Răng khôn bị sâu vỡ không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vẻ bề ngoài mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Vậy, răng số 8 bị sâu vỡ có nên nhổ hay không? Đọc ngay bài viết dưới đây để có cho mình đáp án chính xác nhất nhé!
Nguyên nhân răng khôn bị sâu vỡ
Có nhiều nguyên nhân vỡ răng số 8, trong đó, có thể kể đến những nguyên nhân chính như:
Vị trí răng khôn mọc
Răng khôn là chiếc răng mọc tại vị trí cuối cùng trong cung hàm, vì có vị trí nằm sâu bên trong nên chiếc răng này khó có thể quan sát. Đa số chúng ta có thể nhận biết khi răng số 8 bị sâu vỡ và có những biểu hiện bất thường.
Vì răng khôn mọc tại nơi không thể thấy nên thường bị bỏ qua khi chải răng. Đặc biệt với những ai chải răng chỉ tập trung vào nhóm răng cửa sẽ khiến các răng số 7, số 8 không được làm sạch. Từ đó khiến mảng bám và thức ăn thừa bám vào kẽ răng gây ra các bệnh về nướu, răng, dễ xảy ra tình trạng nhiễm trùng, dẫn đến sâu răng.
Hướng mọc của răng
Khi răng khôn mọc lệch, mọc ngang gây ảnh hưởng đến phần mô mềm xung quanh và răng số 7. Đây chính là nguyên nhân khiến răng khôn bị sâu vỡ, làm cho người bệnh đau đớn.
Răng khôn bị bể thường là những răng mọc lệch, chèn ép vào răng số 7, tạo khoảng trống khiến thức ăn thừa mức lại, khó vệ sinh. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến sâu răng, áp xe răng, thậm chí là viêm nhiễm tại vùng lợi xung quanh răng số 7, số 8.
Viêm nha chu
Bệnh lý viêm lợi trùm chính là tác nhân khiến răng số 8 bị sâu vỡ, bệnh lý này thường xuất hiện trong giai đoạn đầu mọc răng khôn. Dấu hiệu nhận biết là phần lợi phía trên răng phát triển bất thường cản trở răng khôn mọc. Đồng thời tạo thành một túi lợi nhỏ do thức ăn thừa mắc kẹt gây nên.
Lúc này vi khuẩn sẽ tấn công trong túi lợi, gây ra vấn đề hôi miệng, viêm nướu làm răng số 8 bị vỡ. Đối với những người có thói quen uống ít nước thì tình trạng này sẽ diễn ra trầm trọng hơn.
Hậu quả khi răng số 8 bị sâu vỡ
Vỡ răng số 8 không chỉ gây hôi miệng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn kéo theo nhiều hậu quả khác như:
- Khiến người bệnh đau nhức, nếu không điều trị kịp thời sẽ làm thân răng bị phá hủy, làm cho răng không còn nguyên vẹn, chỉ sót lại chân răng.
- Răng khôn bị vỡ tạo thành kẽ hở lớn trên răng, tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ, gây ra hôi miệng.
- Răng khôn bị sâu vỡ gây ra những cơn đau nhức kéo dài. Tình trạng này ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và tinh thần người bệnh.
- Ảnh hưởng đến các răng kế cận, nhất là răng số 7, kéo theo chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng.
- Có nguy cơ mắc các bệnh răng miệng nguy hiểm như: áp xe xương ổ răng, viêm chóp răng…
Có nên nhổ răng số 8 bị sâu hay không?
Cũng giống như những răng khác, trước khi đưa ra quyết định nhổ bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo chức năng ăn nhai. Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, các bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra quyết định có nên nhổ răng hay không. Cụ thể:
Trường hợp răng khôn bị sâu nhẹ
Thực tế có rất ít trường hợp phát hiện sớm răng khôn bị sâu và điều trị kịp thời. Đối với những trường hợp này cách điều trị khá đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng gel Fluoride để men răng chắc khỏe, tái khoáng bề mặt răng bị tổn thương. Việc này sẽ ngăn chặn sâu răng hiệu quả, không gây ra tình trạng sâu vỡ.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tái tạo khoáng cho răng bằng cách lựa chọn những thực phẩm chứa nhiều canxi, Fluoride, magie, photpho… Phương pháp này được đánh giá cao trong việc giúp thân răng chắc khỏe sâu bên trong, hạn chế tình trạng răng khôn bị sâu vỡ hiệu quả.
Trường hợp răng số 8 bị sâu vỡ chưa đến tủy răng
Khi đến giai đoạn này người bệnh sẽ cảm thấy răng e buốt khi ăn thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng. Trên bề mặt chân răng chúng ta có thể nhìn thấy các lỗ răng sâu xuất hiện. Răng số 8 bị sâu vỡ chưa đến tủy răng rất nhạy cảm với thành phần thức ăn và nhiệt độ.
Quá trình đau nhức kéo dài không chỉ khiến người bệnh khó khăn trong việc ăn uống, mà còn khiến miệng có mùi hôi khó chịu. Để tránh răng sâu ăn vào tủy người bệnh cần trám răng càng sớm càng tốt. Bởi, khi đã viêm tủy răng sẽ bị giảm độ cứng chắc và tuổi thọ.
Trường hợp răng số 8 bị sâu vỡ đến tủy răng
Việc để răng sâu vỡ trong thời gian dài không được chữa trị sẽ khiến tình trạng diễn ra tồi tệ. Sâu răng ăn vào trong men răng đến ngà răng và tủy răng. Từ đó khiến buồng tủy bị lộ, trở thành cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào trong tủy làm cho tủy răng bị viêm nhiễm.
Nếu răng số 8 bị sâu vỡ ăn sâu vào trong tủy lại mọc lệch thì bác sĩ sẽ thực hiện nhổ chiếc răng này đi. Sau đó chúng ta cần chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách để vết thương nhanh lành. Với trường hợp này bạn không cần trồng răng giả thay thế.
Những lưu ý khi nhổ răng số 8 bị vỡ
- Nên lựa chọn những phòng khám nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cao thực hiện kỹ thuật nhổ răng tốt, đồng thời cơ sở đó cần có máy móc thiết bị hiện đại.
- Cần thông báo với bác sĩ trước khi thực hiện nhổ răng về bệnh lý của mình như: rối loạn đông máu, ung thư máu, đái tháo đường… (nếu có).
- Thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về việc vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống. Có như vậy vết thương mới nhanh lành và tránh được những biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng.
- Nếu bạn thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện sau khi nhổ răng như: không cầm máu được, đau nhức kéo dài, vết thương nhiễm trùng… thì cần liên hệ với phòng khám để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn những thông tin hữu ích về tình trạng răng khôn bị sâu vỡ. Mong rằng, với những thông tin trên bạn đọc đã có thể nắm được tình trạng răng miệng của mình để đưa ra phương án điều trị phù hợp, hiệu quả. Để không bỏ lỡ những bài viết hấp dẫn khác, hãy truy cập vào https://nhakhoaquocte108.com/.
Để lại một bình luận