Để đảm bảo an toàn, hạn chế sưng tấy và vết thương nhanh lành. Quy trình nhổ răng khôn cần được thực hiện bằng công nghệ hiện đại, tuân thủ khắt khe theo các tiêu chuẩn y khoa. Đồng thời, giảm được các bệnh lý liên quan đến răng miệng. Bài viết dưới đây, Nha Khoa Quốc Tế 108 sẽ giải đáp chi tiết về quá trình nhổ răng khôn an toàn, không đau để quý bạn đọc tham khảo thêm.
Quy trình nhổ răng số 8 đạt tiêu chuẩn
Các bước nhổ răng khôn an toàn, không đau theo trình tự dưới đây:
Thăm khám chụp X- quang
Đây được xem là bước quan trọng cần được thực hiện kỹ càng nhằm xem xét bệnh nhân có các bệnh lý gì cần điều trị dứt điểm trước hay không? Để tránh gây ảnh hưởng đến việc nhổ răng khôn.
Bên cạnh đó, nha sĩ cũng xác định được sơ bộ tình trạng răng khôn của người bệnh như thế nào. Tiếp theo, để có hình ảnh cấu trúc mọc của răng khôn cũng như thông tin chính xác có nhổ răng khôn hay không? Các bác sĩ cần chỉ định người bệnh thực hiện chụp X-quang. Sau đó, bệnh nhân sẽ được tư vấn các giải pháp nhổ răng khôn phù hợp với nhu cầu và bệnh lý của mình.
Vệ sinh và sát khuẩn
Bệnh nhân nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Sau đó được tiêm tê trước một thời gian nhằm đảm bảo thuốc tê có tác dụng trong suốt quá trình thực hiện.
Gây tê
Để giảm thiểu cảm giác đau đớn trong quy trình nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê cho bệnh nhân tại vị trí nhổ răng. Đa phần, tại các nha khoa uy tín như nhakhoaquocte108 đều sử dụng loại thuốc gây tê tốt, có hiệu quả giảm đau tức thì. Do đó, bạn hoàn toàn yên tâm về vấn đề nhổ răng khôn không sợ bị đau. Và đặc biệt, thuốc tê sẽ không gây bất kỳ biến chứng nào ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.
Trước khi gây tê, bác sĩ sẽ tiến hành bôi tê lên vùng cần tiêm, nên khi chích kim để tiêm thuốc tê vào miệng bệnh nhân sẽ không cảm nhận được đau. Sau khi thuốc tê ngấm vào, bệnh nhân sẽ hoàn toàn cảm thấy bình thường trong suốt quy trình nhổ răng khôn.
Nhổ răng
Tùy vào tình trạng và độ khó của răng khôn mọc, mà các bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật tiểu phẫu khác nhau. Những trường hợp răng khôn mọc ngầm hoặc mọc chưa hết thì sẽ phải rạch nướu để bọc lộ thân răng rồi mới tiến hành cắt xương. Điều này nhằm tạo lối thoát cho răng, chia nhỏ phần thân răng và chân răng để dễ dàng loại bỏ chúng ra khỏi mô nướu.
Khâu vết thương và hoàn tất quy trình nhổ răng thông thường
Sau khi nhổ bỏ răng khôn triệt để, bác sĩ sẽ tiến hành khâu vết thương, làm sạch khoang miệng cũng như cầm máu cho bệnh nhân. Tiếp theo sẽ kê đơn thuốc giảm đau và dặn dò các bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn chi tiết. Nhằm đảm bảo không để nhiễm trùng răng miệng.
Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh quy trình nhổ răng khôn?
Nhổ răng khôn số 8 nguy hiểm đến tính mạng không?
Khác với những chiếc răng khác trong cung hàm, răng khôn thường có xu hướng mọc ngầm, mọc lệch. Thậm chí nặng có thể gây kích thước lớn bất thường. Chính vì thế, quy trình nhổ răng khôn cũng phức tạp hơn rất nhiều so với nhổ răng mọc bình thường khác. Đặc biệt là ở các trường hợp răng khôn nằm sát dây thần kinh.
Tuy nhiên, hiện nay với thiết bị y tế ngày càng hiện đại, cùng với các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Sẽ hỗ trợ ca nhổ răng diễn ra thuận lợi, an toàn nhất. Nha sĩ cần thực hiện quy trình răng khôn đúng chuẩn, thao tác kỹ thuật tốt để hạn chế tối đa tình trạng rủi ro không đáng có.
