Răng sâu vào tủy là một bệnh lý răng miệng khá phổ biến, và có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào, độ tuổi nào. Những hậu quả mà bệnh lý răng sâu vào tủy gây ra thường rất nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân của người bệnh. Chính vì vậy mà rất nhiều người thường quan tâm đến cách điều trị răng sâu vào tủy một cách hiệu quả. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin bổ ích liên quan đến vấn đề răng sâu vào tủy, nguyên nhân cũng như cách khắc phục hiệu quả.
Răng sâu vào tủy là gì?
Răng sâu vào tủy là hiện tượng gì?
Răng sâu vào tủy là một bệnh lý răng miệng cực kỳ nguy hiểm và gay ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của con người. Đây là hiện tượng những vi khuẩn gây sâu răng đã tấn công và phá hủy lớp men răng, ngà răng rồi xâm nhập tận vào bên trong tủy của răng. Chính vì vậy mà phần tủy của răng sẽ bị chế, bị viêm, thậm chí là gây ra hiện tượng viêm tủy xương, phá hủy toàn bộ cấu trúc của răng vĩnh viễn. Thậm chí nếu răng vào vào tủy không được điều trị kịp thời và dứt điểm thì còn có thể lây lan cả sang những răng khác nữa.
Dấu hiệu nhận biết răng sâu vào tủy
Tủy của răng là phần trong cùng của lớp cấu tạo răng vĩnh viễn, và được che chở bảo bọc bởi lớp men răng và ngà răng. Phần tủy răng cũng là nơi chứa rất nhiều các mạch máu và dây thần kinh quan trọng trong cấu trúc của răng, vì thế mà tủy răng vô cùng nhạy cảm. Khi bị tấn công bởi những vi khuẩn sâu răng thì những dấu hiệu dễ nhận biết chính là những cơn đau nhức bất chợt, kéo dài liên tục.
Ngoài ra thì còn có một số dấu hiệu như sau:
- Những cơn đau răng thường kéo dài từng cơn với thời gian trung bình từ 10-30 phút, mức độ đau cũng nặng nhẹ tùy thời điểm.
- Những cơn đau răng thường khiến bạn bị đau cả đầu, một số răng kế cận cũng có cảm giác bị ê buốt và đau nhức.
- Đau răng đến mức bạn uống thuốc giảm đau rồi cũng không thể làm giảm được cơn đau.
- Những cơn đau răng thường đến nhiều hơn vào buổi đêm, khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng và ngủ không ngon, không sâu giấc.
- Khi ăn nhai hay sờ vào thì thường sẽ có cảm giác đau hơn rất nhiều và có thể cảm nhận được sự lung lay của răng.
- Khi đi đến phòng khám nha khao thì phát hiện tủy răng bị thối cùng với sưng nướu lợi…
Nguyên nhân gây răng sâu vào tủy
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng răng sâu vào tủy và tủy bị thối chính là do người bệnh mắc sâu răng nhưng không được điều trị kịp thời và dứt điểm. Như vậy, những vi khuẩn sâu răng không được tiêu diệt tận gốc sẽ dần tấn công và phá hủy các cấu trúc của răng và tiến sâu vào phần tủy răng.
Từ đó những vi khuẩn này sẽ tấn công phần tủy, gây ra thối tủy, chết tủy, viêm tủy… Lúc này bệnh lý sâu răng sẽ không thể điều trị một cách đơn giản được nữa, mà cần phải có một phác đồ điều trị cụ thể từ các bác sĩ.
Sự phát triển của vi khuẩn khi bị sâu răng vào tủy
Ở giai đoạn đầu khi vi khuẩn sâu răng mới tấn công và xâm nhập vào phần tủy răng gây ra nhiễm trùng tủy răng và xung huyết tủy. Chính vì thế mà bệnh nhân có thể dễ dàng cảm nhận được những cơn đau răng và ê buốt đến nhức óc, những cơn đau thường kéo dài liên tục.
