Lở miệng là gì? Khi bị lở miệng nên chữa như thế nào? Đây là những câu hỏi thường xuyên lặp lại của rất nhiều người. Lở miệng là bệnh rất thường gặp có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn tuổi hầu hết trong đời ai cũng sẽ mắc phải. Chúng tôi xin cung cấp đến bạn đọc những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất để mọi người có thêm kiến thức trong việc phòng ngừa và điều trị.
Lở miệng là bệnh lý gì?
Lở miệng hay còn gọi tên khác là nhiệt miệng là những vết loét nhỏ, nông trên bề mặt, phát triển vào những mô mềm bên trong vùng má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc ở nướu của bạn.
Thường những vết loét này nếu không điều trị sẽ tự khỏi và kéo dài từ 7 đến 10 ngày mà không để lại sẹo. Nếu loét miệng kéo dài hơn hai tuần thì điều bạn cần làm là đi khám bác sĩ để dứt điểm tình trạng này.
Nguyên nhân gây lở miệng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng lở miệng ( nhiệt miệng). Theo như dân gian, nguyên nhân chính gây nên nhiệt miệng đó chính là do bị nóng trong và ăn quá nhiều đồ cay nóng. Tuy nhiên, với khoa học và y học hiện đại đến nay chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể chính xác gây nên lở miệng.
Theo nghiên cứu của Bộ Y tế Anh, có nhiều yếu tố được cho là nguyên nhân tác động đến sự hình thành và phát triển của những vết lở miệng đó là:
- Do hệ thống miễn dịch bị suy yếu
- Dị ứng với những thực phẩm như socola, các loại phomai, các loại hạt, cà phê, trái cây có múi, thực phẩm có vị chua…
- Do bị áp lực (stress)
- Do vi rút và vi khuẩn có hại gây nên
- Do thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt)
- Do bị tổn thương miệng, các vết thương nhỏ trong miệng như bị cắn vào môi, vào má…
- Do Helicobacter pylori (một loại vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng)
- Do khẩu phần dinh dưỡng kém, thiếu hụt vitamin B12, kẽm, folate hoặc sắt
Triệu chứng khi lở miệng
Khi bị lở miệng, bạn thường có những cảm giác rất khó chịu và nếu bạn phát hiện ra những triệu chứng sau thì rất có thể bạn đã bị lở miệng
Triệu chứng
- Trong niêm mạc xuất hiện một hoặc nhiều vết hoặc đốm có kích thước từ 1 – 2 mm, hình bầu dục có màu trắng hoặc màu vàng. Lâu dần đốm trắng đó sẽ to dần và lan sang các mô thịt khác, mọng nước và vài ngày sau sẽ vỡ ra và sẽ thành các vết loét. Vết loét đó cũng sẽ to dần, có khi tới 10 mm gây đau, xót trong quá trình ăn uống và nuốt nước bọt, cả khi chạm vào.
- Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ, viêm và lở loét rất khó chịu đặc biệt khi không may chạm phải hoặc khi nhai nuốt, ăn uống. Có thể là những áp xe nhẹ và nông như áp xe dưới nướu, lưỡi, dưới niêm mạc, áp xe tiền đình trên hoặc dưới, có dấu hiệu tấy đỏ và đau, nhẹ hơn là những vết loét dưới lưỡi, nướu, ở má… thậm chí bạn có thể bị sốt cao, nổi hạch góc hàm.
- Một vùng da bị ửng đỏ và có cảm giác đau trong miệng hoặc sờ vào
- Cảm giác miệng bị ngứa râm ran
- Khi các vết lở miệng chuyển sang màu trắng và đỡ đau là lúc bệnh giảm và vài ngày sau bạn hết hẳn các triệu chứng trên
Còn nhiều biểu hiện khác không được đề cập tới, cách tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về tình trạng của mình.
Tình trạng nào bạn cần đi gặp bác sĩ ngay?
