Răng nanh là chiếc răng có hình dáng nhọn hơn các răng khác và vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Khi cười, chiếc răng nanh lộ ra giúp tạo nét duyên hơn cho gương mặt. Tuy nhiên, có một số trường hợp răng nanh mọc ngầm làm cho hàm răng trở nên mất thẩm mỹ và có phần nguy hiểm. Vậy chúng ta có nên nhổ răng nanh khi mọc ngầm không? Hãy cùng chung tôi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Sơ lược về răng nanh
Răng nanh là gì?
Răng nanh là một trong những răng quan trọng đối với mỗi người, có tên gọi khác trong nha khoa là răng số 3. Răng nanh nhìn bên ngoài có vẻ nhọn hơn so với các răng khác trong hàm, nó đảm nhiệm vai trò chủ đạo trong việc cắn xé thức ăn. Mỗi người sẽ có 4 răng nanh được chia đều mỗi hàm 2 răng, mọc về 4 cung hàm.
Có một câu hỏi được đặt ra là răng nanh có thay không? Có một điều bạn cần biết là các răng được hình thành từ đợt răng sữa mọc đầu tiên trong đó có răng nanh vì vậy mà nó có được thay. Độ tuổi thay răng nanh là từ 9-11 tuổi. Vì răng nanh là răng được mọc và được thay vĩnh viễn sau răng cửa, răng hàm nhỏ vì vậy mà chúng ta thường thấy chúng có xu hướng mọc chếch lên phía lợi, hay được gọi là răng khểnh.
Biểu hiện của mọc răng nanh
Đối với trẻ khi mọc răng nanh sẽ gây sốt, chán ăn, quấy khóc khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Vì vậy mà sẽ có nhiều người quan tâm là tình trạng sốt khi mọc răng có kéo dài hay không và có biến chứng gì không?
Việc mọc răng nanh sẽ diễn ra trong khoảng từ 2-3 tháng hoặc có thể lâu hơn. Điều này sẽ gây sốt nhẹ cho trẻ trong khoảng 3-4 ngày nhưng sau đó sẽ tự khỏi, các bậc cha mẹ không cần quá lo lắng về điều này
Răng nanh mọc ngầm
Có nên nhổ răng nanh mọc ngầm?
Khi bạn thấy răng nanh nằm trong xương hàm nhưng không mọc lộ ra ngoài xương hàm thì đó được gọi là răng nanh mọc ngầm hay còn gọi là răng nanh ngầm. Trong trường hợp này thì khi khám trên lâm sàng bác sĩ sẽ không thấy có răng số 3 nhưng khi chụp phim X-Quang mới thấy rõ được.
Tỷ lệ răng nanh mọc ngầm hiện nay có thể chiếm từ 2% đến 3% dân số và thường gặp ở nữ hơn ở nam. Hiện nay tỷ lệ răng nanh ngầm đứng thứ 2, chỉ sau tỷ lệ mọc răng khôn. Những người nằm trong trường hợp này thường băn khoăn răng nanh mọc ngầm có nên nhổ ? Dưới đây là những nguyên nhân và cách điều trị răng nanh mọc ngầm.
Lý do khiến răng nanh mọc ngầm
Nguyên nhân khiến răng nanh mọc ngầm hoặc mọc lệch rất phức tạp. Nguyên nhân thứ yếu có thể kể đến như: do di truyền, nội tiết, chất phóng xạ, khe môi hở, sự phát triển của vùng tiền hàm và xương hàm trên là khác nhau. Ngoài những nguyên do trên còn có một số nguyên nhân như chân răng hình thành chậm, răng bị chấn thương, các răng xô nhau làm mất khoảng trống cho răng nanh mọc, do nhổ răng quá sớm…
Để chẩn đoán răng nanh ngầm sẽ dựa vào kết quả khám lâm sàng của Bác sĩ và ảnh chụp Xquang. Khi khám trong miệng có thể biết được còn hoặc không còn răng nanh sữa nhưng sẽ không thấy răng nanh trưởng thành, mặc dù các răng trưởng thành khác đã mọc, sờ có thể thấy phồng ở trong vòm miệng.
