Nhiệt miệng ở môi là một bệnh lý nha khoa thường gặp không giới hạn tuổi tác, ai cũng có thể gặp phải. Hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế 108 tìm hiểu nguyên nhân nhiệt miệng và cách chữa bệnh lý này hiệu quả mà đơn giản.
Nhiệt miệng ở môi là gì?
Nhiệt miệng ở môi hay còn gọi là loét miệng. Đây là 1 vết loét nhỏ, tròn và nông phát triển ở các mô mềm như bên trong má hoặc môi, dưới lưỡi, nướu. Các vết loét có thể tự lành từ sau 7 đến 10 ngày và không để lại sẹo.
Bị nhiệt miệng ở môi khác với herpes ở môi, những vết loét không xuất hiện trên bề mặt của môi và lây lân các vùng bị bệnh. Mặc dù bệnh lý về răng miệng này không gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng cũng ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, sinh hoạt của người bệnh.
Nguyên nhân bị nhiệt miệng ở môi
Theo quan niệm dân gian và được các mẹ truyền lại, nhiệt miệng ở môi là do nóng trong, ăn đồ cay nóng quá nhiều hoặc do phản ứng của cơ thể trước thời tiết nóng nực mùa hè. Tuy nhiên, y học hiện đại đã chứng minh có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của các vết loét :
- Hệ thống miễn dịch suy yếu.
- Căng thẳng.
- Thay đổi nội tiết tố.
- Tổn thương mô mềm do đánh răng quá mức, tai nạn khi chơi thể thao, vô tình cắn phải dẫn đến vết loét nặng thêm.
- Thiếu hụt trầm trọng Vitamin B12, kẽm, Axit Folic hoặc sắt.
- Phản ứng của cơ thể đối với 1 số vi khuẩn trong khoang miệng.
- Do vi khuẩn Helicobacter Pylori – 1 loại vi khuẩn gây ra loét dạ dày.
Triệu chứng của môi bị nhiệt miệng
Người bị nhiệt miệng ở môi sẽ thấy 1 hoặc nhiều đốm trắng to tròn từ 1 – 2mm trong các mô mềm như niêm mạc miệng, lưỡi. Sau vài ngày, đốm trắng to dần, vỡ ra tạo thành vết loét. Nếu gặp phải các kích thích, vết loét có thể phát triển tới 10mm làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày.
Vết nhiệt miệng nếu không tự lành mà phát triển nặng thành viêm cấp sẽ tấy đỏ. Người bệnh cảm thấy đau, sốt cao, nổi hạch và ăn uống khó khăn. Nhiệt miệng sẽ gây đau bởi các Enzym tiêu hóa và axit có trong khoang miệng phản ứng với vét loét.
Chữa nhiệt miệng ở môi
Thông thường, các vết nhiệt miệng ở môi sẽ tự khỏi mà không cần uống thuốc. Tuy nhiên, quá trình này có thể kéo dài đến 7-10 ngày để vết loét tự lành. Ngược lại, nếu vết loét kéo dài và nhiễm trùng có thể gây ra áp xe vùng miệng, viêm tấy cùng nhiều hệ quả khó lường khác.
Cách chữa nhiệt miệng ở môi
Dưới đây là 1 số cách giúp những người bị nhiệt miệng ở môi mau tự lành vết loét hơn:
- Súc miệng hoặc ngậm nước muối pha loãng. Nhờ tính sát khuẩn cao, nước muối sẽ tiêu diệt các vi khuẩn tại vết loét và làm chúng mau lành hơn.
- Súc miệng bằng nước cốt dừa. Các dưỡng chất có trong dầu dừa có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch khoang miệng, giúp vết loét nhanh lành.
- Sử dụng mật ong: Các thành phần trong mật ong có khả năng kháng khuẩn và chống viêm cực tốt. Chính vì thế, bôi mật ong lên vết loét 4 lần/ ngày sẽ làm giảm đau và kích thước của các vết nhiệt miệng.
- Sử dụng nước súc miệng: Hầu hết các loại nước súc miệng trên thị trường có tính sát khuẩn cao sẽ hỗ trợ tiêu diệt các mầm bệnh gây bệnh trong khoang miệng. Từ đó, thúc đẩy quá trình lành vết thương của nhiệt miệng.
Thực phẩm hỗ trợ chữa nhiệt miệng ở môi
Một số loại thực phẩm giúp làm giảm kích ứng vết loét nhiệt miệng. Bạn nên sử dụng thường xuyên để làm vết loét mau lành, giảm đau. Đây là những loại thực phẩm nhạt, tính mát bao gồm:
- Sữa và các loại thực phẩm làm từ sữa và pho mát
- Khoai tây nghiền
- Ngũ cốc nấu chín, mềm
- Trứng
- Súp nấu nhừ
- Bơ đậu phộng nguyên chất
Cách phòng ngừa nhiệt miệng ở môi
Nhiệt miệng ở môi có thể tái phát bất cứ lúc nào, bạn có thể áp dụng 1 số cách phòng ngừa đơn giản như sau:
- Cải thiện chế độ dinh dưỡng: Không tiêu thụ thức ăn chứa nhiều các kích ứng miệng của bạn như khoai tây chiên, bánh quy, thức ăn mặn, trái cây có tính kiềm/ axit, đồ cay nóng.
- Ăn nhiều hoa quả, rau và ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng thường xuyên ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là sau bữa ăn. Lựa chọn loại bàn chải lông mềm, tơ để không làm đau hay gây loét miệng.
- Giảm căng thẳng: Bởi vì loét miệng liên quan đến vấn đề căng thẳng, do đó, bạn nên ăn uống và nghỉ ngơi đều đặn để tránh bị stress.
- Uống thật nhiều nước, bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể.
Kết luận
Nhiệt miệng ở miệng không gây ra các biến chứng nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Hi vọng với những thông tin chia sẻ bên trên, bạn sẽ ngăn ngừa được bệnh lý về răng miệng này. Liên hệ Nha Khoa Quốc Tế 108 nếu bạn muốn được giải đáp các thắc mắc liên quan đến răng miệng.
Để lại một bình luận