Bé bị nhiệt miệng phải làm sao? Có lẽ rằng đây là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ thắc mắc. Đọc ngay bài viết này để “bỏ túi” phương pháp điều trị hiệu quả.
Nhiệt miệng là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Không những thế, bệnh còn lặp đi lặp lại nhiều lần khiến không ít quý phụ huynh lo lắng. Vậy, bé bị nhiệt miệng phải làm sao? Đọc ngay bài viết dưới đây để có được phương pháp điều trị và phòng tránh nhiệt miệng cho trẻ ngay tại nhà.
Bé bị nhiệt miệng phải làm sao?
Trẻ bị nhiệt miệng thường biếng ăn vì thức ăn vào vết loét gây đau, khó chịu. Tuy nhiên, mẹ không được để bé bị đói, cần tổ chức thức ăn phù hợp để bé tăng sức đề kháng, nhanh khỏi bệnh.
Mẹ có thể cho bé ăn những loại rau củ quả có công dụng giải nhiệt, hạ độc như: rau diếp cá, rau má, rau ngót, củ cải… Đặc biệt, cần cho trẻ uống nhiều hơn, vì tình trạng mất nước sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Tìm hiểu cụ thể về cách điều trị nhiệt miệng cho bé dưới đây.
Cách điều trị nhiệt miệng ở trẻ em đơn giản tại nhà
Bé bị nhiệt miệng phải làm sao? Để điều trị nhiệt miệng cho bé bạn thực hiện như sau:
- Dùng nước muối pha loãng cho trẻ súc miệng. Một ngày súc miệng ít nhất 4 lần cho đến khi những vết loét lành lại. Để làm giảm nhanh các triệu chứng, bạn có thể cho trẻ súc miệng bằng nước ép củ cải một ngày 3 lần.
- Con bị nhiệt miệng phải làm sao, chế biến thức ăn như thế nào để bé dễ ăn. Mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn, dạng lỏng để trẻ dễ nuốt. Đồng thời, lưu ý chế biến thức ăn thanh đạm.
- Hạn chế cho trẻ ăn mặn, ăn nóng, các loại hạt và khoai tây chiên. Bởi chúng dễ làm tổn thương nướu và các mô mềm trong miệng.
- Bé bị lở miệng phải làm sao? Nếu bé đau, quấy khóc thì bạn có thể dùng đá lạnh chườm vào vết loét.
- Lấy tăm bông thấm mật ong và thoa lên vùng loét miệng. Tuy nhiên, với phương pháp này tuyệt đối không được dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Cho trẻ nước nước ép cà chua, nước chanh, nước cam, nước bưởi… để cung cấp vitamin để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.
Lưu ý: Nếu áp dụng những cách trị lở miệng ở trẻ em này mà tình trạng của bé không có tiến triển thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị.
Đối với trường hợp trẻ bị loét miệng do loại siêu vi trùng hoặc nấm gây nên trong điều kiện chế độ dinh dưỡng không hợp lý, sẽ dẫn đến thiếu vitamin C, PP, B6, B2, kẽm và các yếu tố vi lượng khác. Bác sĩ sẽ cho bé thuốc bôi miệng có chứa kháng sinh, kháng nấm và chất sát trùng. Bé sẽ giảm dần triệu chứng và khỏi hẳn sau đó 4 – 5 ngày.
Biểu hiện nhiệt miệng ở trẻ sớm để điều trị nhanh nhất
Để điều trị nhiệt miệng tốt và sớm nhất bạn cần nắm được các biểu hiện nhiệt miệng ở trẻ. Trong giai đoạn đầu, trong miệng bé sẽ xuất hiện những vết đốm màu trắng, kích thước nhỏ chỉ từ 1 – 2mm.
Sau đó, chúng sẽ tăng kích thước lên khoảng 8 – 10mm. Những ngày sau đó sẽ vỡ bọc nước, gây ra tình trạng loét miệng. Những vết loét sẽ xuất hiện bên trong vùng miệng.
Khi ăn thức ăn mặn sẽ gây ra tình trạng đau nhức khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, chảy nhiều nước dãi, biếng ăn. Đối với những trẻ viêm loét nặng còn gây ra tình trạng nổi hạch ở cổ, sốt, nướu và răng có thể bị sưng đỏ, chảy máu.
Cách phân biệt nhiệt miệng và tay chân miệng ở trẻ
Trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao? Bệnh nhiệt miệng có giống với bệnh tay chân miệng hay không? Hiện nay, có rất nhiều trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Cũng chính vì vậy mà có không ít các bậc phụ huynh nhầm lẫn căn bệnh này và bệnh lý nhiệt miệng. Như đã đề cập ở trên, nhiệt miệng là những vết loét có hình tròn nằm trong vùng miệng của bé. Trong khi đó, trẻ bị tay chân miệng sẽ xuất hiện những mụn nước, loét đỏ ở miệng và lòng bàn tay, bàn chân.
Nhiều cha mẹ tỏ ra lo lắng không biết trẻ bị lở miệng phải làm sao, gây ra những vấn đề nào? Nhiệt miệng khiến trẻ đau đớn, ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt, tuy nhiên nó không lây nhiễm. Còn bệnh tay chân miệng lây nhiễm và không gây đau cho trẻ.
Cách phòng ngừa nhiệt miệng ở trẻ
Bé bị nhiệt miệng phải làm sao? Để phòng ngừa nhiệt miệng cho trẻ, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến những vấn đề sau:
- Cho con sử dụng kem đánh răng không có thành phần natri lauryl sunfat.
- Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày sạch sẽ. Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm cho bé, dạy bé đánh răng đúng cách, không dùng lực quá mạnh. Đối với những trẻ nhỏ hơn, mẹ có thể dùng rơ lưỡi để vệ sinh khoang miệng cho con. Mẹ cần lưu ý thực hiện cho con nhẹ nhàng.
- Để ý xem trẻ có dị ứng với loại thức ăn nào không, nếu có cần loại bỏ món ăn đó ra khỏi thực đơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ đủ các nhóm chất, đặc biệt bổ sung cho con rau xanh, trái cây, các loại hạt dinh dưỡng.
- Thiết lập thói quen sinh hoạt khoa học cho bé như: không ăn quá no, không thức khuya, nghỉ ngơi đúng giờ…
- Cho con súc miệng bằng nước muối pha loãng ấm mỗi ngày để làm sạch khoang miệng.
Kết luận
Như vậy, chúng tôi đã giúp các bậc phụ huynh có được câu trả lời cho câu hỏi bé bị nhiệt miệng phải làm sao. Nếu còn câu hỏi khác liên quan đến vấn đề răng miệng của trẻ muốn được Nha Khoa Quốc Tế 108 giải đáp hãy gửi về địa chỉ https://nhakhoaquocte108.com.
Để lại một bình luận