Khám Xquang thông thường như cận chóp, Panorama phim sọ nghiêng chụp theo kỹ thuật từ xa, phim cắn, … là những việc rất cần thiết để đánh giá độ nguy hiểm và xác định vị trí của răng nanh, giúp dự đoán được khả năng mọc và để từ đó có được những hướng giải quyết thích hợp với từng trường hợp.
Răng nanh mọc ngầm có nên được nhổ?
Răng nanh đóng vai trò quan trọng trong hàm răng, vì vậy mà nếu không thăm khám, phát hiện và chữa trị đúng lúc thì sẽ để lại nhiều biến chứng như: mất nhiều khoảng, làm ảnh hưởng răng bên cạnh, dính khớp, lệch đường giữa… Tuy nhiên vì nó đảm nhiệm vai trò chính trong việc cắn xé thức ăn, nên ngoại trừ những trường hợp đặc biệt không còn giữ được nữa thì mới theo chỉ định của bác sĩ nhổ bỏ. Còn nếu trong trường hợp răng vẫn có thể giữ lại thì nên được điều trị kéo răng nanh ra ngoài để bảo tồn, sau đó lại đặt răng vào đúng vị trí của nó.
Nhổ răng nanh ngầm có nguy hiểm không?
Xã hội ngày càng phát triển, các thiết bị y tế, công nghệ ngày càng cao kết hợp với trình độ chuyên môn chuyên nghiệp của các bác sĩ nha khoa, thì giờ đây việc nhổ răng nanh hoàn toàn không nguy hiểm. Nó chỉ là một cuộc tiểu phẫu không ảnh hưởng đến các mô mềm xung quanh răng mà chỉ tác động đến chân răng mà thôi.
Tuy nhiên bạn cần tìm kiếm một bệnh viện hoặc trung tâm nha khoa có chất lượng và uy tín. Bởi nếu gặp phải địa chỉ nha khoa kém chất lượng, người phẫu thuật mà dùng lực bẩy quá mạnh sẽ làm tổn thương mô mềm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các răng khác và nướu.
Các bạn cũng không nên quá lo lắng vì trước khi nhổ răng, các bệnh nhân sẽ được kiểm tra tổng quan cơ thể, chụp phim X-quang để có thể dự đoán được những nguy cơ có thể xảy ra. Một số những vấn đề bạn có thể gặp phải khi nhổ răng là: đau nhức, sốc phản vệ, chảy máu quá nhiều, hoặc thậm chí có thể tử vong.
Nhổ răng nanh có ảnh hưởng gì không?
Thay răng nanh sữa là một điều tất yếu giúp thay răng vĩnh viễn mọc lên khỏe mạnh bình thường nên không gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ.
Trong trường hợp đặc biệt bắt buộc phải nhổ răng nanh vĩnh viễn, bạn cần xem xét cân nhắc kỹ lưỡng bởi chúng sẽ làm giảm khả năng cắn xé, nhai thức ăn và phát âm. Hơn nữa, khoảng trống sau nhổ của răng nanh sẽ làm xô lệch hàm răng, các răng bên cạnh bị nghiêng, tiêu xương, hóp mặt, lão hóa sớm… Vì vậy mà sau khi nhổ răng nanh xong, bạn cần trồng răng thay thế vào chỗ đó và có sự can thiệp của niềng răng theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa để răng không bị lệch và ngăn ngừa biến chứng sau này.
Khi điều trị răng nanh ngầm có thể gặp những biến chứng gì?
Các biến chứng khi điều trị răng nanh ngầm thường liên quan đến việc gắn mắc cài thất bại,làm tụt lợi, mất xương, đôi khi có thể có hiện tượng tiêu thân răng, tiêu các răng bên cạnh và dính khớp.
Răng nanh mọc ngầm cần được chẩn đoán sớm bởi đây là một trong những trường hợp bất thường về mọc răng mà chúng ta thương gặp phải. Răng nanh có vai trò quan trọng không những trong việc cắn xé thức ăn mà còn về mặt thẩm mỹ nên bạn cần cố gắng giữ răng nanh lại nếu có thể.Trong quá trình điều trị răng nanh cần kiểm soát chặt chẽ tình trạng nha chu, nên vệ sinh răng sạch sẽ để đạt được chất lượng thẩm mỹ sau khi kéo răng.
