Mọc răng khôn là nỗi ác mộng của rất nhiều người bởi dù răng khôn mọc bình thường hay mọc lệch đều gây ra cảm giác đau đớn nhất định. Nhiều người lo lắng không biết nên làm gì khi bị đau răng khôn. Dưới đây là một số mẹo giúp giảm đau răng khôn hiệu quả tại nhà phổ biến nhất hiện nay.
Răng khôn là gì?
Răng khôn hay răng số 8 là những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của hàm. Răng khôn thường mọc ở độ tuổi 16-30 tuổi. Trong quá trình tiến hóa, vòm miệng của con người bé dần, không đủ chỗ cho những chiếc răng khôn. Do đó, răng khôn dễ bị mọc lệch, mọc chen vào những chiếc răng khác, gây sưng, đau đớn.
Trong nhiều trường hợp, răng khôn mọc ngầm, mọc lệch không được can thiệp kịp thời gây ra các biến chứng như sâu răng, viêm lợi, hôi miệng, hủy hoại xương và hàm răng… Vì vậy, răng khôn được xem là kẻ thù của nhiều người và hầu hết phải nhổ dù sớm hay muộn.
Răng khôn mọc gây đau nhức
Mọc răng khôn
Vì là chiếc răng cuối cùng mọc lên trên cung hàm nên vị trí dành cho chúng đã không còn nữa, có những trường hợp răng khôn “yên vị” mọc thẳng không ảnh hưởng đến ai và chúng sẽ giữ chức năng ăn nhai như những răng bình thường khác. Trường hợp này đau nhức khó chịu sẽ không xảy ra.
Trường hợp khác lại chen lấn vị trí với những chiếc răng kế cận để mọc lên, có những chiếc răng không thể ngoi lên được trên cung hàm, răng khôn mọc lệch sang những chiếc răng khác, cũng có khi nhú lên được một tí nhưng lại bị vướng chỉ mọc mấp mé phía bờ nướu, làm một phần của nướu đè lên và bao phủ lấy răng, bị che phủ càng khiến răng khôn không trồi lên được nên mọc ngầm trong cung hàm, gây ra tình trạng sưng viêm, mặc cho bạn có chăm sóc và vệ sinh răng miệng kỹ càng như thế nào đi nữa.
Đấy chính là nguyên nhân khiến người bệnh cảm nhận đau đớn khi, vì bởi mọc lệch mọc ngầm, gây nên trường hợp nướu răng bị sưng, xương hàm đau nhức, ảnh hưởng nhiều đến răng trên cung hàm và cả sức khỏe của cơ thể.
Biến chứng ở răng khôn
Răng khôn khi mọc không thẳng, mọc xô lệch thì gây đau răng cùng với những biến chứng khó lường. Đau răng khôn sẽ trở nên ác liệt hơn, ảnh hưởng đến việc nhai, cắn hoặc mở miệng.
Các biến chứng thường gặp như nhiễm khuẩn viêm lợi trùm, u nang xương hàm, sâu răng, rối loạn phản xạ và cảm giác. Các biến chứng này đều có khả năng rất dễ xảy ra nếu như tình trạng đau răng mọc răng khôn kéo dài.
Các bệnh về nướu
Không thể bỏ qua khả năng các bệnh về nướu, tuy tỉ lệ xảy ra không cao nhưng các bạn vẫn cần phải biết để phòng tránh. Vì vị trí và không gian của răng khôn là ở sâu trong miệng và rất hẹp, nhiều người sẽ không quan tâm lắm và vệ sinh không sạch sẽ, khiến cho các bệnh về nướu rất dễ xảy ra.
Phát triển nang răng
Khi răng khôn bị va chạm hoặc tác động mạnh, rất có khả năng nang răng được hình thành và gây tổn thương, đau nhức ở răng và xương hàm. Trường hợp này sẽ rất dễ bị nhầm lẫn giữa đau răng khôn hoặc bệnh lý răng miệng khác, vì khi hình thành nang răng rất khó để nhận biết.
Sâu răng
Vì năm trong sâu trong miệng và không gian chật hẹp nên rất khó vệ sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho các mảng bám vi khuẩn phát triển. Trường hợp sâu răng dẫn đến đau nhức là rất có thể xảy ra.
