Các phương pháp trồng răng nanh giả đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm tìm kiếm để làm nổi bật bản thân mình với nụ cười tươi tắn và có điểm nhấn rõ nét. Những câu hỏi “Răng nanh giả là gì?” “Trồng răng nanh giả có tốn kém không?’ “Có những phương pháp nào để trồng răng nanh giả” sẽ là những nội dung được chúng tôi cung cấp cho bạn đọc trong bài biết dưới đây.
Tìm hiểu về răng nanh
Răng nanh là gì?
Răng nanh (răng khểnh) là chiếc răng mọc sát bên 4 chiếc răng cửa hàm trên và dưới đều hai hàm, đảm nhận chức năng cắn, xé thức ăn.
Thông thường, trên hai hàm răng của người trưởng thành đầy đủ gồm có 32 chiếc răng trong đó có 8 chiếc răng cửa, bốn chiếc răng nanh, 8 chiếc răng tiền (răng cối nhỏ), 8 chiếc răng hàm (răng cối lớn) và 4 chiếc răng khôn có thể mọc hoặc không mọc. Răng nanh mọc ở vị trí giữa răng cửa và các răng cối bên trong.
Đặc điểm của răng nanh
Đặc điểm của răng nanh là có mặt nhai không ngang bằng và có độ mỏng nhưng răng cấu trúc của răng cửa, không có gờ rãnh và to như răng cối mà chúng lại sắc bén và dài hơn để phục vụ chức răng cắn, xé của mình.
Những chiếc răng nanh nếu mọc ngay ngắn và đúng vị trí của mình sẽ vẫn gọi là răng nanh. Nhưng khi chúng mọc có sự sai lệch, hàm răng chen chúc nhau, không đủ chỗ cho răng nanh mọc thì răng này sẽ có xu hướng vênh ra ngoài hoặc mọc lên cao hơn so với các răng còn lại thì nó sẽ được gọi là răng khểnh. Người có răng khểnh thường sẽ có nụ cười tươi và trông rất duyên.
Mất răng nanh có nguy hiểm không?
Có thể khẳng định rằng, nếu bị mất răng nanh sẽ rất nguy hiểm
Răng nanh không giống như các răng khác, những răng khác chúng thường đi có đôi có cặp và bổ trợ lẫn nhau thực hiện tốt chức năng của mình ví dụ như mỗi nửa của hàm sẽ đều có 2 răng cửa, 2 răng tiền, 2 răng hàm nhưng với răng nanh thì chỉ có 1 chiếc duy nhất.
Vì vậy, với những chiếc răng còn lại, nếu 1 mất 1 chiếc sẽ có chiếc răng còn lại bổ trợ và thực hiện chức răng của nó nhưng với răng nanh nếu 1 bên bị mất sẽ không thể có chiếc răng nào khác thay thế đảm nhiệm chức năng cắn, xé. Do đó, những hậu quả trầm trọng có thể kể đến khi bị mất răng nanh như:
Chức năng cắn, xé thức ăn sẽ bị suy giảm
Chức năng cắn xé thức ăn là nhiệm vụ của răng nanh bởi ngay từ khi thành lập cấu tạo của hàm răng, răng nanh đã có độ dài hơn và sắc nhọn hơn những chiếc răng còn lại, những thức ăn dai cứng đều nhờ đến sự hoạt động của răng nanh. Vì vậy, nếu răng nanh mị mất sẽ phải nhờ đến răng cửa bắt buộc phải làm, lâu ngày răng cửa sẽ bị yếu, lung lay.
Cơ quan tiêu hóa, các răng khác bị ảnh hưởng
Thiếu mất đi răng nanh, hoạt động cắn xé, nhai thức ăn bị suy giảm, thức ăn sẽ không được xé đủ nhỏ để các răng hàm, răng tiền phải hoạt động nhiều hơn công suất, khiến hàm bị mỏi và răng yếu dần. Tương tự, khi thức ăn xuống đến dạ dày nếu chưa được nhai, nghiền đủ kỹ, các cơ quan tiêu hóa cũng sẽ phải co bóp nhiều hơn, khó tiêu thụ chất dinh dưỡng, lâu dài có thể bị đau dạ dày.