Nếu bạn mắc phải những triệu chứng bên trên và đi kèm cũng những triệu chứng dưới đây và bệnh mãi không hết thì cần đi gặp bác sĩ ngay
- Vết loét rất lớn không có dấu hiệu co lại
- Bùng phát nhiều vết loét
- Đau buốt không thể nói chuyện và ăn uống
- Bị sốt cao
- Tiêu chảy
- Phát ban ra ngoài
- Đau đầu, đau nhức thành từng cơn
Nguy cơ mắc bệnh lở miệng
Hãy cùng tìm hiểu những ai thường mắc phải và có nguy cơ mắc phải
Đối tượng nào thường mắc phải bệnh lở miệng?
Lở miệng là bệnh lý răng miệng rất phổ biến và một người có thể bị lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong đời. Chúng có thể gây bệnh ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ trẻ đến lớn. Để có thể kiểm soát lở miệng bạn cần tránh những nguyên nhân được chúng tôi nêu phía trên, hạn chế ở mức tối đa. Để chắc chắn bạn có thể thảo luận và tìm kiếm nhiều thông tin hơn với bác sĩ.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lở miệng
Có rất nhiều yếu tố được các bác sĩ đưa ra, chẳng hạn như:
- Gia đình có tiền sử bệnh
- Thanh thiếu niên và người trẻ ăn uống sinh hoạt không điều độ
- Nữ giới thường có tỉ lệ mắc cao hơn
Cách chữa trị lở miệng nhanh chóng
Thông thường, khi bạn bị viêm loét ở mức độ nhẹ thì chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng và ngậm nước muối loãng, chống dị ứng với vi khuẩn, tăng cường đề kháng và bổ sung các chất cần thiết như sắt, kém,…
các sinh tố vitamin B12, vitamin C, vitamin A cũng đều tốt vì giúp cơ thể tái tạo và tốt cho niêm mạc.
Nhưng với những người bị lở miệng nặng như áp xe vùng miệng sâu, bị viêm tấy, lây lan rộng và ở nhiều vị trí đặc biệt hay gặp ở vùng dưới lưỡi, dưới hàm, ở nướu, bên hầu và kèm theo sức đề kháng giảm, toàn thân suy nhược, bị nhiễm khuẩn nặng thì cần cấy máu nếu bị nghi ngờ nhiễm trùng huyết và cần thiết phải làm kháng sinh đồ.
Hãy cùng xem 10 cách chữa lở miệng tại nhà hiệu quả và an toàn
Nước muối
Súc miệng hoặc ngậm nước muối pha loãng hằng ngày. Do nước muối là dung dịch có tính sát khuẩn cao sẽ giúp tiêu diệt và hạn chế vi khuẩn ở các vết loét, lở và khiến những vết loét nhanh chóng lành lặn trở lại.
Nước cốt cùi dừa
Súc miệng bằng dung dịch nước cốt cùi dừa ép từ 3-4 lần/ ngày. Do nước cốt cùi dừa chứa dầu dừa có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại, làm sạch miệng và làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do lở miệng gây nên.
Nước hạt rau mùi
Súc miệng từ 3 đến 4 lần/ ngày bằng nước hạt rau mùi (ngâm 1 thìa hạt rau mùi với một cốc nước đun sôi để nguội , bỏ hạt chắt lấy nước dùng để súc miệng). Trong nước hạt rau mùi có chất kháng khuẩn, chữa hôi miệng và lở miệng hiệu quả
Nước củ cải trắng
Dùng nước củ cải trắng: lấy 300g củ cải trắng đã rửa và cạo sạch vỏ xay hoặc giã lấy nước cốt hòa cùng 250ml nước lọc, dùng để súc miệng 3 lần/ ngày.
Nước ép cà chua sống
Bạn có thể nhai sống cà chua trực tiếp hoặc xay lấy nước cốt ngậm trong miệng và nuốt từ từ. Nếu đều đặn từ 3-4 lần/ ngày sẽ cho hiệu quả bất ngờ.
