thở bằng miệng và làm khô họng
3/ Mẹo vặt chữa khô miệng sau khi ngủ dậy
Có rất nhiều cách để điều trị tình trạng ngủ dậy bị khô miệng, nhưng việc đầu tiên bạn cần làm là đến các cơ sở nha khoa để thăm khám, xác định được nguyên nhân gây ra là gì từ đó có phương pháp điều trị thích hợp. Tùy vào mỗi nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị như sau:
- Chữa các bệnh lý răng miệng gây nên tình trạng khô miệng: điều trị răng sâu, viêm tủy, viêm nướu, lấy cao răng…
- Nếu nguyên nhân do tác dụng phụ của thuốc thì bác sĩ cần phải xem xét để giảm lượng thuốc dùng cho bệnh nhân hoặc kê thuốc khác không gây nên tình trạng khô miệng
- Cho bệnh nhân đeo khay có chứa flour hoặc bổ sung thêm chlorhexidine cho hàm răng để ngăn ngừa sâu răng
- Nếu tình trạng khô miệng nặng bác sĩ có thể kê cho bạn một số thuốc uống để kích thích tuyến nước bọt tiết nhiều hơn như pilocarpine, cevimeline, hydroxyethyl cellulose…
Bổ sung đủ nước cho cơ thể để tuyến nước bọt được hoạt động tốt hơn
Ngoài ra để khắc phục tình trạng ngủ dậy bị khô miệng thì bạn có thể áp dụng một số mẹo tại nhà như sau, để giúp tuyến nước bọt được phát triển tốt hơn:
- Uống nhiều nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp tuyến nước bọt được hoạt động tốt hơn. Ngoài ra trong bữa ăn bạn có thể bổ sung thêm bằng cách ăn nhiều loại trái cây chứa nước, uống sữa, các thực phẩm được nấu lỏng…
- Nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, cafein, axit, đặc biệt không nên ăn những món ăn quá mặn, cay
- Tránh dùng các chất kích thích có trong thực phẩm, thuốc lá, rượu bia vì chúng có thể gây khô miệng và kích ứng với họng
- Điều trị chứng ngủ ngáy và thở bằng miệng bằng cách trước khi ngủ nên thư giãn để cho cơ thể, hệ thần kinh được thoải mái như nghe nhạc nhẹ, tập yoga, ngồi thiền, đọc sách…
- Vệ sinh răng miệng khoa học, đúng cách như dùng bàn chải lông mềm, kem đánh răng có chứa flour,dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hết thức ăn thừa trong khoang miệng
- Sau mỗi bữa ăn để kích thích tuyến nước bọt tiết ra như nhai kẹo cao su, kẹo dẻo không đường hoặc dùng chanh để chà lưỡi, giúp cho miệng không còn mùi hôi lại làm nước bọt tiết ra nhiều hơn
- Nếu tình trạng thở bằng miệng không được khắc phục thì bạn nên tăng độ ẩm trong phòng khi đi ngủ bằng cách đặt một chậu nước ấm trong phòng hoặc dùng máy phụ sương để tạo độ ẩm giúp khi thở bằng miệng không bị quá khô họng
- Để kích thích nước bọt tiết ra thì bạn có thể dùng những nguyên liệu tự nhiên để kích thích nước bọt như dùng lô hội súc miệng mỗi ngày, uống trà gừng hoặc gừng băm nhỏ để nước bọt được tiết ra tốt hơn
Đến nha khoa khám răng miệng định kỳ để bảo vệ răng miệng
Để bảo vệ tốt nhất sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa tình trạng hay bị khô miệng mỗi buổi sáng thì bạn nên tới nha khoa khám răng miệng định kỳ 6 tháng/1 lần.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn biết được nguyên nhân, cách điều trị tình trạng ngủ dậy bị khô miệng. Nếu vẫn còn các câu hỏi liên quan cần giải đáp có thể gọi đến cho chúng tôi qua số hotline 19006900 hoặc để lại Comment mọi thắc mắc sẽ được giải đáp ngay lập tức.
Để lại một bình luận