Gây khó khăn khi phát âm
Khi phát âm chúng ta phải đọc những âm gió như “th” “ph” “s” “x”… nếu hàm của chúng ta bị thiếu một trong những răng phía trước sẽ rất khó trong việc đọc và phát âm tròn vành các con chữ, thậm chí có thể khiến nói ngọng.
Tiêu xương hàm
Nếu vị trí răng nanh bị khuyết thời gian quá lâu, trên 4 tháng sẽ khiến vùng xương tại vị trí mất răng sẽ có xu hướng tiêu dần đi, các răng kế cận mất đi chỗ đỡ sẽ có xu hướng đổ nghiêng về phía có khoảng trống. Phía hàm dưới hoặc trên chỗ răng nanh bị mất sẽ cũng có xu hướng mọc trồi lên, dài ra gây xấu, mất thẩm mỹ và ảnh hưởng ả chức răng của răng.
Lão hóa sớm
Nếu xương hàm bị tiêu thì vùng da tại vị trí mất răng sẽ bị nhăn lại, má sẽ bị hóp vào trong khiến khuôn mặt của bạn trông như già đi.
Dễ mắc phải các bệnh lý răng miệng
Nếu trên hàm có khoảng trống tất nhiên khi thức ăn còn thừa sẽ bị đẩy và lấp vào khoảng trống đó, rất dễ là khu vực tồn đọng thức ăn. Nếu bạn vệ sinh răng miệng không kỹ, không đảm bảo thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển gây nên các bệnh lý răng miệng như viêm chân răng, viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng…
Khiến mất tự tin giao tiếp
Khi bạn bị mất răng chắc chắn sẽ làm khuôn miệng kém đi tính thẩm mỹ, thậm chí trông rất buồn cười. Điều này có thể khiến bạn ngại giao tiếp, ngại mở miệng gây rất nhiều phiền toái.
Những phương pháp trồng răng nanh giả hiện có
Phần tiếp bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cũng như gợi ý những phương pháp trồng răng nanh giả tốt nhất hiện có
Trường hợp trồng răng nanh giả khi răng bị mất
Nếu vì một lý do gì đó mà chiếc răng nanh của bạn bị mất hoặc phải nhổ bỏ khiến chức năng nhai, cắn, xé của bạn bị giảm đi, khiến những răng còn lại phải hoạt động nhiều hơn dẫn đến tình trạng đau, không những thế khi bị thiếu răng cũng khiến khuôn miệng của bạn trở nên xấu làm bạn mất tự tin khi giao tiếp. Vì vậy, việc bổ sung chiếc răng nanh giả là rất cần thiết.
Để phục hồi lại chiếc răng nanh giả trong trường hợp bị mất đi, bác sĩ sẽ tư ván cho bệnh nhân 3 phương pháp phục hồi chính:
a. Trồng răng nanh giả bằng hàm tháo lắp
Chiếc răng nanh giả sẽ được thiết kế gắn trên nền nhựa, có thể có hoặc không khung kim loại và sẽ được lắp vào vị trí răng bị mất.
Đặc điểm của phương pháp này hầu như chỉ mang tính tạm thời, răng nanh giả sẽ chỉ đóng vai trò lấp đi chỗ trống và hoàn toàn không thực hiện được chức năng cắn xé của mình. Nếu bạn không sử dụng thì nên tháo chúng ra để không bị ảnh hưởng xấu đến răng và nướu do các móc nối trên răng giả bằng kim loại. Phương pháp này sẽ không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm do chỉ khắc phục ở lớp trên chứ không tác động đến phần hàm. Điểm trừ lớn nhất và gây bất tiện là bạn cần tháo lắp và vệ sinh chúng hằng ngày.
