Khớp cắn sâu là gì? Cách khắc phục khớp cắn sâu như thế nào? Ảnh hưởng của khớp cắn sâu đến sức khỏe ra sao? Khớp cắn sâu ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khả năng ăn nhai và rất nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy nên bạn cần đến nha khoa để tìm cách điều trị khớp cắn sâu càng sớm càng tốt.
1/ Tìm hiểu khớp cắn sâu là như thế nào?
Muốn biết được cách khắc phục khớp cắn sâu là gì thì bạn cần xác định được chính xác tình trạng của mình có phải khớp cắn sâu hay không. Như vậy mới tìm được phương pháp điều trị thích hợp.
Răng bị khớp cắn sâu là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải, nó là tình trạng sai lệch khớp cắn, làm mất cân đối giữa 2 hàm răng trên, dưới. Tình trạng răng hàm trên mọc chùm ra ngoài xương hàm dưới do hàm dưới các răng mọc cụp vào trong hoặc hàm trên xương hàm phát triển quá mạnh làm cho chúng bị to và dài hơn hoặc do xương hàm dưới phát triển yếu dẫn đến tình trạng ngắn và nhỏ.
Khi nhìn thẳng thì sẽ rất khó phát hiện ra tình trạng này nhưng khi nhìn nghiêng bạn sẽ thấy miệng mình hơi bị hô ra nhìn mất đi sự hài hòa của khuôn mặt. Theo các chuyên gia nha khoa thì tình trạng này có thể là do sự phát triển của xương hàm hoặc do răng gây ra.
Răng bị khớp cắn sâu
Nguyên nhân khớp cắn sâu có thể là do nhân tố di truyền, do các thói quen sinh hoạt như đẩy lưỡi, mút tay khi ngủ, bú bình thường xuyên… Hoặc do cung cấp thiếu chất dinh dưỡng làm cho xương hàm và răng không phát triển được như bình thường.
Răng khớp cắn sâu bạn có thể dễ dàng nhận ra chúng nhờ những dấu hiệu, đặc điểm sau đây:
- Răng hàm trên sẽ bao phủ toàn bộ răng hàm dưới nên khi răn gở trạng thái nghỉ bạn sẽ thấy ít hoặc không thấy răng hàm dưới
- Răng cửa hàm trên vượt quá so với tỉ lệ chuẩn, chân mặt nhai của răng hàm trên sẽ chạm đến nướu của răng hàm dưới
- Nhìn nghiêng đường nối giữa trán, mũi, cằm sẽ gặp gấp khúc do miệng và môi trên chìa ra ngoài
- Nhóm răng hàm sẽ vẫn đối xứng với nhau nhưng nhóm răng răng cửa thì bị bao trùm hoàn toàn
Khi thấy bản thân có những dấu hiệu bên trên thì bạn đang gặp tình trạng khớp cắn sâu. Lúc này nếu không được điều trị thì sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn.
2/ Tác hại của khớp cắn sâu
Khi thấy được các tác hại, ảnh hưởng của khớp cắn sâu mà chúng tôi nhắc đến sau đây càng giúp bạn muốn tìm cách khắc phục khớp cắn sâu càng nhanh càng tốt. Dưới đây là một số nguy hại mà tình trạng này mang lại mà bạn có thể gặp phải:
- Gây mất thẩm mỹ: Nhìn thẳng bạn không có nhiều đáng ngại nhưng tình trạng này sẽ dẫn đến tình trạng hô nhẹ, khớp cắn sâu hở lợi dẫn đến cười hở lợi làm bạn kém tự tin, cười kém duyên hơn
- Làm tổn thương nướu: Do mặt nhai hàm dưới chạm vào nướu răng hàm trên lâu ngày sẽ gây tổn thương cho nướu. Nó rất dễ gây nên tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy nướu
- Làm mòn men răng: Các khớp răng hàm trên sẽ rất dễ bị mòn gây nên tình trạng hở ngà răng gây mất thẩm mỹ, ê buốt khi ăn uống
Làm mòn men răng
- Loạn khớp thái dương hàm: Khớp xương hàm không khớp nhau về lâu dài sẽ khiến cho bạn gặp tình trạng loạn khớp thái dương, gây đau đớn ngay cả khi không ăn nhai gì
- Gây khó khăn trong việc ăn nhai: Vì 2 hàm răng cửa không thể chạm vào nhau hoặc có chạm vào nhưng rất khó dẫn đến việc cắn, xé thức ăn gặp khó khăn
Khi thấy bản thân đang gặp tình trạng khớp cắn sâu thì bạn nên đến ngay các cơ sở nha khoa để thăm khám, tìm cách chữa khớp cắn sâu phù hợp với tình trạng răng miệng của mình.
