Lở môi hay còn gọi nhiệt miệng là một trong những bệnh lý liên quan đến răng miệng thường gặp. Nguyên nhân chính có phải là do nóng trong ? Hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế 108 tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị môi lở loét hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Lở môi là bệnh gì?
Lở môi là 1 bệnh lý liên quan đến răng miệng do virus herpes simplex gây ra. Môi bị lở sẽ xuất hiện các vết loét màu trắng ở gần miệng (lở môi dưới, bị lở môi trong) và trên mặt. Một số trường hợp, vết lở môi xuất hiện ở ngón tay, mũi và bên trong khoang miệng.
Chính vì thế, bệnh lở môi thường bị nhầm lẫn bệnh bị lở miệng ở môi. Lở môi có thể lây lan sang người khác thông qua tiếp xúc gần như hôn.
Nguyên nhân bị lở môi
Nguyên nhân chính gây ra lở môi là virus herpes simplex. Có 2 loại herpes simplex, loại 1 gây ra các vết lở loét môi trong khi loại 2 gây ra mụn rộp ở bộ phận sinh dục.
Tuy nhiên, trên thực tế, 2 loại virus này có hình dạng tương đồng nhau. Do đó, HSV-1 cũng có thể gây vết loét tại bộ phận sinh dục và HSV-2 cũng có thể làm loét ở miệng.
Các vết lở môi dễ lây lan ngay cả khi mắt thường không nhìn thấy. Sử dụng chung mỹ phẩm, thức ăn hay tiếp xúc gần như hôn với người bị bệnh thì đều có thể bị nhiễm virus herpes.
Triệu chứng lở loét môi
Bệnh nhân sẽ cảm nhận được các dấu hiệu như ngứa râm ran, nóng rát môi trước khi vết lở môi xuất hiện. Nếu để các vết lở kéo dài hình thành cơn đau, vết lở sưng tấy đỏ, chạm vào sẽ thấy đau. Môi bị lở loét có thể tự lành sau 2 tuần nếu được chăm sóc và tránh các kích ứng từ bên ngoài.
Nếu tình trạng lở loét môi biến chứng, trở nên nặng hơn, người bệnh có thể sẽ thấy sốt, đau cơ hoặc thậm chí sưng hạch bạch huyết. Đặc biệt, lở miệng có những triệu chứng giống nhiễm trùng do virus herpes simplex. Herpes có thể làm mất thị lực vĩnh viễn, do đó, nếu bạn gặp các triệu chứng bất thường nên tìm gặp ngay bác sĩ để chẩn đoán bệnh chính xác.
Các giai đoạn bị lở ở môi
Lở môi sẽ trải qua 5 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Cảm thấy ngứa râm ran, nóng rát tại vị trí loét 24h trước khi bọng nước vỡ ra và hình thành loét.
– Giai đoạn 2: Các bọng nước (đốm trắng tròn to từ 1-2mm) xuất hiện.
– Giai đoạn 3: Các bọng nước này phát triển, vỡ ra hình thành các vết loét.
– Giai đoạn 4: Các vết loét đóng vảy. Người bệnh có thể cảm thấy vết lở ngứa và nứt.
– Giai đoạn 5: Vết lở bong ra.
Biến chứng của lở môi
Lở môi nếu để kéo dài, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm do cơ thể chưa xây dựng hệ thống bảo vệ, chống lại sự xâm nhập của virus. Đặc biệt, trẻ nhỏ khi bị môi lở loét sẽ có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn nhận thấy các triệu chứng sau:
- Sốt cao kéo dài, không hạ sốt.
- Khó thở.
- Mắt đỏ, không có dịch mắt.
Biến chứng có thể trở nên nguy hiểm hơn ở những người bị bệnh chàm hoặc người bị suy giảm miễn dịch như ung thư, AIDS.
Điều trị môi lở loét
Thuốc mỡ và kem
Sử dụng các thuốc mỡ kháng virus như penciclovir (Denavir) sẽ giúp kiểm soát cơn đau và thúc đẩy quá trình đóng vẩy vết lở môi. Thuốc mỡ sẽ có tác dụng lớn nhất khi vừa xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên. Bôi thuốc mỡ 5-6 lần/ngày trong 4-5 ngày liên tiếp.
Docosanol (Abreva) là 1 loại kem bôi có thể ngăn chặn thời gian bùng phát của bệnh. Bôi liên tục nhiều lần mỗi ngày để có tác dụng.
Thuốc
Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ kê đơn, hướng dẫn bạn sử dụng các loại thuốc kháng virus như acyclovir (Zovirax), valacyclovir (Valtrex) và famciclovir (Famvir). Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để đem lại kết quả tốt nhất. Tuyệt đối không tự ý mua hay sử dụng thuốc ngoài có thể làm mất tác dụng hoặc gây phản ứng phụ, nguy hiểm cho cơ thể.
Các biện pháp khác
Bạn có thể làm dịu cơn đau của lở loét môi bằng cách chườm đá. Ngoài ra, sử dụng son dưỡng có tinh chất từ quả chanh hoặc gel nha đam có tác dụng làm dịu vết lở môi.
Thường xuyên uống bổ sung lysine để làm giảm sự lây lan, phát tán virus đối với những người tiếp xúc gần.
Sử dụng các sản phẩm chưa Witch hazel. Đây là 1 hoạt chất làm khô và chữa lành các vết lở môi nhanh chóng, làm dịu cơn đau và cảm giác khó chịu. Ngoài ra, các nhà khoa học còn chứng minh witch hazel có khả năng kháng virus và ngăn chặn sự lây lan mầm bệnh.
Để an toàn cho bản thân và mọi người trước bệnh lở môi, mọi người nên hạn chế chia sẻ các vật dụng riêng như son môi, dụng cụ ăn uống nếu có nguy cơ mầm bệnh. Nếu nhận thấy các triệu chứng môi lở loét, hãy liên hệ ngay Nha Khoa Quốc Tế 108 để được hướng dẫn và điều trị đúng cách.
Để lại một bình luận