Tuy nhiên nếu người bệnh vẫn không chú ý nhiều đến dấu hiệu này, vẫn chủ quan và tự mình điều trị bằng những phương pháp như uống thuốc thì sẽ khiến cho phần tủy răng bị chết. Khi mà tủy răng đã chết thì các mạch máu và dây thần kinh cũng sẽ không còn cảm nhận được cảm giác nữa. Chính vì vậy mà người bệnh cũng sẽ không còn cảm nhận được những cơn đau răng và ê buốt nữa.
Khi không cảm thấy đau nữa người bệnh sẽ nghĩ là mình đã khỏi được bệnh. Tuy nhiên lúc này tủy răng đã chết, răng sẽ không còn bất cứ cảm giác nào nữa, nhưng vi khuẩn sâu răng vẫn sẽ cứ tiếp tục tấn công và phá hủy phần chân răng còn lại. Gây ra những hậu quả như áp xe ổ chân răng, viêm ổ xương răng và thậm chí là gây lây lan sang cả những răng bên cạnh.
Răng sâu vào tủy có nguy hiểm hay không?
Răng sâu vào tủy gây ra nguy hiểm gì?
Có thể nói răng sâu vào tủy đã chính là giai đoạn sâu răng tiến triển nặng nhất và có thể gây ra những viêm nhiễm ảnh hưởng đến phần tủy răng. Lúc này người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau nhức răng vô cùng khó chịu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân của người bệnh.
Thậm chí là những cơn đau răng có thể kéo dài liên tục vài ngày, ngay cả khi sử dụng thuốc giảm đau cũng không thể làm cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
Việc ăn nhai cũng như những sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều khi răng sâu và tủy, bởi lúc này các cấu trúc và mô răng đã bị phá hủy gần hết rồi.
Răng của người bệnh sẽ trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều, nhất là những lúc ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, có thể gây ra những cơn đau và ê buốt lên tới tận đầu. Việc ăn uống và sinh hoạt bị ảnh hưởng sẽ khiến cho cơ thể bạn trở nên suy nhược, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.
Ngoài ra thì khi sâu răng vào tủy nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra những bệnh lý răng miệng như áp xe răng, viêm chóp răng, nhiễm trùng tủy gây thối tủy, chết tủy, thậm chí còn có thể lây lan cả sang những răng kế cận. Chính vì vậy bạn nên phát hiện sớm tình trạng của răng và có phương pháp điều trị dứt điểm nhé.
Có cần nhổ răng sâu vào tủy hay không?
Răng sâu vào tủy có phải nhổ hay không cũng là một thắc mắc được rất nhiều người quan tâm và muốn được giải đáp. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia về lĩnh vực răng hàm mặt thì việc nhổ răng cần được hạn chế đến mức thấp nhất. Mục tiêu chung của các bác sĩ là muốn bảo tồn tối đa răng thật của bệnh nhân và chỉ đối với một số trường hợp thực sự cần thiết thì mới tiến hành nhổ răng thật mà thôi.
Đối với những răng bị sâu vào tủy chỉ mới trong giai đoạn đầu, chưa gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và vẫn có thể cứu chữa được. Thì các bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị cụ thể, hiệu quả và an toàn nhất để giúp bệnh nhân tảo tồn được răng thật. Nhưng đối với các trường hợp bệnh nhân có tình trạng viêm tủy đã diễn biến khá nặng, hay răng bị yếu và viêm cổ chân răng quá nặng, không thể tiến hành điều trị bằng những phương pháp điều trị tủy thông thường thì mới phải nhổ răng thật.
Như vậy, có thể giải đáp là việc có nên nhổ răng khi răng đã sâu vào tủy hay không còn phải phụ thuộc vào tình trạng răng sâu của bạn. Bạn nên đến các phòng khám uy tín và chất lượng để có thể tìm được những phương pháp điều trị giúp mang hiệu quả tối đa.