3/ Cách khắc phục khớp cắn sâu cho từng trường hợp
Với những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn hiểu được thế nào là khớp cắn sâu và nên đến nha khoa để nắn chỉnh răng khớp cắn sâu. Với từng trường hợp khác nhau bác sĩ sẽ có cách khắc phục khớp cắn sâu khác nhau như sau:
Điều chỉnh khớp cắn sâu nhẹ bằng bọc sứ
Lệch khớp cắn sâu nhẹ bạn có thể áp dụng ngay phương pháp bọc răng sứ. Đây là phương pháp nhẹ nhàng, đơn giản nhất cho tình trạng bệnh này, nhưng không phải ai cũng thực hiện phương pháp này. Bạn cần được thăm khám thật kỹ trước khi tiến hành.
Bọc răng sứ không chỉ giúp bạn điều chỉnh lại khớp cắn mà còn có thể điều chỉnh lại được dáng răng, màu sắc của răng. Nhất là với những bạn tin vào phong thủy, tướng số muốn thay đổi hàm răng của mình thì đây chính là lựa chọn tối ưu nhất.
Bọc răng sứ cho răng khớp cắn sâu
Phương pháp này bạn chỉ mất khoảng thời gian từ 2 – 3 ngày và có được hàm răng sứ bền chắc, màu sắc giống y như răng thật và độ bền có thể lên tới 15 – 30 năm. Tùy thuộc vào loại răng sứ mà bạn chọn mà sẽ có độ bền khác nhau.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại răng sứ với chất liệu và chi phí khác nhau, từ vài triệu đến vài chục triệu 1 mão sứ. Tùy vào nha khoa, công nghệ và công ty sản xuất mà chúng có chi phí khác nhau.
Niềng răng khớp cắn sâu
Niềng răng cho khớp cắn sâu được thực hiện cho những trường hợp nặng, bọc răng sứ không đảm bảo an toàn thì các bác sĩ sẽ khuyên bạn thực hiện niềng răng. Niềng răng phải mất ít nhất từ 1 – 3 năm nhưng nó sẽ giúp cho bạn có được kết quả an toàn vĩnh viễn mà không cần phục hình lại như bọc sứ.
Các bác sĩ sẽ tiến hành gắn các dụng cụ nha khoa lên răng của bạn sau đó tác động lực lên răng, kéo các răng đến vị trí mong muốn. Với từng trường hợp khác nhau bạn có thể sẽ phải thực hiện nong hàm hoặc nhổ răng, sau khi thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra quyết định tốt nhất cho bạn.
Niềng răng bạn sẽ bảo tồn được răng thật một cách tối đa nhưng thời gian điều trị và cảm giác đeo dụng cụ niềng làm bạn không thấy thoải mái. Nhưng kết quả mà nó mang lại sẽ không làm bạn thất vọng.
Niềng răng khớp cắn sâu
Phẫu thuật khớp cắn sâu
Với nhiều trường hợp khớp cắn sâu do xương hàm thì chỉnh nha khớp cắn sâu với 2 phương pháp trên không mang lại hiệu quả tốt nhất. Lúc này để điều trị khớp cắn sâu triệt để thì bạn cần phải tiến hành phẫu thuật xương hàm. Sau đó tiến hành bọc sứ hoặc niềng răng tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn.
Tiến hành phẫu thuật bạn sẽ được tiêm thuốc tê nên bạn không nên quá lo lắng về việc phẫu thuật hàm gây đau đớn. Nhưng để có được kết quả tốt nhất thì bạn nên lựa chọn những nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và trang thiết bị hiện đại. Có như vậy mới tránh được nhiều rủi ro trong phẫu thuật hoặc xử lý tốt khi có vấn đề phát sinh xảy ra.
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khớp cắn sâu và có được cách khắc phục khớp cắn sâu phù hợp với tình trạng răng miệng của bản thân. Nếu vẫn còn các câu hỏi liên quan có thể gọi đến cho chúng tôi qua số hotline 19006900 hoặc để lại Comment bên dưới các chuyên viên sẽ gọi lại giải đáp cho bạn.
Để lại một bình luận