Khoảng thời gian gần đây, trên mạng xã hội chia sẻ rộng rãi về một video bắt con sâu răng với những dòng chú thích dễ gây hiểu nhầm, tạo nên những dòng suy nghĩ trái chiều. Video mô tả chân thật, cộng thêm những lời nhận định, nên nhiều người bán tín bán nghi. Tuy nhiên, dựa trên những cơ sở khoa học từ bao lâu nay, điều này lại trái ngược hoàn toàn, gây nhiều tranh cãi không hồi kết. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây, tìm hiểu thực hư về câu chuyện con sâu răng!
Con sâu răng là gì?
Theo quan niệm từ xưa đến nay, đặc biệt là trong những lời người lớn dùng để dọa nạt, không cho trẻ con ăn đồ ngọt nữa thì con sâu răng tính là một sinh vật sống ký sinh trong miệng, chúng đục khoét chân răng, tạo các lỗ nhỏ li ti, gây đau nhức răng. Con sâu răng chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý sâu răng, cũng là cơ sở cho tên gọi sâu răng người Việt ta thường gọi. Chính vì vậy, để không còn bị sâu răng thì phải bắt bỏ con sâu răng thì mới chữa được bệnh lý này.
Điều này có thật hay không thì thực tế từ trước đến nay, các nhà khoa học không nghiên cứu được bất kỳ dấu hiệu nào về việc có sinh vật ký sinh trong miệng gây bệnh lý sâu răng cả. Tất cả những gì chúng ta biết được chính là những lời truyền miệng vô căn cứ và những video không có nguồn gốc được chia sẻ một cách tràn lan trên mạng xã hội.
Các cách bắt con sâu răng theo dân gian
Ở rất nhiều những vùng quê thì vẫn rất tin tưởng câu chuyện này và sử dụng cách “bắt con sâu răng” để điều trị cho tiết kiệm chi phí. Video quay cảnh bắt “bắt con sâu răng” ra khỏi miệng đứa trẻ khiến nhiều người cũng dần dần tin vào suy nghĩ hoang đường kia. Hãy thử tìm hiểu những cách “bắt” con sâu răng lưu truyền ly kỳ trong những suy nghĩ cổ hủ và lạc hậu có gì đặc biệt nhé!
Bắt con sâu răng bằng lá tía tô
Cách thực hiện khá đơn giản, bao gồm các thao tác như: rửa sạch và nghiền nhuyễn lấy nước 1 nắm lá tía tô non, sau đó, nước này được nhỏ vào mắt bệnh nhân, cứ tiếp tục cho đến khi nào chảy xuống mũi, miệng bệnh nhân và con sâu răng sẽ chui ra bằng đường mắt.
Để lý giải cho hiện tượng này, các chuyên gia về mắt đã chứng minh sợi màu trắng chui ra từ mắt không phải là con sâu răng, mà chính là tơ huyết. Khi đổ nước tía tô vào mắt, niêm mạc mắt sẽ có phản ứng viêm, tiết nhiều sợi fibrin (tơ huyết) bị lầm tưởng là con sâu răng. Không những không chữa được bệnh sâu răng còn khiến mắt khó chịu, giảm thị lực, nguy cơ khó lường.
Bắt con sâu răng bằng “bí kíp gia truyền”:
Đây chính là phương pháp xuất hiện trong khá nhiều video, được nhiều người tin tưởng là có thật. Người thực hiện sẽ chuẩn bị 1 viên gạch nung nóng, 1 chiếc phễu đặt ngược (hoặc 1 ống dẫn khí), 1 nhúm hạt màu đen (bí kíp gia truyền). Các hạt màu đen này sẽ được đặt lên bề mặt viên gạch, úp chiếc phễu đặt ngược lên trên để cho khói và hơi của nhúm hạt đem xộc vào khoang miệng. Sau khi đợi 1 lúc, bạn nhấc chiếc phễu ra thì sẽ thấy các “con sâu răng” đã rơi ra ngoài, hoàn tất quá trình bắt con sâu răng.
Thực tế, các hạt được cho là bí kíp gia truyền này chính là những hạt tiêu được tách làm đôi, giữa chúng có các sợi màu trắng có hình dáng khiến mọi người lầm tưởng là con sâu răng. Khi gặp nhiệt độ cao, những sợi màu trắng sẽ tách khỏi hạt và rớt ra ngoài. Bạn có thể “tiền mất tật mang” vì việc làm này sẽ khiến người bệnh hít phải một lượng khí CO2 không tốt thải ra từ gạch nung.