Sâu răng ở các vùng này rất dễ nhầm là đau răng khôn vì cảm giác đau nhức bao hàm cả một vùng rộng nên rất khó xác định. Sâu răng phát triển tại vùng này sẽ gây đau nhức kéo dài rất lâu và ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống.
Răng khôn có nên nhổ không?
Như vậy, chúng ta đã biết, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, không chỉ đau nhức mà còn gây ra nhiều biến chứng khác nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe con người nói chung: Viêm nướu, sâu răng, làm gãy những răng bên cạnh, u nang nhiễm trùng răng… Chính vì vậy, khi răng khôn mọc không đúng thế, không đủ chỗ cho răng khôn mọc thì nên đi kiểm tra và nhổ.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào cũng cần phải nhổ răng. Ví dụ như răng khôn mọc thẳng, không bị kẹt với nướu và mô, không bị sâu, không gây biến chứng thì không cần phải nhổ. Đối với trường hợp giữ lại răng khôn, chúng ta phải vệ sinh răng miệng đúng cách. Tốt nhất, khi mọc răng khôn, bạn nên đi đến cơ sở y khoa để chụp x-quang và bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn có nên nhổ răng hay không?
10 mẹo giảm đau răng khôn hiệu quả tại nhà
Giảm đau răng khôn bằng nước muối
Đôi khi những mảng vi khuẩn tích tụ làm hỏng phần răng xung quanh răng khôn là nguyên nhân gây ra triệu chứng đau răng khôn. Nước muối có đặc tính khử trùng tự nhiên, súc miệng bằng nước muối sẽ giúp bạn giảm được lượng vi khuẩn có hại ở trong khoang miệng, vừa có tác dụng điều trị vừa có giảm cảm giác khó chịu.
Nước muối có tính sát trùng cao do đó vệ sinh răng miệng bằng nước muối giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại, tiêu viêm, giảm sưng, đau.
- Cách làm: Hòa tan hai đến ba thìa muối vào một cốc nước nước mới đun sôi, khi nước dần nguội bạn có thể đem súc miệng. Mỗi người nên súc miệng với nước muối từ 2-3 lần/ ngày cho đến khi cảm thấy cơn đau giảm bớt.
Giảm đau răng khôn với bạc hà
Tinh dầu bạc hà có tác dụng làm dịu cơn đau, tiêu viêm. Tinh chất bạc hà cũng được sử dụng trong sản xuất kem đánh răng, nước súc miệng. Dùng lá bạc hà vừa giúp giảm cơn đau nhức, tiêu viêm vừa đem lại cảm giác thoải mái cùng hơi thở thơm mát.
- Cách làm: Bạn có thể thấm tinh dầu bạc hà vào bông gòn và đắp trực tiếp lên vùng răng bị đau hoặc có thể dùng trà bạc hà để súc miệng.
Giảm đau răng khôn bằng dầu đinh hương
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng tinh dầu đinh hương có khả năng giảm đau, tiêu viêm vô cùng hiệu quả. Đinh hương có khả năng chống lại các vi khuẩn gây hại phát triển, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng, tiêu viêm tốt, là vị thuốc giảm đau răng khôn hiệu quả nhất.
- Cách làm: Nhỏ trực tiếp dầu đinh hương vào hốc răng sưng đau hoặc dùng đinh hương tươi cho vào ấm đun sôi, để nguội làm dung dịch giảm đau nướu. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng đinh hương tươi, ngậm trong miệng trong khoảng từ 5 – 10 phút. Cách này có thể làm giảm đau răng khôn nhanh chóng.
Dùng nha đam để giảm đau răng khôn
Lâu nay, nha đam được biết đến với khả năng dưỡng ẩm da, làm mát, dịu da cháy nắng, trị mụn… Nha đam khá lành tính và có thể làm giảm viêm, tiêu sưng, giảm đau răng khôn, làm lành vùng nướu bị trầy xước do răng khôn mọc.
