Nếu bạn bị sâu răng, viêm nhiễm chân răng chắc hẳn không còn xa lạ với cụm từ hoại tử tủy răng. Vậy hoại tử tủy răng là gì và hoại tử tủy răng có nguy hiểm hay không cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Tìm hiểu về hoại tử tủy răng
Hoại tử tủy răng hay viêm tủy răng là giai đoạn tiếp theo của tình trạng viêm tủy không hồi phục. Khi gặp tình trạng này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn hoại tử. Tủy răng là một mô mềm được bảo vệ bởi men răng và ngà răng được nằm trong ống tủy răng.
Tủy răng chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh rất dễ bị viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân. Các giai đoạn của viêm tủy răng được chia thành viêm tủy răng có hồi phục, viêm tủy răng không hồi phục và viêm tủy răng hoại tử.
Nguyên nhân của viêm tủy răng
Viêm tủy răng tượng phát triển từ tình trạng sâu răng nặng, viêm nha chu hoặc chấn thương. Ban đầu chỉ gây viêm tủy răng cấp và mãn tính nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn hoại tử.
Nguyên nhân hoại tử tủy răng là hệ thống cung cấp máu cho răng bị gián đoạn bởi chấn thương nặng, đột ngột. Ngoài ra nếu tủy răng bị viêm đến giai đoạn viêm tủy không hồi phục và không được chữa trị kịp thời sẽ gây hoại tử.
Một số các yếu tố khác làm tăng nguy cơ hoại tử răng như lười vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều đồ ăn có đường và đồ uống có ga. Ăn đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng hoặc kết hợp hai loại này trong một bữa ăn.
Biểu hiện của hoại tử tủy răng
Tủy răng thường kéo dài từ chân răng đến thân răng là một cấu phức tạp bao gồm các mạch máu và dây thần kinh giúp cho răng khỏe mạnh từ bên trong. Tủy răng được chia thành 2 phần là ống tủy nằm ở phía cuối cùng của răng và buồng tủy nằm trong thân răng.
Khi gặp các vấn đề về tủy răng trong giai đoạn đầu răng của bạn thường nhạy cảm với thức ăn hoặc đồ uống lạnh. Ngoài ra khi ăn đồ ngọt cũng có thể làm răng bị tổn thương, khó chịu trong khoảng thời gian 1-2 giây mỗi lần tiếp xúc.
Khi răng bị hoại tử bạn hoàn toàn không cảm thấy lạnh tuy nhiên có thể cảm thấy áp lực tăng lên khi ăn hoặc nghiến răng. Nếu bạn không có cảm giác gì ở trên răng khi đó sẽ là dấu hiệu của hoại tử. Một số dấu hiệu khác như răng chuyển sang màu vàng nâu hoặc đen do thoái hóa các chất trong ống tủy. Răng có mùi hôi khó chịu do dịch tủy hoại tử chảy ra theo các lỗ ở chóp răng.
Hoại tử tủy răng có nguy hiểm hay không?
Hoại tử tủy răng là tình trạng nguy hiểm cần được điều trị và can thiệp kịp thời. Nếu người bệnh lơ là sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống sinh hoạt và thậm chí là nguy cơ mất răng. Nếu không được điều trị kịp thời viêm tủy răng mãn tính sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng như:
Nang chân răng
Hoại tử tủy răng có thể khiến răng rụng hàng loạt, nghiêm trọng hơn là gây biến dạng hàm, cản trở chức năng nhai nuốt thậm chí là nói. Bởi các vi khuẩn hoại tử không được thoát ra ngoài sẽ tụ lại ở chân răng dẫn đến u hạt, tích tụ ổ mủ khiến bệnh nhân đau nhức khó chịu
Viêm nhiễm vùng xương hàm
Hoại tử tủy răng có thể gây viêm nhiễm vùng xương hàm do vi khuẩn trong tủy răng thoát ra ngoài ống tủy gây viêm nhiễm chân răng. Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi lâu ngày sẽ làm phá hủy cấu trúc nâng đỡ răng và dẫn tới viêm xương hàm.
