Contents
- 1 1/ Răng sữa của bé bị mủn nguyên nhân vì sao?
- 2 2/ Những tác hại khi răng sữa của bé bị mủn
- 3 3/ Khắc phục tình trạng răng sữa của bé bị mủn an toàn hiệu quả
- 4 4/ Cách phòng ngừa răng mủn ở trẻ nhỏ
Hiện nay cứ 10 trẻ thì 9 trẻ gặp tình trạng răng sữa bị mủn. Nhưng rất nhiều bố mẹ không biết lý do vì sao răng sữa của bé bị mủn và thường nghĩ rằng đây là chuyện bình thường nhưng không phải như vậy. Hãy tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này và có cách xử lý tốt nhất cho bé.
1/ Răng sữa của bé bị mủn nguyên nhân vì sao?
Tình trạng răng sữa của bé bị mủn thường gặp trong khoảng thời gian từ 1 – 3 tuổi và bố mẹ thường không hay quan tâm lắm đến vấn đề này. Vì tình trạng này không gây ê buốt cho trẻ, chỉ đến khi răng của bé bị mủn, vỡ đến chân răng, đau đớn, ê buốt thì bố mẹ mới bắt đầu lo lắng và tìm cách xử lý răng cho con.
Bé bị mủn răng sữa do nguyên nhân nào gây ra?
Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm – Giám đốc chuyên môn của chuỗi hệ thống nha khoa Paris nhận định: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng sữa của bé bị mủn. Dưới đây sẽ là 1 số nguyên nhân chính xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của bé:
- Ăn quá nhiều tinh bột, đường: Bố mẹ không kiểm soát chế độ ăn uống của bé khiến cho lượng đường, tinh bột của bé hấp thụ trong 1 ngày quá nhiều. Chúng bám dính 1 lượng lớn hàm lượng chất này trên răng khiến cho vi khuẩn phát triển và làm hỏng men răng
- Chế độ ăn uống không khoa học: Trong bữa ăn hàng ngày bố mẹ không chú ý đến việc bổ sung canxi, flour cho bé nên khiến cho răng ngày càng yếu đi, dễ dàng bị vi khuẩn sâu răng tấn công
- Vệ sinh răng miệng kém: Vệ sinh răng miệng không tốt hoặc không vệ sinh răng miệng cho bé nhất là những bé có thói quen uống sữa đêm. Chính vì vậy tình trạng răng sữa của bé bị mủn là tình trạng sẽ sớm xuất hiện trên hàm răng của bé
- Mẹ sử dụng thuốc kháng sinh khi mang thai: Thuốc kháng sinh Doxycycline hoặc Tetracycline sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng của bé. Những mẹ uống thuốc này trong thời kỳ mang thai khi sinh con ra chắc chắn các bé sẽ có tình trạng men răng yếu, thời gian mọc răng chậm hơn các bé khác
- Bé mắc các bệnh lý khác: một số bệnh lý ở trẻ em cũng ảnh hưởng không nhỏ đến men răng, nhất là bệnh vàng da.
2/ Những tác hại khi răng sữa của bé bị mủn
Tình trạng răng sữa của bé bị mủn bắt đầu đầu với những dấu hiệu cơ bản như răng đổi màu vàng sẫm, trên thân răng bắt đầu xuất hiện những nốt nâu đen sau đó lan dần ra toàn răng. Răng của bé vì vậy cũng bị mủn, nhỏ lại dần đến khi chỉ còn lại chân răng.
Với tình trạng mủn răng như vậy bắt buộc bố mẹ phải nhổ bỏ chiếc răng bị mủn đó đi cho bé. Thông thường bé sẽ thường thay răng trong khoảng thời gian từ 5 – 6 tuổi và thời gian để mọc 1 chiếc răng mới là từ 6 – 12 tháng. Nhưng khi răng của bé bị mủn và nhổ bỏ sớm thì rất lâu sau chiếc răng vĩnh viễn mới mọc. Việc này có thể khiến cho răng mới mọc lên bị khấp khểnh.
Bé sẽ có hiện tượng chán ăn khi răng bị mủn
Khi răng sữa của bé bị mủn nó sẽ làm cho bé không ăn nhai được thoải mái, khả năng ăn nhai kém dẫn đến bé biếng ăn, ảnh hưởng đến cân nặng, sự phát triển toàn diện của trẻ.
Ngoài ra khi bé bị mất răng quá sớm có thể làm cho trong quá trình học nói bé phát âm không chuẩn, dẫn đến khi lớn lên việc này đã thành thói quen khiến bé khó có thể thay đổi. Theo các nhà khoa học thì cứ 10 trẻ răng bị mủn khi còn nhỏ thì có đến 7 trẻ sau này sẽ bị ngọng.
