Ông cha ta có câu: “Cái răng cái tóc là góc con người” quả không sai, ai ai trong chúng ta cũng đều rất quan tâm đến vấn đề chăm sóc răng miệng. Tuy nhiên không phải ai cũng thực hiện đúng những chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hàm răng luôn được chắc khỏe. Điều này dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng, làm rất nhiều người quan ngại và lo lắng. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết hiện tượng này nhé!
Bị chảy máu chân răng có phải là bệnh?
Chảy máu chân răng là gì?
Hiện tượng chảy máu chân răng hay còn được gọi là chảy máu lợi, có triệu chứng rất giống với các căn bệnh như viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh răng, u lợi… Tuy nhiên, đây thường là triệu chứng của căn bệnh viêm lợi, xảy ra khá phổ biến. Căn nguyên của chảy máu răng chính là việc các mảng bám tích tụ ở viền nướu, trở thành nơi trú ẩn lý tưởng cho các vi khuẩn, khiến cho nướu bị yếu và dễ dàng bị tấn công bởi các tác động không tốt. Chăm sóc răng miệng nắm giữ vai trò quyết định trong vấn đề này.
Việc chảy máu chân răng chính là hồi chuông cảnh báo sức khỏe răng miệng của bạn không ổn, nếu không được quan tâm chữa trị kịp thời thì rất dễ dẫn đến những căn bệnh về răng miệng nghiêm trọng, thậm chí là khiến tiêu chân răng và làm răng lung lay đến mức rụng đi.
Chảy máu chân răng có phải là bệnh và có nguy hiểm không?
Bạn thường phát hiện mình chảy máu chân răng vào những lúc không chuẩn bị trước, ví dụ khi nói chuyện hoặc khi ăn uống. Vấn đề này đối với nhiều người thì không nhận được một sự quan tâm đúng mức, nó có thể báo hiệu tình trạng cơ thể của bạn đấy.
Khi nướu chắc khỏe, bạn có thể dễ dàng nhận ra chúng có màu hồng nhạt và săn chắc. Tuy nhiên khi nướu bị viêm, nướu sẽ có màu đỏ đậm hoặc thậm chí ngả màu nâu tím, bề mặt trở nên nhạy cảm, mềm hơn, dễ chảy máu khi đụng vào và tiết ra mùi khá khó chịu.
Mọi người thường truyền miệng cách giải quyết chúng là sử dụng những viên sủi vitamin C nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Chỉ khi có những vấn đề liên quan nhất định, bạn mới nên sử dụng viên sủi vitamin C.
Chảy máu chân răng không chỉ là vấn đề về bệnh lý mà còn phụ thuộc phần lớn vào thói quen sinh hoạt của bạn.
10 nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Bệnh viêm nướu
Tình trạng chảy máu răng chính là dấu hiệu hàng đầu cho thấy bạn đã mắc bệnh viêm nướu. Nguyên nhân vì những mảng bám quanh viền không được chỉ nha khoa lấy đi hết hoặc khi đánh răng không kỹ, khiến cho các vi khuẩn có cơ hội sinh sôi nảy nở, tạo thành ổ bệnh gây viêm nướu.
Nướu bạn sẽ bị sưng đau, đôi khi chảy máu kể cả khi bạn dùng chỉ nha khoa một cách nhẹ nhàng. Khi vấn đề này không được giải quyết, nướu sẽ bị tụt, làm lộ ra phần chân răng mất thẩm mỹ hoặc nghiêm trọng hơn là gây lung lay và rụng.
Thuốc làm chảy máu chân răng
Theo hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, thuốc làm loãng máu có thể gây ra bệnh chảy máu chân răng, khi máu loãng, không đông được, chúng có thể dễ dàng chảy ra khỏi nướu, gây hiện tượng này. Trong khi đó, một vài loại thuốc có thể khiến bạn bị khô miệng, lượng nước miếng tiết ra không đủ để bảo vệ răng miệng và tiêu diệt vi khuẩn được.
Hãy nói với bác sĩ tình trạng sử dụng thuốc của bạn để tránh hết sức có thể vấn đề này nhé!