Ưu điểm của phương pháp này là chi phí tương đối rẻ. Nếu bạn chỉ cần đảm bảo về tính thẩm mỹ thì có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp này.
b. Trồng răng nanh giả bằng cầu răng sứ
Với phương pháp này sẽ thực hiện bằng cách mài đi hai chiếc răng thật xung quanh là răng cửa và răng tiền để có thể gắn dãy cầu răng sứ (dãy cầu răng sứ này có thể gồm một hoặc nhiều răng gắn liền nhau) lên trên nhằm che đi khoảng trống đã mất. Đây là phương pháp trồng răng nanh cố định, Cầu răng sứ sẽ được cố định bằng cách chụp lên hai trụ răng kế cận bằng xi măng nha khoa.
Ưu điểm của phương pháp này là chắc chắn hơn hàm giả tháo lắp, có thể thực hiện cắn xé thức ăn ở mức độ bình thường, không cần tháo ra lắp vào để vệ sinh, không gây bất tiện nên được nhiều người lựa chọn áp dụng hơn.
Tuy nhiên cũng giống như phương pháp hàm tháo lắp, phương pháp cầu răng sứ không ngăn được tình trạng xương hàm bị tiêu. Hơn nữa, nếu quá trình thực hiện và các kỹ thuật không được chuẩn xác sẽ khiến thức ăn bị bám lại xung quanh răng nanh giả, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển lâu dần sẽ khiến bạn mắc phải tình trạng hôi miệng, viêm nướu, viên nha chu, sâu răng…
c. Trồng răng nanh giả bằng cấy ghép Implant
Đây được coi là kỹ thuật nha khoa tốt nhất giúp bạn có thể khôi phục khả năng cắn xé thức ăn và cũng giúp phục hồi thẩm mỹ khuôn miệng toàn diện. Ở vị trí bị mất răng sẽ được cấy ghép một trụ Implant vào sâu bên trong xương hàm có chức năng như chân răng, bên trên có được gắn một khớp nối Abutment và răng sứ phục hình.
Trụ Implant cấu tạo từ Titanium, với độ an toàn cao và có khả năng tích hợp với xương hàm nhanh. Răng sứ có ưu điểm rất lớn, nhìn như răng thật từ hình dáng, kích thước và màu sắc, trông rất tự nhiên.
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là khắc phục hoàn toàn tình trạng tiêu xương hàm và những hậu quả do việc mất răng gây nên. Tuổi thọ trung bình của răng nanh giả rất cao, có thể lên tới hơn 20 năm thậm chí vĩnh viễn nếu chủ nhân chăm sóc tốt.
Trường hợp trồng răng nanh giả làm đẹp khôi phục thẩm mỹ
Trồng răng nanh giả khi răng nanh thật vẫn còn nguyên để làm đẹp hiện đang trở thành xu hướng mới của phái đẹp. Việc sở hữu chiếc răng nanh giả không chỉ khiến nụ cười bạn trở nên duyên dáng mà bạn sẽ thật khác biệt và ấn tượng.
Để trồng răng nanh giả hay răng khểnh bạn có thể chọn một trong hai phương pháp như:
- Đắp răng nanh giả bằng Composite: sử dụng vật liệu trám răng composite tạo hình chiếc răng nanh giả và đắp thêm vào răng nanh thật sau đó sử dụng đèn đông chiếu vào giúp composite đông cứng và dính chặt vào răng nanh thật
- Trồng răng nanh giả bằng sứ: bác sĩ sẽ thực hiện các kỹ thuật sau: mài đi chiếc răng nanh thật thành một trụ nhỏ, sau đó gắn một mão răng sứ giả đã được chế tác vào trụ răng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về răng nanh giả cũng như cung cấp cho bạn đọc quan tâm về các phương pháp trồng răng nanh giả an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Mong rằng dựa trên những thông tin phía trên bạn sẽ sớm chọn được cho mình phương pháp phù hợp và sớm có hàm răng thật đẹp. Chúc bạn may mắn!
Để lại một bình luận