Contents
- 1 Nước ép khế
- 2 Nước ép táo
- 3 Cao kim anh tử
- 4 Nước sơn tra, đào nhân
- 5 Nước ngũ vị tử, ngân hạnh
- 6 Trà ô liu củ cải
- 7 Trà ô liu rễ lau
- 8 Nước ô liu đường phèn
Bạn đang mắc các bệnh về tiêu hóa, đường huyết và ngũ tạng? Vậy thì không nên bỏ qua những thức uống ngay sau đây.
Nước ép khế
Nguyên liệu: Khế và mật ong mỗi thứ lượng thích hợp.
Cách chế biến: Khế rửa sạch, thái vỏ, ép lấy nước. Cho nước khế trộn chung với mật ong rồi uống. Mỗi ngày uống một lần.
Công hiệu: Thanh nhiệt, hòa vị tiêu thực.
Chỉ định: Dùng để hạ nhiệt, tiêu khát, trị bệnh kém ăn, thấp nhiệt vàng da.
Thành phần dinh dưỡng: Trong khế có chứa đường, vita-min B, C và các khoáng chất như calci, phospho, sắt, có thể ngăn ngừa hình thành khối u trong cơ thể, giảm cho-lesterol và lipoglyceride, có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư và bệnh mạch máu tâm.
Chú ý: Người tỳ vị yếu hàn không nên uống.
Nước ép táo
Nguyên liệu: Táo và mật ong mỗi thứ lượng thích hợp.
Cách chế biến: Táo rửa sạch, gọt vỏ, ép lấy nước. Hòa mật ong vào nước ép táo. Mỗi ngày uống 1 – 2 lần.
Công hiệu: Nhuận phổi, tiêu sầu giải thử, khai vị tỉnh rượu.
Chỉ định: Dùng cho người bị thương tổn do nhiệt, cổ khô, miệng khát hoặc phổi khô, ho khan, lo buồn, ăn không ngon miệng sau cơn bệnh, đầy bụng hoặc say rượu.
Cao kim anh tử
Nguyên liệu: Kim anh tử 150g, mật ong lượng thích hợp.
Cách chế biến: Kim anh tử nấu lấy nước cốt, sau đó nấu lại lần nữa. Trộn chung hai lần nước, nấu trên lửa lớn. Cho mật ong vào, sau khi nước sôi thì tắt bếp; để nguội, cho vào lọ. Mỗi ngày hai lần, mỗi lần 20 – 30ml, pha với nước nóng uống hoặc cho vào cháo loãng ăn.
Công hiệu: Bổ thận, chống sa.
Chỉ định: Dùng cho người thận yếu, không vững dẫn đến sa tử cung. Thành phần dinh dưỡng: Kim anh tử có chứa acid citric, tannin, glucozit đen, vitamin C, đường…, có tác dụng giảm cholesterol trong máu, giảm xơ cứng động mạch; ức chế cầu khuẩn, trực khuẩn, khuẩn thương hàn, khuẩn gây kiết lị.
Nước sơn tra, đào nhân
Nguyên liệu: Sơn tra tươi 1kg, đào nhân 60g, mật ong 250g.
Cách chế biến: Sơn tra băm nhuyễn, cho vào nồi cùng với đào nhân, nấu lấy hai lần nước. Trộn chung hai lần nước, thêm mật ong khuấy đều, cho vào lọ, đậy nắp rồi chưng cách thủy khoảng 1 giờ.
Công hiệu: Khỏe phổi, hạ huyết áp, giảm béo.
Chỉ định: Dùng cho bệnh nhân cao huyết áp, mỡ cao trong máu, bệnh tim.
Nước ngũ vị tử, ngân hạnh
Nguyên liệu: Ngũ vị tử, táo đỏ mỗi loại 250g, lá ngân hạnh 500g, mật ong 1lít, đường phèn 50g.
Cách chế biến: Đem ngũ vị tử, táo đỏ, lá ngân hạnh nấu lấy ba lần nước. Trộn chung ba lần nước, thêm vào mật ong và đường phèn, khuấy đều; nấu trên lửa lớn khoảng 30 phút, đợi nguội rồi cho vào lọ. Mỗi ngày hai lần, mỗi lần hai muỗng canh, pha với nước nóng. Uống sau bữa cơm.
Công hiệu: Dưỡng ngũ tạng, lợi tâm huyết, hạ huyết áp.
Chỉ định: Dùng trị bệnh mỡ cao trong máu, xơ cứng động mạch, bệnh tim và cao huyết áp.
Trà ô liu củ cải
Nguyên liệu: Ô liu 250g, củ cải 500g.
Cách chế biến: Củ cải rửa sạch, thái lát. Ô liu rửa sạch, giã nát. Cho cả hai thứ vào ly, đổ nước sôi vào uống thay trà. Mỗi ngày uống một lần.
Công hiệu: Thanh phổi, thông cổ.
Chỉ định: Dùng cho người bị chứng viêm nhiễm đường hô hấp thượng, bị cảm mạo, viêm cổ họng mãn tính, viêm amidan cấp tính, viêm phế quản, ăn không tiêu, đầy bụng.
Thành phần dinh dưỡng: Ô liu có rất nhiều chất dinh dưỡng, trong phần thịt của ô liu có protein, carbohydrate, chất béo, vitamin C và các khoáng chất như calci, phospho, sắt. Trong đó hàm lượng vitamin C gấp 10 lần táo, gấp 5 lần đào, lê.
Hàm lượng calci trong ô liu cũng rất cao và dễ hấp thu vào cơ thể, rất thích hợp cho phụ nữ và trẻ em. Dầu ô liu có tác dụng hạ thấp mật độ lipoprotein, vì thế có thể giảm nguy cơ mắc bệnh về mạch máu tâm. Phenol trong dầu ô liu là thuốc chống oxy hóa, có lợi cho việc trao đổi chất béo.
Trà ô liu rễ lau
Nguyên liệu: Ô liu mặn 2 quả, rễ lau 30g.
Cách chế biến: Rễ lau rửa sạch, thái khúc. Ô liu giã nát. Cho cả hai thứ vào nồi, đổ vào 2 chén rưỡi nước, nấu còn 1 chén, bỏ bã, lấy nước uống.
Công hiệu: Thanh nhiệt, giải độc.
Chỉ định: Dùng cho người bị lưu cảm, vị nhiệt, đau răng, nóng phổi ho khan, cổ họng sưng đau.
Nước ô liu đường phèn
Nguyên liệu: Ô liu tươi 60g, đường phèn lượng thích hợp.
Cách chế biến: Ô liu rửa sạch, giã nát. Đường phèn đập nát. Cho ô liu vào nồi, cho tiếp đường phèn vào. Đổ vào 2 chén nước, nấu thành 1 chén, bỏ bã, lấy nước, uống từ từ. Mỗi ngày uống một lần.
Công hiệu: Giải độc, thông cổ, thanh phổi hòa vị, tiêu đờm.
Chỉ định: Dùng cho người bị chứng ho nhiệt, cổ họng sưng đau, ăn không tiêu, mắc xương cá, trẻ em ho nhiều, đi tiêu ra máu.
Để lại một bình luận