Contents
- 1 Cháo đỗ trọng, củ từ
- 2 Cháo hạch đào
- 3 Cháo lá hẹ
- 4 Cháo gừng
- 5 Cháo cẩu kỷ tử
- 6 Cháo hạt đậu
- 7 Cháo hạt đậu, mè đen
Cháo được biết đến là món ăn vô cùng dễ nấu và dễ ăn. Khi bạn biết kết hợp các thực phẩm vào với nhau thì đó chính là món ăn bổ dưỡng hàng ngày tốt cho cơ thể. Các công thức nấu cháo bổ dưỡng dưới đây là minh chứng cho việc này.
Cháo đỗ trọng, củ từ
Nguyên liệu: Đỗ trọng 10g, củ từ 30g, gạo nếp 50g.
Cách chế biến: Gạo nếp rửa sạch, củ từ thái miếng. Đỗ trọng dùng vải gói lại, thả vào nồi cùng với củ từ và gạo nếp. Đổ nước vào nồi, nấu thành cháo đặc, cháo chín bỏ gói đỗ trọng ra. Mỗi ngày ăn một lần.
Công hiệu: Bổ thận, lợi khí, giảm béo, hạ huyết áp.
Chỉ định: Dùng cho những người tỳ, thận suy yếu dẫn đến tiêu chảy liên tục.
Chú ý: Đang bị táo bón, âm suy hỏa thịnh, hoặc bị thái quá chức năng tình dục không nên dùng.
Cháo hạch đào
Nguyên liệu: Nhân hạch đào 60g, gạo tẻ 100g, một ít đường trắng.
Cách chế biến: Nhân hạch đào rang chín, nghiền nát. Cho gạo vào nồi nước, nấu thành cháo. Khi cháo chín, cho đường trắng và nhân hạch đào vào, đợi sôi một lúc. Mỗi ngày ăn một lần.
Công hiệu: Khỏe thận, bổ não, tiêu mỡ, giảm béo.
Chỉ định: Dùng cho những người bị xơ cứng động mạch não, teo não, mất trí nhớ do lớn tuổi, thần kinh suy nhược và bị nổi hạch đường tiểu.
Chú ý: Những người đang bị tiêu chảy, âm suy hỏa thịnh, ho đờm do nhiệt không nên dùng. Nhân hạch đào có tác dụng chống sự nổi hạch, ăn cháo thường xuyên có thể trị được bệnh di tinh và nổi hạch đường tiểu.
Cháo lá hẹ
Nguyên liệu: Lá hẹ 30g, gạo tẻ 100g.
Cách chế biến: Lá hẹ rửa sạch, thái khúc. Gạo rửa sạch, cho vào nồi nước nấu thành cháo. Khi cháo chín, thả lá hẹ vào, đợi sôi thêm một lúc. Mỗi ngày ăn hai lần vào buổi sáng và tối.
Công hiệu: Trị khí, tan bầm, ngưng đau.
Chỉ định: Dùng cho những chứng bệnh cao huyết áp, bệnh tim, đau thắt cơ tim.
Chú ý: Những người âm suy do nhiệt, bị mụn lở loét hoặc bị đau mắt không nên dùng. Lá hẹ còn gọi là “cỏ tráng dương”, vì vậy, người bị thái quá chức năng tình dục không nên dùng.
Cháo gừng
Nguyên liệu: Gừng tươi 10g, gạo tẻ 100g.
Cách chế biến: Gừng tươi rửa sạch, giã nát. Cho gạo vào nồi, đổ vào vừa nước nấu sôi. Khi nước sôi, thả gừng vào và nấu thành cháo loãng. Ăn một lần vào mỗi buổi sáng.
Công hiệu: Bổ tỳ vị, tan phong hàn, giảm mỡ cao trong máu.
Chỉ định: Dùng cho những người bị yếu hàn, đau bao tử, da nứt nẻ, lạnh tay chân và bị chứng mỡ cao trong máu.
Chú ý: Người bị phong nhiệt cảm mạo hoặc tỳ vị tích nhiệt không nên dùng.
Cháo cẩu kỷ tử
Nguyên liệu: Cẩu kỷ tử 30g, gạo tẻ 100g.
Cách chế biến: Gạo vo sạch, cẩu kỷ tử rửa sạch. Cho gạo và cẩu kỷ tử vào nồi nước, nấu trên lửa lớn. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa cho cháo chín nhừ. Mỗi ngày ăn hai lần vào bữa sáng và tối.
Công hiệu: Khỏe thận, bổ máu, dưỡng âm, sáng mắt.
Chỉ định: Dùng cho người thận bị thiếu âm, tinh huyết không đủ dẫn đến thị lực kém, nhìn không rõ, lưng và đầu gối nhức mỏi, tay chân yếu.
Chú ý: Những người ngoại tà thực nhiệt, tỳ suy tiêu chảy không nên dùng.
Cháo hạt đậu
Nguyên liệu: Hạt dâu 20g, gạo tẻ 50g, một ít đường phèn.
Cách chế biến: Hạt đậu rửa sạch, đường phèn đập nhỏ. Gạo vo sạch, cho vào nồi nước nấu sôi trên lửa lớn. Khi nước sôi, cho hạt đậu vào và bớt lửa. Đợi cháo chín thì cho đường phèn vào, nấu sôi thêm một lúc. Mỗi ngày ăn một lần.
Công hiệu: Dưỡng âm, bổ máu, nhuận tràng, thông tiện.
Chỉ định: Dùng cho những người gan, thận suy yếu dẫn đến váng đầu chóng mặt, nhìn không rõ, ù tai, lưng đau, gối mỏi, tóc bạc sớm, ruột khô táo bón.
Thành phần dinh dưỡng: Hạt đậu có chứa đường, tannin, acid malic, vitamin A, B, C, acid nicotinic, acid linoleic, có tác dụng bảo vệ mạch máu, giảm mỡ cao trong máu, ngăn ngừa xơ cứng động mạch.
Chú ý: Người đang bị tiêu chảy hoặc đang bị bệnh tiểu đường không nên dùng. Hạt đậu, khi nấu nên chọn loại to, dày cùi, có màu đỏ tía.
Cháo hạt đậu, mè đen
Nguyên liệu: Hạt đậu, mè đen mỗi thứ 60g, gạo tẻ 30g, đường trắng lượng thích hợp.
Cách chế biến: Hạt đậu, mè đen rửa sạch, gạo tẻ vo sạch. Giã nát tất cả thành một hỗn hợp dẻo. Đổ ba chén nước vào nồi, nấu trên lửa lớn. Khi nước sôi, cho đường vào. Khi đường tan mới cho hỗn hợp trên vào, nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn một lần.
Công hiệu: Bổ âm thanh nhiệt, giảm mỡ cao trong máu.
Chỉ định: Dùng cho những người âm dịch suy yếu, ruột khô táo bón và bị chứng mỡ cao trong máu.
Để lại một bình luận