Nếu bạn đang ở trong tình trạng đau nhức răng thường xuyên, cơn đau gắt kéo dài khiến bạn đau đầu, mệt mỏi thì rất có thể bạn đã bị hỏng tủy răng. Vậy hỏng tủy răng là gì? Tại sao lại dẫn đến bị hỏng tủy răng và làm sao để giải quyết vấn đề này. Khá nhiều người đang còn mơ hồ, hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế 108 chúng tôi tìm hiểu tất tần tật về căn bệnh hỏng tủy răng này nhé.
Tủy răng là gì? Thế nào là hỏng tủy răng?
Không phải ai cũng có nhiều kiến thức về vấn đề răng miệng nên còn rất nhiều người chưa hiểu bị hỏng tủy răng là gì? Nhưng đây là một kiến thức rất quan trọng, liên quan đến vấn đề sức khỏe. Mọi người hãy cố gắng ghi nhớ nhé.
Tủy răng là gì?
Tủy răng là một tổ chức liên kết đặc biệt gồm nhiều dây thần kinh và mạch máu nằm ngay trong hốc giữa ngà răng. Tủy răng có ở cả chân răng và thân răng (hay còn gọi là ống tủy và buồng tủy), chúng được bao bọc bởi ngà răng và men răng. Ống tủy nằm trong chân răng là những sợi mô rất nhỏ và mảnh, phân nhánh từ buồng tủy ở phía trên thân răng xuống đến chóp chân răng.
Một răng có thể có từ 1, 2 hoặc đến 3, 4 ống tủy (răng cửa thường có 1 ống tủy, răng cối nhỏ thì có 2 ống tủy, nhưng răng cối lớn thì có tới 3 đến 4 ống tủy).
Thế nào là hỏng tủy răng
Hỏng tủy răng là tình trạng vùng tủy và các mô quanh phần chân răng bị viêm nhiễm dẫn đến chết tủy. Đây là bệnh lý thường gặp nhưng hầu hết bệnh nhân lại không thể phát hiện khi bệnh ở giai đoạn đầu. Đó là do bệnh phát triển rất thầm lặng, nhẹ nhàng và cũng không có dấu hiệu đáng ngờ nào. Nhưng nếu để bệnh cứ tiếp tục diễn biến càng lâu thì việc điều trị sẽ càng gặp nhiều khó khăn. Có rất nhiều trường hợp khi phát hiện ra thì đã ở giai đoạn chết tủy và không thể cứu vãn.
Nguyên nhân dẫn tới hỏng tủy răng
Tủy răng nằm trong ngà răng và men răng cứng cáp, được chúng bảo vệ tưởng chừng như rất an toàn và khó mà bị hỏng tủy. Thế nhưng vì một số nguyên nhân khiến cho tổ chức bảo vệ tủy răng bị tác động và ảnh hưởng, làm hở tủy răng và gây hỏng tủy răng.
Sâu răng: Khi răng bị sâu mà vết sâu không được trám kịp thời, để lâu ngày sẽ dần xâm lấn tới tủy răng và gây ra hỏng tủy răng.
Chấn thương răng: Những sự cố chấn thương ngoài ý muốn làm cho răng bị tổn thương như gãy, sứt mẻ làm tủy răng bị lộ ra ngoài.
Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh thường xuyên sẽ làm răng bị sung huyết, dẫn đến hỏng tủy răng
Răng bị tổn thương: Việc đánh răng không phù hợp có thể do bàn chải quá cứng, đánh răng quá mạnh tay khiến cổ răng bị khuyết dần đi, cổ răng bị khuyết nghiêm trọng có thể làm hở tủy răng từ đó làm hỏng tủy răng.
Răng bị mài mòn: Thường ở những người lớn tuổi, răng bị mài mòn sau nhiều năm cũng rất dễ gây ra tình trạng hở tủy răng, cộng thêm với thói quen vệ sinh răng miệng kém do cao tuổi thì càng dễ bị hỏng tủy răng.
Do thủ thuật kém của nha sĩ trong việc điều trị trước đây: vết trám các lỗ sâu chưa được kín hoàn toàn hoặc do vấn đề mài cùi làm chụp khi răng còn sống.
Hỏng tủy răng có đau không?
