Contents
- 1 Nước mật ong, đan sâm
- 2 Nước cam, mật ong
- 3 Nước hạch đào, sữa bò
- 4 Nước hạch đào, sơn tra
- 5 Sữa bò lá hẹ
- 6 Nước hạt mè (vừng), mật ong sữa
- 7 Nước đào nhân, sơn tra
Cơ thể người cao tuổi thường hay mắc các bệnh về tim mạch ngũ tạng và máu. Vì vậy trong khẩu phần ăn hàng ngày và đồ uống bạn nên chú ý để bố mẹ có được sức khỏe tốt nhất.
Nước mật ong, đan sâm
Nguyên liệu: Đan sâm 25g, mật ong 50g.
Cách chế biến: Đan sâm thái miếng, nấu lấy nước. Cho mật ong vào nước đan sâm, khuấy đều uống. Mỗi ngày uống một lần.
Công hiệu: Hoạt huyết, giảm đau, tiêu đờm, giảm béo.
Chỉ định: Dùng cho bệnh nhân cao huyết áp, mỡ cao trong máu, đau thắt cơ tim.
Chú ý: Phụ nữ mang thai và những người huyết bản ít đều không nên uống.
Nước cam, mật ong
Nguyên liệu: Cam 1 quả, mật ong 50g.
Cách chế biến: Cam ngâm nước, rửa sạch để cả vỏ bổ làm tư. Cho cam và mật ong vào nồi, đổ nước và nấu trên lửa lớn. Nước sôi vặn nhỏ lửa để khoảng 30 phút nữa. Bỏ bã uống nước. Mỗi ngày uống một lần.
Công hiệu: Hạ thực, tiêu khí, tiêu đờm, tan mỡ.
Chỉ định: Dùng cho người bị ho, thở dốc, buồn nôn, nấc.
Thành phần dinh dưỡng: Trong cam có chứa dầu dễ bay hơi, flavonol, có tác dụng làm giảm cholesterol, ngừa bệnh mỡ cao trong máu, gan nhiễm mỡ. Mật ong chủ yếu chứa đường quả và đường gluco (chiếm khoảng 70%), gấp 17 lần sữa bò; hàm lượng acid amin gấp 4,6% thịt gà và thịt bò.
Ngoài ra, mật ong còn chứa một ít đường mía, đường mạch nha, hồ tinh, nhựa cây, nitride, sắc tố, men cái, enzime, muối vô cơ, vitamin và nguyên tố vi lượng.
Chú ý: Người bị tỳ vị suy yếu không nên uống.
Nước hạch đào, sữa bò
Nguyên liệu: Sữa bò 200ml, nhân hạch đào chiên 60g, nhân hạch đào tươi 40g, gạo tẻ 60g, đường cát trắng 20g.
Cách chế biến: Gạo tẻ vo sạch, nhân hạch đào rửa sạch, nghiền nhuyễn rồi trộn với sữa bò, sau đó lọc lấy nước. Cho thêm một ít nước vào nồi, nấu sôi lên rồi cho đường vào, khi đường tan hết thì đổ nước sữa đã lọc vào, nấu sôi một lần nữa. Mỗi ngày uống một lần.
Công hiệu: Khỏe tỳ, bổ phổi.
Chỉ định: Dùng cho những người phổi, thận suy yếu dẫn đến ho, thở dốc, kém ăn.
Chú ý: Những người bị táo bón, âm suy hỏa vượng, ho đờm không nên uống.
Nước hạch đào, sơn tra
Nguyên liệu: Sơn tra 50g, nhân hạch đào 150g, đường trắng 200g.
Cách chế biến: Sơn tra nấu lấy 1l nước cốt. Nhân hạch đào mài nhuyễn, cho nước vào để có 2l. Nước sơn tra nấu sôi, cho đường trắng vào, khuấy đều. Đổ từ từ nước nhân hạch đào vào, khuấy đều, đợi sôi một lần nữa. Uống nhiều lần.
Công hiệu: Bổ thận, nhuận phổi, nhuận tràng.
Chỉ định: Dùng cho người phổi, thận suy yếu dẫn đến ho đờm, đau lưng, gối mỏi, táo bón, chân tay mỏi mệt.
Chú ý: Phụ nữ mang thai không được uống, người bị tiêu chảy cũng không nên uống.
Sữa bò lá hẹ
Nguyên liệu: Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, sữa bò 25ml.
Cách chế biến: Gừng tươi, lá hẹ rửa sạch, thái nhỏ, giã nhuyễn, lấy nước. Cho nước gừng, lá hẹ và sữa bò vào chung trong nồi, nấu sôi uống. Mỗi ngày uống một lần.
Công hiệu: Bổ tỳ.
Chỉ định: Dùng cho người tỳ vị yếu hàn dẫn đến buồn nôn, ung thư thực quản.
Chú ý: Người bị thực nhiệt trong người và người bị thái quá chức năng tình dục không nên uống.
Nước hạt mè (vừng), mật ong sữa
Nguyên liệu: Sữa bò 250ml, mật ong 30g, hạt mè 15g.
Cách chế biến: Hạt mè rang thơm, giã nát. Sữa bò và mật ong trộn đều, sau khi nấu sôi thì cho hạt mè vào. Uống vào mỗi sáng, khi bụng đói.
Công hiệu: Dưỡng âm, nhuận tràng, thông tiện.
Chỉ định: Dùng cho người khí huyết không đủ, âm dịch suy yếu dẫn đến ruột khô táo bón. Chú ý: Người bị tiêu chảy không nên uống. Tốt nhất chọn mè đen.
Nước đào nhân, sơn tra
Nguyên liệu: Sơn tra 1kg, đào nhân 10g, mật ong 250g.
Cách chế biến: Sơn tra rửa sạch, băm nát. Đào nhân rửa sạch, giã nhuyễn. Cho sơn tra và đào nhân vào nồi, đổ nước vào ngập cả hai, ngâm khoảng nửa giờ, sau đó nấu lấy nước cốt. Đổ thêm nước vào nước cốt, nấu sôi một lần nữa. Đổ vào thố, cho thêm mật ong vào, khuấy đều, đậy nắp lại và hấp cách thủy khoảng 1 giờ. Mỗi lần uống 1 muỗng, một ngày hai lần, pha với nước nóng uống sau bữa cơm.
Công hiệu: Hoạt huyết, tiêu độc, giảm đau, giảm mỡ cao trong máu, tiêu thực.
Chỉ định: Dùng cho người bị bệnh mỡ cao trong máu, gan nhiễm mỡ, bệnh tim, đau thắt cơ tim, đau dạ dày, đau bụng kinh ở phụ nữ, kinh không đều.
Chú ý: Sơn tra nên chọn quả to, vỏ màu hồng, dày cùi, vị chua ngọt. Đào nhân có chứa picrotocine, có khả năng phân giải sản xuất acid prussic, vì thế không nên dùng quá nhiều. Phụ nữ có thai và người hay bị tiêu chảy không nên uống. Người có đờm nhiều, đầy bụng, ruột trơn, tiêu chảy không nên dùng mật ong.
Để lại một bình luận