Thói quen dùng chỉ nha khoa
Khi thói quen dùng chỉ nha khoa thay đổi, sử dụng nhiều lần hơn hoặc nhiều ngày không sử dụng thì đều dễ dẫn đến chảy máu chân răng. Nếu hiện tượng này xảy ra quá nhiều lần, đừng ngần ngại gì nữa mà phải gặp bác sĩ ngay thôi!
Bàn chải đánh răng thô cứng
Một trong những hiện tượng thường thấy chính là việc đánh răng bị chảy máu. Thông thường, việc này xảy ra khi bạn thay đổi bàn chải đánh răng không đúng với tình trạng nướu của mình. Đổi bàn chải quá cứng, khiến nướu dễ bị xước, bị tổn thương. Nên lựa chọn chất bàn chải mềm mại, cảm nhận được sự nhẹ nhàng khi đánh răng. Ngoài ra, đánh răng bị chảy máu sẽ xảy ra khi lực đánh răng quá mạnh, nướu cũng bị tổn thương.
Vệ sinh răng miệng kém
Đôi khi có những trường hợp bất đắc dĩ xảy ra, khiến bạn lơ là việc vệ sinh răng miệng, có thể là bỏ đánh răng hoặc quên sử dụng chỉ nha khoa, chúng đều khiến chảy máu chân răng.
Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng
Chảy máu chân răng có thể sẽ là hậu quả của việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong việc ăn uống. Nướu bị kích ứng bởi các loại thực phẩm, hoặc do thiếu các chất vitamin C, vitamin K.
Hút thuốc lá quá nhiều
Những người hút thuốc lá nhiều sẽ có nhiều mảng bám ở răng, cao răng hơn người bình thường vì các chất độc hại trong thuốc lá. Thói quen hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh về nướu lợi, cả về thẩm mỹ, sẽ bị ố vàng răng, kéo theo là việc có mùi khó chịu, gây ảnh hưởng đến cả người xung quanh.
Tâm lý căng thẳng, stress
Tình trạng tâm lý căng thẳng stress cũng sẽ gây áp lực không tốt đến tình trạng sức khỏe răng miệng. Khi hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu, lúc này sẽ là lúc các vấn đề xuất hiện. Căng thẳng gây viêm mạch máu, phá vỡ mô mềm, gây hiện tượng chảy máu răng.
Do răng mọc lệch
Việc răng mọc lệch dễ khiến cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, các khớp cắn cũng không chuẩn, gây răng xê dịch, nướu yếu, chảy máu chân răng.
Những chiếc răng mọc lệch đáng ghét rất dễ tạo ra kẽ hở tích tụ thức ăn, bạn cần tìm đến phương pháp chỉnh nha phù hợp với mình.
Thay đổi nội tiết tố ở nữ
Đối với nữ, hiện tượng thay đổi nội tiết tố thường diễn ra khi kỳ kinh nguyệt tới, khi mang thai, khi mãn kinh hoặc khi sử dụng thuốc tránh thai. Chảy máu chân răng trong trường hợp này cũng là một dấu hiệu để các thai phụ nhận biết thai kỳ. Khi progesterone tăng dẫn đến tăng lưu lượng máu, dễ dẫn đến chảy máu răng thường thấy.
6 Cách điều trị tình trạng răng miệng khi chảy máu chân răng
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Để có được hàm răng chắc khỏe, bạn cần đảm bảo rằng mình đã đánh răng đúng cách. Cần phải có kỹ thuật chải răng, đánh từ chân răng xuống và từ dưới lên, không quá thô bạo, gây đánh răng bị chảy máu. Kết hợp với việc sử dụng bàn chải lông mềm và đánh răng đủ 2 lần/ ngày, đảm bảo tránh khỏi việc gây xước, tổn thương lên nướu.
Đồng thời, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi lần ăn uống, đảm bảo không có mảng bám nơi kẽ răng, không tạo cơ hội cho các ổ vi khuẩn phát triển, vừa đỡ mất thẩm mỹ, lại đảm bảo được sức khỏe răng miệng.