Thông thường, việc nhổ răng khôn sẽ khiến cấu trúc cung hàm chịu tác động trực tiếp. Do vậy, tiến hành chẩn đoán ban đầu và lên kế hoạch điều trị đặc biệt quan trọng. Bạn cần tiến hành đầy đủ các bước từ chụp X-quang, xét nghiệm máu và tuân thủ các nguyên tắc cần thiết khác. Lúc này, bác sĩ mới đưa ra phương án điều trị chính xác và trả lời thắc mắc nên nhổ răng khôn hay không? Nhổ vào thời điểm nào an toàn nhất cho bệnh nhân.
Lý do trước khi nhổ răng khôn cần thực hiện xét nghiệm máu
Việc xét nghiệm máu trước khi nhổ răng khôn nhằm đảm bảo không có bất kỳ bất thường nào trong quá trình đông máu hay số lượng tế bào máu. Điều này giúp cho giai đoạn làm lành sau phẫu thuật diễn ra suôn sẻ nhất.
Bệnh nhân cần được cung cấp tất tần tật các thông tin để nhận thức được tầm quan trọng và cần thiết của việc xét nghiệm này. Từ đó tránh những tình trạng chảy máu kéo dài, không lành vết thương sau phẫu thuật, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sau.
Thông thường, những bệnh nhân có sức khỏe tốt, không có bệnh nền thường hay chọn nhổ răng khôn ở các phòng khám nha khoa tư nhân. Vừa tiết kiệm được thời gian cũng như rút gọn các loại giấy tờ, quy định liên quan.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình xét nghiệm máu, nếu phát hiện ra những bệnh lý về máu hay truyền nhiễm. Người bệnh cần tiến hành nhổ răng khôn tại các bệnh viện lớn để đảm bảo an toàn, hạn chế xảy ra các biến chứng trong quá trình nhổ răng khôn.
Ngoài ra, đối với một số bệnh lý có thể lây truyền qua đường máu như AIDS, viêm gan gây nguy hiểm và khó chữa trị. Do đó, trước khi nhổ răng khôn cần xét nghiệm máu để kịp thời phát hiện ra các loại bệnh này. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án phẫu thuật vô trùng nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và chính bản thân mình trong lúc tiến hành nhổ răng.
Nên nhổ răng khôn khi nào?
Không cần phải nhổ răng khôn nếu chúng mọc thẳng đứng, đúng vị trí, không bị sâu. Vùng nướu xung quanh không có bất kỳ một dấu hiệu viêm hay sưng tấy nào. Đồng thời, răng mọc không gây đau nhức và có thể dễ dàng làm sạch một cách triệt để.
Ngược lại, việc nhổ răng khôn là rất cần thiết trong một số trường hợp như:
- Xuất hiện nang hau u bởi nguyên nhân mọc răng khôn gây ra.
- Việc mọc răng khôn gây ra các biến chứng như đau, sưng, nhiễm trùng lặp đi lặp lại.
- Răng khôn mọc thẳng, đúng chỗ nhưng không có răng đối diện ăn khớp. Điều này làm răng khôn trồi dài xuống, gây loét nướu hàm đối diện, nhồi nhét thức ăn. Lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng, ảnh hưởng trực tiếp đến mô nha chu răng kế cận.
- Răng khôn mắc các bệnh lý về nha chu, sâu răng.
- Mục đích nhổ răng khôn để chỉnh nha hoặc làm phục hình răng.
Không có bất kỳ một độ tuổi chính xác nào cho việc nhổ răng khôn. Tuy nhiên, tuổi càng lớn, chân răng càng phát triển, cấu trúc xương càng cứng nên việc nhổ răng cũng khó hơn nhiều. Đặc biệt là sau 30 tuổi.
Sau nhổ răng khôn bao lâu thì lành
Sau khi kết thúc quy trình nhổ răng khôn, chắc hẳn có nhiều bạn thắc mắc vết thương sau nhổ bao lâu thì lành, hết đau. Thông thường, sau khi hết thuốc tê, người bệnh mới cảm nhận được tình trạng đau nhức trong răng lợi. Thời gian đầu có thể chỉ sưng miệng và má nhưng lâu dần sẽ thuyên giảm. Vết thương sau 1-2 ngày sẽ ngừng đau, sinh hoạt bình thường.
Từ 1 đến 2 tuần sau khi nhổ răng khôn thì nướu lợi sẽ dần hồi phục, phủ kín lỗ các lỗ chân răng. Và cuối cùng sau khoảng 1 tháng sau khi nhổ răng khôn, khung xương hàm sẽ lành lại hoàn toàn.
Hy vọng rằng, bài viết mà Nha Khoa Quốc Tế 108 đã cung cấp những thông tin hữu ích về quy trình nhổ răng khôn trên sẽ hữu ích cho bạn. Ngoài ra, để nhổ răng khôn an toàn, không gây biến chứng nên lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín trên toàn quốc.
Để lại một bình luận