Đặc biệt với tình trạng mủn răng này làm mất thẩm mỹ, khiến cho bé không tự tin, thoải mái khi giao tiếp dẫn đến bé ngại giao tiếp, ít nói. Khi lớn lên những vấn đề này sẽ làm cho bé trở thành người hướng nội, ít bạn bè, giao tiếp với những người xung quanh.
3/ Khắc phục tình trạng răng sữa của bé bị mủn an toàn hiệu quả
Để khắc phục tốt nhất tình trạng bé bị mủn hỏng răng sữa thì các bác sĩ thường phải biết được nguyên nhân gây ra là gì mức độ mủn của răng của bé đang ở mức độ nào,… như vậy mới đưa ra được phương pháp điều trị cụ thể. Nhưng thông thường các bác sĩ tại nha khoa Paris sẽ điều trị theo những cách sau:
Trường hợp răng sữa của bé bị mủn mới ở giai đoạn đầu
Khi bé mới xuất hiện những dấu hiệu mủn răng như bị xỉn màu, răng mới xuất hiện những nốt đen nâu nhỏ trên răng. Bác sĩ sẽ tiến hành tái khoáng lại vị trí răng sữa mủn. Các thành phần tái khoáng calcium, phosphate, fluorine được đặt vào chỗ răng bị mủn nhằm ngăn ngừa các vị trí này tiếp tục lan rộng ra tòa răng và các răng bên cạnh.
Giai đoạn mủn răng của bé ở giai đoạn giữa
Ở giai đoạn này các răng sữa của bé bị mủn đã bị lan rộng bắt đầu ảnh hưởng đến ngà răng và thậm chí có trường hợp đã ảnh hưởng đến tủy răng, làm cho bé đau nhức không thể ăn nhai được như bình thường. Các bác sĩ sẽ thực hiện lấy tủy đối với những răng bị đau nhức sau đó sử dụng vật liệu hàn trám, trám bít lại chiếc răng đó cho bé.
Hàn trám cho răng bị mủn
Việc làm này sẽ làm cho răng bé có được hình dáng như ban đầu, đảm bảo khả năng ăn nhai và vết mủn không thể lan rộng ra toàn răng được nữa. Với cách khắc phục này có thể giúp bé duy trì chiếc răng đến lúc thay răng vĩnh viễn.
Răng sữa của bé bị mủn ở giai đoạn cuối
Với tình trạng này bé bắt buộc phải nhổ răng, vì khi ở giai đoạn cuối răng sữa của bé bị mủn hết, chỉ còn lại chân răng cắm sâu vào trong nướu. Lúc này bắt buộc các bác sĩ phải tiến hành nhổ răng cho bé. Vì nếu không nhổ có thể vi khuẩn sẽ tấn công đến xương ổ răng, đi theo máu làm viêm nhiễm.
Nhổ răng bị mủn nặng cho bé
Sau khi tiến hành nhổ nếu đang trong độ tuổi thay răng thì bác sĩ sẽ không cần can thiệp kỹ thuật nha khoa. Nhưng nếu chưa đến thời gian thay răng bắt buộc các bác sĩ phải tiến hành thực hiện giữ khoảng cho chiếc răng vừa bị nhổ để khi bé thay răng vĩnh viễn răng mọc được đúng vị trí trên cung hàm.
4/ Cách phòng ngừa răng mủn ở trẻ nhỏ
Để không gặp phải tình trạng răng sữa của bé bị mủn bố mẹ nên chú đến những vấn đề sau đây để giúp bé có 1 hàm răng chắc khỏe:
- Nếu bé còn quá nhỏ bố mẹ nên thường xuyên sử dụng khăn sạch lau miệng cho bé. Nhất là với những bé vẫn còn uống sữa đêm nên cho bé súc miệng lại với nước lọc để loại bỏ cặn sữa còn xót trong miệng
- Bé từ 2 tuổi trở lên bạn nên bắt đầu dạy và thường xuyên đánh răng cũng bé. Khuyến khích bé đánh răng hàng ngày, nếu bé thực hiện tốt có thể thưởng cho bé kẹo, đồ ăn hay những đồ vật nhỏ mà bé thích
Dạy bé đánh răng 2 lần 1 ngày
- Hạn chế những đồ ăn ngọt, nhiều tinh bột và có ga trong bữa ăn của bé. Nên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều canxi, flour và vitamin trong bữa ăn của trẻ
- Nên đưa bé đến nha khoa khám định kỳ 6 tháng 1 lần để giúp răng của bé phát triển tốt nhất. Đồng thời khi mắc các bệnh lý về răng các bác sĩ sẽ phát hiện và có hướng giải quyết kịp thời.
Trên đây là những thông tin về vấn đề răng sữa của bé bị mủn bố mẹ nên tham khảo và có cách chăm sóc răng cho bé phù hợp. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan hãy để lại bình luận hoặc gọi đến tổng đài 19006900 để được tư vấn giải đáp miễn phí.
Để lại một bình luận