- Cách làm: Giảm đau răng khôn bằng nha đam vô cùng dễ dàng. Bạn chỉ cần thoa gel nha đam lên vị trí răng đang sưng, đau. Cách giảm đau răng khôn này giúp làm mát, làm dịu ngay khu vực đau và giúp giảm đau răng khôn tạm thời.
Dùng tỏi và gừng giảm đau răng khôn
Từ xa xưa, tỏi đã được xem là một vị thuốc có khả năng kháng bệnh, tiêu diệt vi khuẩn, tiêu viêm vô cùng tốt. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng hỗn hợp tỏi và gừng nghiền có khả năng trị đau răng khôn hiệu quả.
- Cách giảm đau bằng tỏi và gừng vô cùng đơn giản: Tỏi và gừng rửa sạch, nghiền nhỏ, trộn đều và ép vào với nhau thành miếng, đặt lên khu vực đau, viêm. Cách làm này vô cùng an toàn, đơn giản và giảm đau răng khôn hiệu quả.
Giảm đau răng khôn với nghệ
Nghệ từ lâu đã được biết đến là một gia vị, một phương thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả từ thiên nhiên. Trong củ nghệ chứa các tinh chất giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn tốt, là loại dựa liệu giúp giảm đau răng khôn an toàn, hữu hiệu.
- Cách làm: Dùng nghệ tươi nghiền nát, đắp trực tiếp lên nướu răng, vùng răng đau, viêm. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng 5g tinh bột nghệ + 2g đinh hương, thêm nước và đun sôi. Dùng dung dịch này súc miệng cũng làm giảm đau khi mọc răng khôn hiệu quả.
Chườm đá giúp giảm đau răng khôn hiệu quả
Chườm đá có rất nhiều công dụng trong việc giảm đau, giảm viêm và giảm sưng. Cơn lạnh sẽ giúp mạch máu co lại và gây cảm giác tê, khiến cho các cơn đau răng khôn sẽ được giảm bớt phần nào.
Bạn nên sử dụng một túi chườm đá và chườm quanh phần hàm bị đau, chỉ được chườm tối đa 15 phút và chườm lại khi cơn đau tái phát. Đây là cách đơn giản nhất nhưng lại mang lại hiệu quả rất cao.
Giảm đau răng khôn bằng tinh dầu oải hương
Hoa oải hương có rất nhiều công dụng đối với cuộc sống của con người trong đó có công dụng làm giảm đau, kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây hại hiệu quả. Theo một nghiên cứu năm 2015 trên động vật đã cho thấy rằng tinh dầu oải hương có khả năng giảm đau, viêm vô cùng tốt. Một số các nghiên cứu sâu hơn khác khám phá thêm về khả năng điều trị của loại tinh dầu hoa này.
- Cách làm: thêm 1 giọt tinh dầu oải hương vào 1 muỗng cà phê dầu nền và thoa lên chỗ đau. Hoặc bạn có thể thêm 2 giọt tinh dầu oải hương + 1 cốc nước ấm, súc miệng 3 lần/ ngày.
Giảm đau răng khôn với tinh dầu cỏ xạ hương
Cỏ xạ hương (Thyme) là một trong những nguyên liệu phổ biến làm tăng hương vị món ăn ngoài ra nó còn là một loại thuốc làm giảm đau răng khôn.
Năm 2015, một nghiên cứu được thử nghiệm trên chuột cho thấy chiết xuất cỏ xạ hương có thể hỗ trợ giảm đau, kháng viêm an toàn, hiệu quả. Nó cũng thường được sử dụng để giảm đau, hạ sốt, tiêu viêm trong điều trị đau răng khôn.
- Cách làm: Pha loãng và giọt tinh dầu cỏ xạ hương + dầu nền, thoa hỗn hợp lên vùng răng, nướu đau viêm. Thực hiện các làm này vài lên mỗi ngày bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ. Ngoài ra, bạn có thể pha vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương với nước ấm, súc miệng hàng ngày.
Giảm đau răng khôn bằng tinh dầu kinh giới
Một cách giảm đau răng khôn được sử dụng phổ biến nữa là sử dụng dầu kinh giới ( dầu oregano) để ngừa nhiễm trùng, tiêu viêm, diệt khuẩn.