Nước lá rau ngót
Rau ngót bạn cần rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát hoặc xay nhuyễn lấy nước cốt, hòa chung ít mật ong. Lấy tăm bông sạch thấm dung dịch vừa được và bôi vào chỗ bị sưng đau, chỗ lở loét, có thể bôi từ 2 đến 3 lần/ ngày.
Ngậm chất chát
Các loại thực vật có vị chát như trà xanh, trà khô, quả sung, vỏ xoài xanh, húng chanh, húng quế… đều có công dụng giúp kháng khuẩn, giải lở miệng, khử mùi hôi hiệu quả
Nước cỏ mực
Bôi nước cỏ mực hoà mật ong: lấy một nắm cỏ mực sau đó giã nát hoặc xay, ép lấy nước trộn cùng một thìa cà phê mật ong. Sau đó dùng tăm bông thấm lấy dung dịch vừa thu được và chấm vào chỗ bị lở loét sẽ giảm sưng đau. Thực hiện ngày 3 lần sẽ cho công dụng.
Nước chè đỗ đen
Ngoài ra, theo các bài thuốc dân gian được ông cha ta truyền lại, lở miệng, nhiệt miệng là do nguyên nhân bị nóng trong người. Do đó bạn có thể sử dụng những biện pháp để giải nhiệt như uống nước đỗ đen. Bằng cách nấu đỗ đen tươi hoặc rang đỗ đen lên sau đó bỏ và ninh kỹ lấy nước đó uống hằng ngày cho công dụng giải nhiệt tốt.
Nước rau má
Uống nước rau má tươi giã và hòa cùng nước đã đun sôi, hoặc nấu nước râu ngô để uống thay nước lọc hằng ngày, uống đủ 1 ngày từ 1,5 đến 2 lít nước
Hạn chế đồ cay nóng, lạnh
Kiêng uống đá lạnh và ăn đồ cay nóng, đồ chiên. Hạn chế ăn những gia vị cay như tiêu, ớt, tỏi, gừng.
Các biện pháp phòng ngừa lở miệng
Để phòng ngừa lở miệng, nhiệt miệng không khó, bạn chỉ cần hạn chế và cố gắng tránh những tác nhân có thể khiến bạn bị lở miệng
- Bạn cần tránh làm tổn thương niêm mạc của mình khi vệ sinh răng miệng, nên dùng bàn chải đánh răng cọ mềm không dùng cọ quá cứng hoặc đã bị cùn, ăn uống cũng cần chú ý, tránh bị cắn vào môi, vào má.
- Có chế độ làm việc khoa học, tránh bị áp lực (stress)
- Việc vệ sinh răng miệng cũng cần được bảo đảm sạch sẽ để tránh sự tấn công của các vi khuẩn có hại, tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng.
- Với trẻ em cần tập cho bé có những thói quen ăn uống tốt, dạy bé đánh răng đúng cách, súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày để răng sạch sẽ tránh vi khuẩn tấn công
- Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, dù cơ thể có cảm thấy mệt mỏi và chán ăn cũng vẫn nên đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nên ăn các món luộc và nguội, ăn nhạt, tránh ăn các thực phẩm cay nóng, gia vị cay như ớt, tiêu, gừng, tỏi… Bổ sung đầy đủ vitamin nhóm vitamin C, vitamin A, vitamin B12 bằng các loại rau tươi hoặc viên uống vitamin.
- Nếu nhiệt miệng ở mức độ nặng lâu dài và tái phát thường xuyên cần đến bác sĩ để điều trị dứt điểm tình trạng này
Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân cũng như cách điều trị, phòng tránh bệnh lở miệng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Mong rằng sẽ giúp bạn đọc trong việc chủ động phòng tránh và điều trị bệnh dễ dàng ngay tại nhà cho mình và người thân. Chúc bạn thành công!
Để lại một bình luận