Contents
- 1 Trà ngân hạnh
- 2 Trà lê tuyết, táo đỏ
- 3 Trà trạch tả, sơn tra, quyết minh tử
- 4 Nước phục linh, trần bì, gừng tươi
- 5 Trà chuối tiêu, mật ong
Trà vốn được biết đến là thức uống thanh nhã dành cho người cao tuổi. Khi biết kết hợp trà với những thảo dược thiên nhiên thì nó sẽ mang lại công dụng gấp đôi bình thường. Vì vậy bạn có thể pha trà với những nguyên liệu sau để giúp bố mẹ nâng cao sức khỏe.
Trà ngân hạnh
Nguyên liệu: Lá ngân hạnh và đường trắng mỗi thứ lượng thích hợp.
Cách chế biến: Lá ngân hạnh non rửa sạch, phơi khô, nghiền nát rồi chia thành các gói, mỗi gói 10g. Cho một gói trà ngân hạnh vào ly, đổ nước sôi vào, đợi khoảng 3 – 5 phút cho ngấm rồi uống. Có thể cho vào trà một ít đường cho dễ uống. Mỗi ngày uống một gói.
Công hiệu: Giảm mỡ cao trong máu, làm dãn nở mạch máu.
Chỉ định: Dùng cho những bệnh nhân xơ cứng động mạch não, cao huyết áp và mỡ cao trong máu.
Thành phần dinh dưỡng: Lá ngân hạnh không những chứa ginkgetin mà mỡ trong bạch quả còn có những acid amin tự do, cần thiết cho những hoạt động sinh lý của cơ thể và những khoáng chất như calci, sêlen, sắt, kẽm, có khả năng làm dãn nở và tăng lưu lượng máu ở động mạch vành.
Ngoài ra giảm cholesterol và tăng mỡ phospho trong máu, phòng trị hiệu quả lão hóa tâm huyết quản và mạch máu não, dẫn đến những trở ngại tuần hoàn bên ngoài và gây nên bệnh tuổi già. Mỡ trong bạch quả có tác dụng rất tốt đối với bệnh đãng trí ở người cao tuổi.
Vì thế, trà ngân hạnh có khả năng phòng trị bệnh cao huyết áp, mỡ cao trong máu, bệnh tim, tắc nghẽn và xơ cứng động mạch não, tay chân tê dại, bệnh đãng trí ở người cao tuổi.
Chú ý: Có thể cho thêm trà vào uống chung. Lá ngân hạnh nên chọn những lá non ra vào mùa xuân.
Trà lê tuyết, táo đỏ
Nguyên liệu: Táo đỏ 10 quả, mứt lê tuyết 20ml.
Cách chế biến: Táo đỏ bỏ hột, cho nước vào ngâm khoảng nửa giờ. Nấu táo trên lửa lớn cho chín nhừ, sau đó cho mứt lê tuyết vào, khuấy đều rồi uống. Mỗi ngày uống 1 – 2 lần.
Công hiệu: Nhuận phổi, dưỡng da, giảm béo, tiêu độc. Chỉ định: Thích hợp cho những người ho khan, phổi khô.
Chú ý: Trà uống vào mùa thu là thích hợp nhất. Những người bị đờm nhiều không nên uống.
Trà trạch tả, sơn tra, quyết minh tử
Nguyên liệu: Trạch tả, sơn tra và quyết minh tử mỗi thứ lượng thích hợp.
Cách chế biến: Trạch tả, sơn tra và quyết minh tử rửa sạch, giã nhuyễn rồi trộn đều. Mỗi ngày lấy khoảng 5g hỗn hợp trên cho vào ly, đổ nước sôi vào, đợi 3 – 5 phút rồi uống. Mỗi ngày uống một lần. Có thể thêm lá trà vào uống chung.
Công hiệu: Hoạt huyết tiêu độc, giảm béo, thông mạch máu.
Chỉ định: Dùng cho bệnh nhân cao huyết áp, mỡ cao trong máu, xơ cứng động mạch và bệnh béo phì.
Chú ý: Những người tỳ vị suy yếu hoặc bị táo bón không nên dùng.
Nước phục linh, trần bì, gừng tươi
Nguyên liệu: Phục linh 25g, trần bì 10g, gừng tươi 5g.
Cách chế biến: Phục linh và trần bì rửa sạch. Trần bì thái sợi, gừng tươi thái lát. Cho cả ba thứ vào nồi, đổ vừa nước, nấu lấy nước uống thay trà. Mỗi ngày uống một lần.
Công hiệu: Bổ phổi hòa vị, tiêu đờm giảm béo.
Chỉ định: Dùng cho những người tỳ vị suy yếu, đờm nhiều dẫn đến ho đờm loãng, đau ngực khó chịu, viêm tuyến lympho.
Chú ý: Người bị táo bón hoặc tỳ vị tích nhiệt không nên uống.
Trà chuối tiêu, mật ong
Nguyên liệu: Chuối tiêu 50g, một ít mật ong.
Cách chế biến: Chuối tiêu bỏ vỏ, giã nát, cho vào trong nước trà rồi thêm một ít mật ong vào uống. Mỗi ngày uống một lần.
Công hiệu: Thanh nhiệt nhuận tràng, hạ huyết áp, giảm béo.
Chỉ định: Dùng cho người bị bệnh ruột khô táo bón, mỡ cao trong máu.
Thành phần dinh dưỡng: Chuối tiêu chứa nhiều tinh bột, protein, chất béo, đường và các loại vitamin. Quan sát lâm sàng cho biết, mỗi ngày ăn 3 – 5 quả chuối tiêu hoặc uống trà chuối tiêu có thể trị được bệnh cao huyết áp, mỡ cao trong máu, xơ cứng động mạch, bệnh tim.
Chú ý: Chuối tiêu có tính hàn, làm trơn ruột, vì thế những người đang bị tiêu chảy không nên uống. Người bị cao huyết áp và bệnh về tim nên dùng chuối tiêu thường xuyên, tuy nhiên, nếu chức năng thận không tốt thì không nên dùng.
Để lại một bình luận