Bé bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì để vết loét màu lành luôn là nỗi băn khoăn của các bậc cha mẹ. Khi loét miệng sẽ khiến trẻ biếng ăn và điều này có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Do vậy hôm nay Nha Khoa Quốc Tế 108 sẽ chia sẻ đến các bạn những loại thực phẩm nên và không nên cho trẻ ăn khi bị nhiệt miệng qua bài viết dưới đây nhé!
Tại sao trẻ con hay bị nhiệt miệng
Nguyên nhân khiến cho trẻ con hay bị nhiệt miệng thường xuyên, tái đi tái lại là do những nguyên nhân sau:
- Bị các vật cứng như là bàn chải đánh răng, đũa, dĩa, xương… Khiến cho niêm mạc miệng bị rách.
- Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch, sức khỏe suy yếu, căng thẳng, bệnh tật…
- Cho trẻ ăn quá nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ… Gây nóng trong người và dẫn đến nhiệt miệng.
- Bị sâu răng hoặc là viêm chân răng, viêm tủy răng…
- Chức năng gan của trẻ bị tổn thương khiến cho quá trình lọc độc tố không tốt và tích tụ lâu ở niêm mạc miệng dẫn đến nhiệt miệng.
- Trẻ bị dị ứng với thực phẩm hoặc thuốc.
- Thiếu hụt các chất như: Sắt, vitamin C, kẽm và vitamin B12,…;
Bé bị lở miệng nên ăn gì?
Trẻ con bị nhiệt miệng nên ăn gì để tình trạng nhiệt miệng suy giảm là câu hỏi mà Nha Khoa Quốc Tế 108 nhận được nhiều trong thời gian gần đây. Và dưới đây là những loại thực phẩm mẹ nên cho bé ăn khi bị nhiệt miệng.
– Cho trẻ uống nhiều nước: Việc uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể thanh lọc đi các độc tố và giúp vết loét đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
– Cho trẻ ăn các loại hạt: Nếu các mẹ không biết bé bị nhiệt miệng nên cho ăn gì? Thì hay cho bé ăn các loại hạt như: Hạt sen, đậu xanh hay đậu đen… Các loại hạt này có tính giải nhiệt rất tốt. Bạn có thể nấu lấy nước cho trẻ uống hoặc nấu chè cho ít đường để trẻ ăn cùng các thực phẩm khác.
– Cà chua: Cà chua cũng là lựa chọn rất tốt nếu như các mẹ không biết cho trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì? Lý do là vì trong quả cà chua có chứa bioflavonoid và carotenoid, đây là hai chất có khả năng kháng viêm cực kỳ cao. Do đó hãy cho bé ăn nhiều cà chua hoặc nước ép cà chua nhé!
– Rau má và rau ngót: Đây là hai loại rau có tính mát và khả năng giải độc rất hiệu quả. Các mẹ có thể dùng rau để nấu canh hoặc là ép lấy nước cho bé uống.
– Củ cải: Củ cải là loại củ có vị ngọt và có tính mát nên mẹ cần luộc hoặc nấu canh cho trẻ ăn. Ngoài ra ép lấy nước uống cho bé sẽ giảm bớt sự đau rát.
Trẻ con bị nhiệt miệng nên ăn kiêng gì?
Ngoài việc biết được bé bị nhiệt miệng nên ăn gì? Thì các mẹ cũng cần biết được những thực phẩm cần tránh cho trẻ ăn khi nhiệt miệng, cụ thể đó là:
- Những loại đồ ăn chiên rán, dầu mỡ: Các loại thực phẩm này rất háo nước, dễ gây gây ra tình trạng khô miệng, nóng trong người và dẫn đến nhiệt miệng.
- Các thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo…Loại thực phẩm này gây ra tình trạng sâu răng và là điều kiện để vi khuẩn phát triển gây ra các vết loét miệng.
- Thực phẩm cay, nóng: Những loại thực phẩm này không tốt cho quá trình phục hồi vết thương, chưa kể các món ăn nhiều ớt, cay, nóng khiến cho cơ thể trẻ bị nóng sinh nhiệt.
- Ngoài ra không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn mặn, chua hay các loại trái cây có tính axit cao
Top 5 cách trị nhiệt miệng cho bé tại nhà đơn giản
Ngoài việc cho trẻ ăn uống một cách khoa học thì bạn cũng cần can thiệp điều trị nhiệt miệng cho trẻ bằng một số cách hiệu quả ngay tại nhà dưới đây:
Điều trị nhiệt miệng bằng nước muối sinh lý
Cho trẻ súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh linh ít nhất là 4 lần/ngày để loại bỏ vi khuẩn giúp quá trình lành vết loét được nhanh hơn.
Cho trẻ ăn nhiều sữa chua
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhiệt miệng có khả năng do vi khuẩn HP gây ra mà sữa chua là loại thực phẩm rất tốt cho việc tiêu diệt HP, nên cho trẻ ăn sữa chua ngay sau bữa mỗi bữa ăn sẽ mang hiệu quả tốt nhất.
Chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng mật ong
Bạn có thể bôi trực tiếp mật ong lên vét lót hoặc là pha với nước uống hàng ngày. Mật ong có khả năng chống viêm nhiễm, kháng khuẩn rất tốt
Sử dụng bã chè khô
Trong chè khô có một chất gọi là tanin, chất này có tác dụng chữa nhiệt miệng rất tốt. Sau khi uống trà bạn nên giữ lại túi lọc chè rồi dùng chúng để đắp lên vết loét cho trẻ, cách này sẽ giúp trẻ giảm đau nhanh, chống viêm nhiễm, sưng tấy hiệu quả
Tăng cường đề kháng cho trẻ bằng Vitamin
Bạn nên cho trẻ bổ xung thêm các loại vitamin cần thiết giúp tăng sức đề kháng của trẻ như: Vitamin B, sắt, vitamin C, kẽm…
Như vậy nha khoa OZ vừa giải đáp thắc mắc “Bé bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng gì để mau lành” cho bạn. Hy vọng với những thông tin tên sẽ giúp ích cho mẹ có thêm những kiến thức giúp trẻ điều trị nhiệt miệng nhanh chóng, dễ dàng. Nếu có thắc mắc hay câu hỏi gì hãy để lại comment bên dưới Nha Khoa Quốc Tế 108 sẽ hỗ trợ giải đáp cho bạn.
Để lại một bình luận