Những gì bạn cần tìm hiểu khi bị sâu răng
Bệnh lý sâu răng là gì?
Sâu răng trong y khoa thì được định nghĩa là tình trạng tổn thương mô cứng của răng, vì các vi khuẩn ở mảng bám gây ra quá trình hủy khoáng, tạo nên các lỗ nhỏ trên bề mặt và cả bên trong răng. Do sự kết hợp của cả những yếu tố bên ngoài như ăn vặt, đồ ăn đồ uống nhiều đường, vệ sinh răng miệng chưa đủ kỹ, tạo điều kiện phát triển cho các vi khuẩn trong miệng, gây ra bệnh lý sâu răng.
Sâu răng phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới, với mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh.
Khi sâu răng không được ngăn chặn bằng các biện pháp đúng đắn, tình trạng sẽ ngày càng tệ hơn, cụ thể là ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn bên trong của răng. Chúng dẫn đến đau nhức, nhiễm trùng hoặc thậm chí là gây mất răng.
Quá trình phát triển của bệnh lý sâu răng
Sâu răng là một quy trình dài chứ không phải chỉ ngày một ngày hai:
Đầu tiên là bắt đầu từ mảng bám: mảng bám xuất hiện, tạo một màng dính bao bọc lấy răng do quá trình ăn uống có nhiều chất đường và tinh bột, sau đó các vi khuẩn răng miệng sẽ ăn phần mảng dính này, tạo thành mảng bám. Mảng bám này sẽ trở nên cứng đầu, khó để tẩy đi ở phần viền nướu, tạo thành cao răng. Cao răng này chính là nguyên nhân khiến chúng ta khó khăn cho việc loại bỏ, tạo 1 lớp bảo vệ vững chắc cho vi khuẩn.
Trong mảng bám có các chất axit, chúng sẽ loại bỏ các khoáng chất có trong men răng cứng và bên ngoài của răng. Việc này, sẽ là nguyên nhân tạo nên các lỗ nhỏ li ti trên men răng, đây chính là giai đoạn đầu sâu răng. Khi phần men răng được bào mòn, vi khuẩn tiếp tục tấn công đến lớp tiếp theo của răng, gọi là ngà răng, mềm hơn, ít kháng axit hơn. Ngà răng là một lớp quan trọng, có các ống nhỏ tiếp xúc với thần kinh của răng, rất nhạy cảm.
Sâu răng sau đó tiếp tục phát triển và tấn công tủy. Buồng tủy bị sưng và chịu kích thích từ vi khuẩn, tủy chứa các dây thần kinh và mạch máu. Vì không có diện tích bên trong răng nên khi sưng lên, dây thần kinh bị chèn ép, gây đau nhức.
Quy trình trên được phân tích vô cùng kỹ càng và khoa học chứ không hề có con sâu răng như lời đồn đại.
Triệu chứng bệnh sâu răng
Khi mới sâu răng, nhiều người bệnh thường không thể phát hiện ra, tuy nhiên sau đó sẽ có các biểu hiện như:
- Đau tự phát mà không có lực tác động
- Răng trở nên nhạy cảm hơn.
- Có cảm giác đau tùy mức độ khi ăn hoặc uống đồ ngọt, đồ nóng hay đồ lạnh.
- Bạn có thể nhìn thấy một lỗ hổng trên răng.
- Xuất hiện màu nâu, màu đen hoặc màu trắng trên bề mặt răng
- Đau nhói khi nhai, cắn.
Nguyên nhân gây sâu răng
Vị trí răng: Thông thường, những chiếc răng hàm rất dễ bị sâu, vì chúng có nhiều khe rãnh, dễ dàng khiến thức ăn bị mắc kẹt. Hơn nữa, chúng cũng khó làm sạch hơn là đối với những răng cửa, cửa bên vì ở vị trí khó tiếp cận hơn.
- Thực phẩm bám tốt, khó tẩy trôi như các loại bánh kẹo ngọt, nhiều tinh bột, đồ chiên…
- Ăn vặt thường xuyên, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển, soda và một vài đồ uống có ga khác cũng sẽ tạo ra axit bào mòn răng.
- Đánh răng, vệ sinh không đầy đủ, đúng cách như các bác sĩ chỉ định.