Trong một nghiên cứu được tiến hành trên chuột năm 1996, các nhà khoa học đã thấy rằng, tinh dầu kinh giới có khả năng giảm đau bởi chất carvacrol, một thành phần có trong kinh giới.
- Cách làm: Tinh dầu kinh giới có dược tính rất mạnh, do đó khi sử dụng cần phải được pha loãng với dầu nền (dầu dừa, dầu hạnh nhân). Pha 1 giọt tinh dầu kinh giới + 1 thìa cà phê dầu nền, dùng bông gòn hoặc ngón tay thoa hỗn hợp vào răng hoặc nướu răng để giảm cơn đau. Áp dụng cách này 2 lần/ngày.
Giảm đau răng khôn bằng dưa chuột lạnh
Dưa chuột ướp lạnh có khả năng làm giảm đau răng khôn nhanh chóng. Các thành phần có trong dưa chuột giúp giảm đau nhanh, an toàn với người sử dụng.
Cách làm: Dưa chuột để lạnh, cắt thành lát mỏng, đắp lên vùng răng đau khoảng 30 phút. Cảm giác mát lạnh và nước dưa chuột sẽ khiến cơn đau răng giảm đi đáng kể
Giảm đau răng khôn bằng hành tây
Hành tây có mùi vị nồng, cay, có tính sát khuẩn cao, chống viêm, giảm đau, tiêu sưng, giúp làm giảm cơn đau răng vô cùng hiệu quả. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà mức độ giảm đau, tiêu viêm sẽ khác nhau.
- Cách làm: Hành tây bóc bỏ vỏ lụa bên ngoài, cắt thành các lát mỏng, đắp lên vùng răng đau, viêm.
Trong khoảng thời gian mọc răng khôn, bạn nên ăn tránh ăn các thức ăn cứng, khó tiêu mà nên thay thế bằng thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, dễ nuốt như các loại cháo… uống nhiều nước và hạn chế nước có ga, cồn.
Đau răng khôn nên ăn gì?
Ngoài các phương pháp giảm đau mà chúng tôi vừa chia sẻ thì chế độ ăn uống cũng là vấn đề bạn cần quan tâm. Để hạn chế tình trạng đau nhức khi mọc răng khôn, bạn nên tuân theo những lưu ý sau đây:
- Lựa chọn những thực phẩm mềm, dễ nuốt để ăn. Ví dụ như súp, cháo, uống sữa…. Như vậy thì sẽ hạn chế được dùng hàm nhai nhiều.
- Có thể nghiền nhỏ thịt nấu cùng với rau củ. Những loại củ nên bổ sung như cà rốt, cà chua, dâu tây…
- Bổ sung thêm sữa chua, sữa đậu nành, các chế phẩm từ sữa để có thêm nhiều canxi cho cơ thể, giúp cho răng được chắc khỏe hơn.
- Nghỉ ngơi điều độ, không để cho đầu óc quá căng thẳng.
Đau răng khôn không nên ăn gì?
Một số loại thực phẩm mà bạn không nên ăn trong giai đoạn mọc và đau răng khôn đó là:
- Các thực phẩm có vị cay nóng, chua, lạnh nên hạn chế tối đa. Nó sẽ tác động đến các vị trí mọc răng khôn, gây nhạy cảm. Có thể răng bạn sẽ bị đau hơn, sưng tây và viêm.
- Ngoài ra, những thực phẩm dai, dẻo, cứng cũng cần loại bỏ. Nó bắt cơ hàm của bạn hoạt động nhiều.
- Những loại thực phẩm bao gồm: thịt gà, đồ nếp, hải sản cũng không ăn. Bởi vì nó làm cho tình trạng đau nặng hơn, rất nhức.
Trên đây là một số các mẹo giúp bạn giảm đau răng khôn hiệu quả bạn có thể áp dụng tại nhà trước khi đến gặp bác sĩ. Mặc dù không phải răng khôn nào cũng phải nhổ bỏ, tuy nhiên bạn vẫn cần được bác sĩ thăm khám và đưa ra lời khuyên phù hợp nhất cho bạn.
Để lại một bình luận