Quá trình điều trị răng nanh ngầm
Phẫu thuật bộc lộ răng ngầm: Phẫu thuật bộc lộ răng nanh ngầm là quá trình dùng kỹ thuật cao để lộ răng nanh ra ngoài. Quá trình này được áp dụng cho trường hợp răng mọc ngầm, mọc chậm, hoặc răng đang mọc lệch chỗ. Các nha sĩ sẽ sử dụng rất nhiều kỹ thuật phẫu thuật như cắt lợi, vạt đặt lại tại chỗ phía tiền đình, vạt trượt sang hai bên, vạt đẩy về phía cuống… Vì vậy, trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ cân nhắc, lựa chọn kỹ thuật thích hợp với từng trường hợp .
Sử dụng niềng răng và sắp xếp lại vị trí răng nanh trên cung hàm: Sau khi đã trải qua cuộc phẫu thuật bộc lộ răng, Bạn sẽ trải qua bước tiếp theo là niềng răng. Đây là bước chỉnh nha theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ nha khoa, làm cho răng mọc đúng vị trí của nó trên hàm răng và không làm co lợi viền. Bác sĩ chỉ tiến hành bộc lộ răng và sắp xếp lại răng khi đã tạo đủ khoảng trống cho răng nanh mọc
Hai cách nhổ răng nanh không đau
Nhổ răng sữa tại nhà an toàn
Đây là phương pháp nhổ răng đơn giản nhất, chỉ áp dụng đối với các bậc cha mẹ khi muốn thay răng sữa cho trẻ tại nhà. Khi đến tuổi thay răng khoảng từ 9-11 tuổi, răng của trẻ sẽ tự lung lay, nướu mềm nên người lớn có thể nhấc răng ra ngoài một cách đơn giản.
Một số phương pháp nhổ răng nanh sữa tại nhà các bậc cha mẹ có thể áp dụng tại nhà:
- Dùng chỉ nha khoa nhổ răng.
- Nhổ răng bằng lực của tay và sử dụng bông thấm máu.
- Nhổ răng nanh bằng lực của lưỡi.
Bên cạnh đó, để nhổ răng sữa tại nhà một cách an toàn, bạn cần dùng tay lung lay răng sữa nhiều lần và thường xuyên để chân răng tách dần ra khỏi phần nướu. Có một điều bạn cần chú ý là vệ sinh, khử trùng dụng cụ nhổ răng sạch sẽ, cầm máu đúng cách để không xảy ra bất kỳ biến chứng nào sau khi nhổ răng.
Nhổ răng nanh tại Nha Khoa Quốc Tế 108 (tiền thân là Nha khoa Quốc tế 108)
Các chuyên gia nha khoa khuyến cáo mọi người, bất kỳ đối tượng, độ tuổi nào nếu có răng nanh mọc ngầm, mọc lệch thì đều phải đến trung tâm nha khoa để được xử lý đúng cách. Vì nó sẽ không gây ra bất kỳ biến chứng nào cho bệnh nhân.
Tại Nha Khoa Quốc Tế 108, quá trình nhổ răng nanh được diễn ra theo quy trình an toàn và đúng chuẩn. Tất cả đều được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ từ hệ thống trang thiết bị hiện đại. Đảm bảo quá trình nhổ răng cho bệnh nhân nhanh chóng, an toàn và không bị đau:
- Bước 1: Thăm khám tổng quan khoang miệng
- Bước 2: Chụp phim X-quang toàn cảnh khoang miệng bệnh nhân
- Bước 3: Gây tê bằng hệ thống công nghệ cao
- Bước 4: Sử dụng công nghệ nhổ răng siêu âm để lấy chân răng ra khỏi xương hàm.
Hiện nay, đã có công nghệ nhổ răng siêu âm là một kỹ thuật nhổ răng nha khoa công nghệ cao, hạn chế được các dụng cụ y tế truyền thống vì vậy mà đang được rất nhiều người tiêu dùng yêu thức và sử dụng.
Hy vọng với những thông tin trên đây chúng tôi cung cấp về răng nanh, bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan về đặc điểm cũng như những trường hợp gặp phải về răng nanh ngầm.
Để lại một bình luận