Khi bị hỏng tủy răng thì thường bệnh nhân sẽ không còn cảm thấy đau trong một khoảng thời gian. Vì tủy răng chứa các dây thần kinh giúp chúng ta cảm nhận được nên khi hỏng tủy răng thì dây thần kinh cũng không còn hoạt động nữa. Triệu chứng đau nhức cũng dần mất đi nhưng phần tủy bị chết vẫn còn đó thì khả năng phát sinh thêm những biến chứng khác là rất cao.
Bạn chỉ cảm thấy đau nhức trong giai đoạn tủy đang bị vi khuẩn tấn công mà thôi. Trong thời kỳ này thì chúng ta sẽ rất khó chịu bởi cơn đau kéo dài và xuất hiện trong bất kỳ lúc nào. Quá trình hỏng tủy trải qua 4 giai đoạn chính. Đến giai đoạn cuối cùng thì tủy hoàn toàn bị hoại tử.
Cách điều trị khi bị hỏng tủy răng
Khi răng bị hỏng tủy hoàn toàn thì cách điều trị duy nhất đó chính là lấy tủy răng. Vì nếu răng đã bị tổn thương nghiêm trọng, tủy đã bị hỏng và chết nhưng vẫn không lấy tủy ra kịp thời thì sẽ gây ra nguy hiểm đến răng chết tủy đó và cả những chiếc răng xung quanh.
Đến với Nha Khoa Quốc Tế 108 chúng tôi, các bệnh nhân sẽ được xem khám và tư vấn kỹ càng. Nếu đồng ý, thì các bác sĩ sẽ tiến hành lấy tủy răng đảm bảo an toàn theo đúng các bước sau:
Bước 1: Đưa bệnh nhân đi khám tổng quát, chụp x-quang cho răng ở vùng bị nghi hỏng tủy. Khi biết chính xác mức độ hỏng tủy và độ khó của ca điều trị, bác sĩ sẽ thông báo kế hoạch điều trị với bệnh nhân.
Bước 2: Tiến hành tiêm thuốc gây mê cho bệnh nhân. Để ngăn cách vùng răng đang điều trị khỏi nước bọt, bác sĩ sẽ đặt cao su ôm đế vào sát với vùng răng ấy. Đảm bảo được cho răng luôn được sạch, khô và an toàn.
Bước 3: Mở tủy để lấy tủy và tạo hình ống tủy. Rồi chụp phim đo chiều dài chân răng cùng với ống tủy. Điều này giúp cho ống tủy được tạo hình chuẩn hơn và diệt khuẩn hoàn toàn.
Bước 4: Trám bít cho răng đã lấy tủy và chụp ảnh lần cuối ống tủy để đảm bảo rằng việc phẫu thuật hoàn thành tốt đẹp.
Những lưu ý sau khi lấy tủy răng
Để quá trình điều trị tủy mang lại hiệu quả tốt nhất và răng chữa tủy được khỏe mạnh thì bệnh nhân sau khi lấy tủy răng cần lưu ý các điều sau:
- Không nên ăn những đồ ăn quá cứng, không nên nhai trực tiếp bằng vùng răng vừa mới được chữa tủy. Hạn chế những đồ ăn quá nóng, lạnh quá chua, cay.
- Vệ sinh và chăm sóc cho răng miệng hằng ngày và thật cẩn thận. Thực hiện đầy đủ việc đánh răng mỗi ngày 3 lần, chải răng theo đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng phù hợp.
- Nếu bị đau nhức nhiều sau khi lấy tủy răng, phải đến gặp bác sĩ điều trị ngay lập tức. Vì sau khi lấy tủy răng sẽ có thể gây ra một vài biến chứng khó lường.
- Nếu có điều kiện hãy bọc răng sứ để đảm bảo răng được bảo vệ tốt nhất. Bọc răng sứ có rất nhiều lợi ích cho răng vừa mới điều trị tủy. Bảo vệ răng thật trước những tác động bên ngoài và còn hạn chế tối đa những vấn đề không mong muốn như bị gãy, bị vỡ…
Kết luận
Bài viết trên đây là những thông tin vô cùng chính xác của Nha Khoa Quốc Tế 108 về bệnh lý hỏng tủy răng. “Cái răng cái tóc là góc con người”, chính vì vậy mà hãy chăm sóc và bảo vệ cho hàm răng của mình thật mạnh khỏe nhé. Nếu có nhu cầu về răng miệng, hãy đến với nha khoa chúng tôi, chúng tôi hứa sẽ mang lại những trải nghiệm hài lòng nhất cho bạn.
Để lại một bình luận