Bổ sung các chất cần thiết
Vitamin C và vitamin K cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng, trong khi vitamin C có tác dụng làm lành vết thương thì vitamin K sẽ giúp bạn hạn chế việc chảy máu chân răng. Những loại vitamin này có thể dễ dàng bổ sung qua việc sử dụng các loại trái cây như cam, bưởi, chanh,… chứa vitamin C và chuối, củ cải chứa vitamin K.
Dầu cá là một loại thực phẩm chức năng với dồi dào canxi, magie và các chất chống viêm, chúng đều là những chất rất tốt cho sức khỏe răng miệng của bạn. Việc ăn rau cũng giúp ích không kém, chính vì những chất xơ trong rau có tác dụng tương tự như những chiếc lông bàn chải mềm mại sinh học, giúp lấy đi những chất bẩn, mảng bám trên bề mặt răng.
Giảm thiểu căng thẳng
Nguyên nhân căng thẳng kéo dài là nguyên nhân bên trong, rất quan trọng, quyết định việc bạn chảy máu chân răng nghiêm trọng hay không. Vậy hãy luôn giữ cho tâm trí được thoải mái, thư giãn, không nên quá căng thẳng, suy nghĩ tích cực hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời để tránh được cả những vấn đề về tâm lý và cả cơ thể nữa nhé! Hãy chắc chắn là mình luôn trong trạng thái tốt nhất trước khi tìm đến những hiệu thuốc tây để tìm cách giải quyết chảy máu răng nhé!
Từ bỏ thói quen hút thuốc lá
Từ bỏ thói quen hút thuốc lá chính là điều sẽ mang lại niềm vui cho mọi người. Không chỉ giúp bạn tránh xa khỏi căn bệnh ung thư quái ác, bạn cũng sẽ tạo được thiện cảm với mọi người xung quanh hơn, nhờ hơi thở thơm tho, nụ cười trắng sáng, hàm răng chắc khỏe. Hãy nghĩ về những điều tích cực đó để có thêm động lực nhé! Chẳng có ai lại muốn mình mất điểm trong mắt người đối diện chỉ vì một hàm răng không được tự tin vì bị chảy máu đâu nhỉ!
Sử dụng thuốc điều trị
Vậy uống thuốc gì để nhanh chóng khỏi chảy máu răng mà không cần phải quá lo lắng vào việc thay đổi nhiều thứ trong cuộc sống? Các loại thuốc như Amoxicillin, Tetracycline, Metronidazole, Penicillin… rất hay được các bác sĩ và các dược sĩ tư vấn sử dụng, tuy nhiên bạn cần nhớ là chúng có liều lượng khác nhau đối với từng đối tượng, tình trạng răng và độ tuổi.
Khi đến gặp bác sĩ, họ thường lấy phần mảng bám ở chân răng, vôi răng và sau đó khôi phục lại nướu. Tuy nhiên, nếu sau đó mọi chuyện không tiến triển tốt, bạn có thể sẽ được tư vấn sử dụng thêm một vài loại thuốc đặc trị viêm nướu.
Đến phòng khám nha khoa
Tình trạng chảy máu chân răng nếu quá nặng hoặc diễn ra liên tiếp, bạn nên đến các phòng khám nha khoa để được thăm khám và có biện pháp điều trị hiệu quả.
Hiện nay, phòng khám Nha Khoa Quốc Tế 108 (tiền thân là Nha khoa Quốc tế 108) được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn thăm khám. Tại đây, bạn sẽ được đội ngũ các bác sĩ giỏi thăm khám và đưa ra phương án điều trị chảy máu chân răng hiệu quả nhất.
Quả thật không thể xem thường vấn đề chăm sóc răng miệng được, phải đảm bảo mình am hiểu đầy đủ và thực hành đúng chỉ định thì mới có được một hàm răng chắc khỏe. Bài viết này đã mang đến những thông tin rất hữu ích về chảy máu chân răng và cách giải quyết chúng, hy vọng bạn đọc yêu thích!
Để lại một bình luận