Mất răng
Hoại tử răng sẽ khiến vi khuẩn phá vỡ các liên kết giữa răng và nước khiến các mạch máu tăng làm răng tự rụng bởi răng không còn được cung cấp các dưỡng chất để nuôi dưỡng.
Điều trị hoại tử tủy răng
Y học phát triển có rất nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị răng bị hoại tử tủy và phục hồi răng, bao gồm:
Điều trị nội nha
Điều trị nội nha hay chữa tủy là kĩ thuật được áp dụng để điều trị viêm tủy răng không hồi phục. Kỹ thuật này được thực hiện với mục đích làm sạch tủy răng bị tổn thương sau đó sát khuẩn rồi trạm bít khoang tủy bằng vật liệu nhân tạo.
Ngoài ra điều trị nội nha còn được áp dụng để điều trị răng sâu, tủy, viêm nha chu lan đến tủy, chấn thương răng. Đây là kĩ thuật phức tạp, đòi hỏi sự hỗ trợ của máy móc thiết bị và nha sĩ có tay nghề cao. Quy trình điều trị nội nha bao gồm các bước như sau
- Khám và chụp X – quang để đánh giá mức độ xương hàm và có phương pháp điều trị cụ thể.
- Gây tê bằng thuốc để loại trừ cảm giác đau.
- Khoan răng để mở buồng tủy rồi lấy sạch phần tủy bị viêm nhiễm và bơm rửa nhiều lần để tránh hiện tượng sót tủy.
- Sát khuẩn và làm khô khoang tủy đồng thời tạo hình ống tủy bằng vật liệu nhân tạo.
- Với các răng có lỗ sâu lớn bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân bọc răng sứ để tránh răng bị hở tủy sứt mẻ trong quá trình ăn uống.
Nhổ răng
Nổ răng là lựa chọn cuối cùng trong việc điều trị viêm tủy răng hoại tử. Phương pháp này được cân nhắc trong trường hợp răng bị tổn thương nặng, chân răng bị hư hại và xương ổ răng có hiện tượng tiêu hủy.
Nhổ răng giúp giải quyết triệt để ổ viêm nhiễm và hạn chế nguy cơ gặp phải các biến chứng do vi khuẩn lây lan. Tuy nhiên việc nhổ bỏ răng đồng nghĩa với việc răng mất hoàn toàn chức năng nhai, giao tiếp và không đảm bảo tính thẩm mỹ.
Phòng ngừa hoại tử tủy răng
Hoại tử tủy răng là bệnh lý nha khoa ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe răng miệng. Để phòng ngừa hoại tử tủy răng bạn cần thực hiện các biện pháp phòng tránh như sau:
- Điều trị viêm tủy răng ngay khi nhận thấy các triệu chứng như đau nhức răng, chảy mủ, sưng viêm, mệt mỏi.
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng, đánh răng hàng ngày, sử dụng bàn chải mềm và chải răng từ 2-3 lần một ngày. Đồng thời xúc miệng thường xuyên và dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch răng.
- Hạn chế sử dụng đồ uống có ga, thực phẩm ngọt gây hại cho sức khỏe răng miệng.
- Để ngăn ngừa hình thành mảng bám bạn nên súc miệng với nước sạch, uống nhiều nước và nhai kẹo cao su không đường sau các bữa ăn.
- Lấy cao răng định kỳ 1-2 lần/ năm để ngừa sâu răng, viêm tủy răng và nhiều bệnh lý nha khoa nguy hiểm khác. Bởi cao răng là nơi vi khuẩn trú ngụ, phát triển dẫn đến sâu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu và nhiều bệnh lý nha khoa khác.
Lời kết
Nội dung bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi hoại tử tủy răng là gì và hoại tử tủy răng có nguy hiểm hay không? Có thể nhận thấy rằng hoại tử tủy răng rất nguy hiểm nên ngay khi có những dấu hiệu bệnh răng miệng bạn cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám kịp thời.
Để lại một bình luận