Tụt lợi là một bệnh lý nha khoa phổ biến và có thể xảy ra ở nhiều người hiện nay. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng mang đến cảm giác khó chịu cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Trong bài viết dưới đây, Nha Khoa Quốc Tế 108 sẽ gửi đến các bạn những thông tin liên quan đến vấn đề tụt lợi, nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả.
Tụt lợi là gì?
Tụt lợi là hiện tượng phần lợi bảo vệ chân răng di chuyển xuống cuống răng phía sâu bên dưới, khiến cho phần chân răng hở ra phía ngoài. Hiện tượng tụt lợi có thể xảy ra ở một vài răng, ở một hàm hoặc cả hai hàm trên và dưới, đi kèm với nó là các triệu chứng chảy máu chân răng, sưng lợi, hôi miệng, …
Hiện tượng này cảnh báo dấu hiệu mất xi măng chân răng, mòn cổ răng và lộ ngà răng, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh tấn công răng, nặng hơn là có thể dẫn đến hiện tượng mất răng hoàn toàn.
Đọc thêm:
- Lấy cao răng 30k? Và 8 Điều bạn nên biết về lấy cao răng
- Viêm nha chu là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị
- 15 Lợi ích súc miệng nước muối mà bạn không biết
Biểu hiện của tụt lợi
- Lợi có dấu hiệu sưng đỏ, có cảm giác đau và hơi khó chịu.
- Xảy ra tình trạng chảy máu chân răng sau khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
- Hơi thở có mùi khó chịu.
- Lợi bị rút lại rõ rệt, răng có dấu hiệu lung lay.
Đọc thêm:
- Chảy máu chân răng là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Hậu quả của tụt lợi
- Các răng sẽ bị dài ra nhiều hơn, các kẽ răng bị nong rộng và thức ăn có thể dễ dàng dắt vào bên trong, nhất là ở vị trí răng cửa sẽ gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
- Nếu như răng của bạn bị tụt lợi chân răng còn đi kèm với viêm nha chu thì tình trạng răng bị lung lay dẫn đến mất răng hoàn toàn có thể xảy ra.
- Ở những vị trí răng có phần lợi bám dính ít và mỏng, kèm theo tụt lợi sẽ dẫn đến tình trạng không còn lợi che phủ và bảo vệ răng, cổ răng và chân răng sẽ lộ ra ngoài. Những răng này sẽ dễ bị mòn do sự cọ sát của thức ăn hoặc bàn chải đánh răng, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng ê buốt khi ăn nhai và chảy máu chân răng.
Nguyên nhân bị tụt lợi
Những nguyên nhân gây ra bệnh lý tụt lợi:
- Viêm nha chu: khi bị viêm nha chu thì mô lợi và các tổ chức nâng đỡ răng sẽ bị phá hủy, từ đó khiến chân răng bị tụt lợi.
- Di truyền: các nghiên cứu đã chứng minh rằng gen và yếu tố di truyền có ảnh hưởng rất đến sức khỏe răng miệng của mỗi người.
- Do đánh răng quá mạnh: khi đánh răng quá mạnh hoặc đánh sai cách sẽ rất dễ làm cho men răng bị tổn thương cũng như chân răng bị tụt lợi.
- Cao răng: nếu không lấy cao răng kịp thời và qua thời gian tích tụ sẽ khiến cho chân răng bị tụt lợi và gây ra chảy máu chân răng.
- Thay đổi nội tiết tố: khi phụ nữ bị thay đổi nội tiết tố thì lợi sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm và dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công. Vì vậy, thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân hàng đầu gây ra tụt lợi ở phụ nữ.
- Răng bị xô lệch: răng bị xô lệch sẽ tác động lực rất lớn lên lợi và xương của các răng kế cận, khiến cho các răng kế cận bị tụt lợi.
- Do thói quen xấu: các thói quen xấu như nghiến răng lúc ngủ hoặc hút thuốc lá cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tụt lợi.
Đọc thêm:
- Top 7 địa chỉ lấy cao răng uy tín tại Hà Nội
Cách chữa trị hiện tượng tụt lợi hiệu quả bằng cách tự nhiên
Chanh và dầu ô liu
Trong chanh có chứa chất axit, có tác dụng diệt khuẩn và sát trùng rất cao, tuy nhiên vì lượng axit quá nhiều nên bạn chỉ nên sử dụng một lượng chanh hợp lý.
Cách làm: trộn hỗn hợp 120ml dầu ô liu với 240ml nước cốt chanh. Lắc đều hỗn hợp rồi bảo quản trong hộp sau 3-4 tuần mới đem ra dùng. Bôi hỗn hợp lên lợi rồi mát-xa trong vòng 2 phút. Chỉ nên thực hiện công thức này không quá 2 lần/tuần.
Lô hội
Lô hội có tác dụng ngăn chặn tình trạng tụt lợi phát triển, bởi trong lô hội có chứa chất kháng viêm, giúp tiêu diệt vi khuẩn và bảo vệ nướu hiệu quả.
Cách làm: sử dụng gel lô hội làm nước súc miệng hoặc để chải răng.
Dầu mè
Dầu mè cũng có tính kháng viêm giúp loại bỏ các mảng bám trên răng, giúp răng luôn sạch sẽ và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Cách dùng: lấy một lượng dầu mẻ đủ dùng rổi đun ấm. Sau đó dùng bàn chải đánh răng lấy dầu mè vừa đun để chải răng thật nhẹ nhàng. Sau đó ngậm dầu trong vài phút rồi súc miệng sạch lại bằng nước.
Trà xanh
Trà xanh có chứa chất chống oxy hóa, giúp tiêu diệt các tế bào vi khuẩn gây ra bệnh viêm nha chu. Tính chống viêm của trà xanh cũng giúp giảm sưng nướu.
Cách dùng: vào mỗi buổi sáng hãy uống một ly trà xanh, tình trạng răng miệng của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
Cách chữa trị hiện tượng tụt lợi bằng các phương pháp nha khoa
Tình trạng nhẹ
Đối với những bệnh nhân mới bị và đang ở tình trạng nhẹ, thì người bệnh chỉ cần thay đổi cách chải răng và sử dụng bàn chải có lông mềm. Nên đi lấy cao răng để ngăn chặn vi khuẩn phát triển.
Nếu có tình trạng răng ê buốt thì bạn nên sử dụng các loại kem đánh răng có chất chống ê buốt hoặc dùng gel chống ê buốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tình trạng nặng
Tuy nhiên khi tình trạng tụt lợi đã phát triển nặng thì giải pháp hiệu quả nhất lúc này là phẫu thuật ghép mô nướu để phục hồi lại lợi che phủ răng.
Nguyên tắc của phương pháp phẫu thuật là sử dụng các vạt niêm mạc ở vùng răng kế cận, có hoặc không sử dụng vật liệu ghép, để giúp che phủ phần chân răng bị tụt lợi. Các phương pháp che phủ chân răng bao gồm: ghép lợi tự do tự thân, ghép mô sinh học từ động vật hoặc lấy mô từ người khác ghép.
Sau phẫu thuật thì sẽ phải mất từ 6 tháng đến 1 năm để mô nướu khôi phục lại như ban đầu.
Như vậy trong bài viết trên chúng tôi đã gửi đến các bạn những thông tin vô cùng bổ ích liên quan đến vấn đề răng bị tụt lợi. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm hiểu biết và kiến thức để chăm sóc răng miệng tốt hơn, qua đó ngăn ngừa tình trạng tụt lợi xuất hiện.
Để lại một bình luận