Biến chứng của sâu răng vào tủy
Răng sâu vào tủy là bệnh lý về răng miệng khá nguy hiểm và có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Răng sâu vào tủy nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm thì có thể gây ra những biến chứng sau đây:
- Dẫn đến viêm nướu chân răng hay bị áp xe chóp răng, khiến người bị bệnh bị đau nhức và khó chịu răng. Gây ảnh hưởng đến sinh hoạt nghỉ ngơi hàng ngày và không thể ăn uống bình thường được. Thậm chí có thể làm cho vùng mặt có răng sâu bị sưng đau nhiều ngày.
- Sâu răng vào tủy khiến phần tủy răng bị tổn thương và chết dần. Nếu không điều trị sẽ khiến toàn bộ phần thân răng và chân răng bị phá hủy, gây mất răng vĩnh viễn.
- Viêm tủy răng có thể gây ra bệnh viêm ổ xương hàm.
- Không chỉ gây ra những biến chứng nguy hiểm về bệnh lý răng miệng. Sâu răng vào tủy còn khiến bệnh nhân chịu đựng những cơn đau nhức, ê buốt kéo dài. Gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tinh thần của người bệnh.
- Sâu răng vào tủy nếu không điều trị kịp thời sẽ làm lây lan sâu răng sang các răng kế cận. Cũng như gây viêm nhiễm các khu vực xung quanh phần chân răng bị sâu.
Cách điều trị răng sâu vào tủy hiệu quả
Hiện nay phương pháp để điều trị răng sâu vào tủy một cách hiệu quả và dứt điểm nhất chính là sử dụng những kỹ thuật nha khoa.
Bệnh nhân khi đến các phòng khám nha khoa sẽ được thăm khám tổng quát, thực hiện các xét nghiệm cần thiết, chụp x-quang răng. Từ đó tùy vào tình trạng răng miệng cụ thể mà các nha sĩ sẽ đưa ra những giải pháp điều trị cụ thể.
Trường hợp răng sâu vào tủy có thể điều trị được
Khi răng sâu vào tủy vẫn có thể điều trị được thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nội nha. Các nha sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ nha khoa chuyên dùng để mở ống tủy, sau đó thực hiện vệ sinh răng miệng và loại bỏ hoàn toàn các mô tủy đã bị viêm nhiễm và hoại tử.
Sau khi ống tủy được làm sạch thì bác sĩ sẽ tiến hành trám kín ống tủy bằng vật liệu gutta percha. Việc này giúp ngăn được tình trạng vi khuẩn tấn công trở lại.
Trường hợp răng sâu quá nặng không thể điều trị
Trong trường hợp phần tủy đã chết và các phương pháp điều trị tủy không còn mang lại hiệu quả. Các biện pháp bảo toàn răng không thể thực hiện được mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Thì lúc này các bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng sâu để chữa trị cho bệnh nhân. Khi răng đã mất thì bệnh nhân có thể trồng răng mới để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như hiệu quả thẩm mỹ.
Nha Khoa Quốc Tế 108 – Địa chỉ nha khoa điều trị sâu răng hiệu quả
Khi răng đã bị sâu vào tủy, tuỳ vào tình trạng cụ thể mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Như chúng tôi vừa chia sẻ, cách điều trị là lấy tủy răng hoặc nhổ bỏ răng. Cả 2 phương pháp này đều đòi hỏi kỹ thuật thực hiện của bác sĩ đảm bảo.
Nha Khoa Quốc Tế 108 (tiền thân là Nha khoa Quốc tế 108) là địa chỉ nha khoa uy tín. Là địa chỉ mà nhiều khách hàng tin tưởng thăm khám răng miệng định kỳ và điều trị các bệnh lý về răng miệng.
Tất cả các bệnh nhân sẽ được bác sĩ có chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm thăm khám, đưa ra phương án điều trị hợp lý và an toàn nhất. Với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại. Chắc chắn khách hàng sẽ hài lòng về dịch vụ điều trị bệnh lý răng miệng tại đây.
Như vậy, trong bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đến các bạn những thông tin vô cùng bổ ích liên quan đến vấn đề điều trị răng sâu vào tủy khiến tủy răng bị thối. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên các bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết về cách chữa trị bệnh răng sâu vào tủy cũng như có ý thức quan tâm đến sức khỏe răng miệng nhiều hơn.
Để lại một bình luận