- Bổ sung không đủ fluoride, không có khoáng chất tự nhiên giúp ngăn ngừa sâu răng, đảo ngược các giai đoạn sớm nhất khi tổn thương răng. Đây chính là thành phần phổ biến trong các loại kem đánh răng hiện nay.
- Độ tuổi trẻ em và người lớn tuổi: Trẻ em và các thanh thiếu niên thường chưa có ý thức hoặc dành đủ sự quan tâm cho vấn đề chăm sóc, vệ sinh răng miệng, dẫn đến sâu răng. Đối với người lớn tuổi, răng mòn, dễ bị thoái hóa và tấn công bởi các vi khuẩn hơn.
- Khô miệng: nước bọt chính là một “vị thuốc” tự nhiên, có thể rửa sạch thức ăn bám trên răng, đồng thời trong nước bọt cũng có chất giúp chống axit do vi khuẩn gây ra. Vì vậy, khô miệng, thiếu nước bọt đã tạo điều kiện cho sâu răng phát triển.
- Ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản khiến cho các axit dạ dày trào lên miệng, phá hủy men răng, gây tổn thương răng. Lâu ngày khiến ngà răng lộ ra, giúp vi khuẩn dễ tấn công răng bạn hơn.
Phương pháp điều trị sâu răng khoa học và hiệu quả
Thay vì tin vào phương pháp “bắt con sâu răng” phản khoa học thì bạn đọc nên tìm đến các phương pháp hiện đại, khoa học, tân tiến để giải quyết triệt để, tránh ham của rẻ mà “tiền mất tật mang” nhé!
Điều trị bằng florua
Đây là phương pháp điều trị khi phát hiện kịp thời, sâu răng chỉ ở giai đoạn đầu. Điều trị bằng fluor giúp khôi phục men răng, đảo ngược giai đoạn. Được áp dụng bằng nhiều hình thức khác nhau như gel, chất lỏng, bọt… được bôi trên bề mặt răng.
Trám răng
Chất trám hay còn gọi là phục hình, thường được sử dụng khi sâu răng vượt quá giai đoạn đầu, được kết hợp bởi nhiều hợp chất thường được sử dụng trong y khoa.
Trám răng là phương pháp điều trị sâu răng phổ biến nhất hiện nay bởi nhiều ưu điểm: giá thành phù hợp, thời gian điều trị nhanh…
Bọc răng sứ
Đây là phương pháp thường được sử dụng khi sâu răng lớn, tạo lỗ rộng và làm răng yếu, răng sứ sẽ bao phủ toàn bộ chân răng, tạo một lớp bảo vệ và tạo hình răng như mới. Hiện nay, công nghệ bọc răng sứ răng được lựa chọn khá nhiều, có rất nhiều loại răng sứ trên thị trường: răng sứ kim loại, răng sứ titan, răng sứ Ceramill… Tùy vào nhu cầu thẩm mỹ, điều kiện kinh tế mà bạn sẽ lựa chọn loại răng sứ phù hợp.
Nhổ răng
Không phải bất kỳ trường hợp nào bị sâu răng cũng nhổ răng. Nguyên tắc trong nha khoa là “bảo tồn” răng. Chính vì vậy, chỉ khi răng bị chết tủy, nếu không nhổ bỏ sẽ ảnh hưởng đến các răng khác và có khả năng dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm hơn.
Địa chỉ điều trị sâu răng an toàn, uy tín tại Hà Nội
Tìm địa chỉ để điều trị sâu răng là điều vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sự an toàn của răng miệng bạn.
Tại Nha Khoa Quốc Tế 108 (tiền thân là Nha khoa Quốc tế 108), bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng điều trị cũng như các phương pháp điều trị sâu răng. Với đội ngũ các bác sĩ chuyên nghiệp, bạn sẽ được thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân gây sâu răng, cách điều trị phù hợp. Bên cạnh đó là các hệ thống máy móc hỗ trợ hiện đại để phục vụ tốt nhất cho quá trình điều trị của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị sâu răng đã và đang được thực hiện tại Nha Khoa Quốc Tế 108 bao gồm:
- Điều trị bằng florua
- Trám răng, hàn răng
- Bọc răng sứ
- Nhổ răng (khi được chỉ định)
Quả thật cho đến bây giờ, việc con sâu răng không chỉ còn là niềm tin của con trẻ nữa, mà đến người lớn cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu không có kiến thức khoa học xã hội đầy đủ. Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải mã về câu chuyện trên, hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn đầy đủ và tỉnh táo trước những tin đồn vô căn cứ
Để lại một bình luận