Răng sâu vào tủy là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh sâu răng. Bệnh lý này có thể gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Trong bài viết dưới đây, Nha Khoa Quốc Tế 108 sẽ giới thiệu đến bạn các dấu hiệu nhận biết và cách điều trị.
Răng sâu vào tủy là gì?
Răng sâu vào tủy là quá trình các vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập, phá hủy đi lớp men răng, ngà răng. Tiếp đó, chúng xâm nhập vào tủy gây viêm nhiễm tủy, chết tủy, viêm ổ xương hay phá hủy toàn bộ răng.
Dấu hiệu nhận biết răng sâu vào tủy
Tủy răng được bảo vệ bởi men răng và ngà răng. Đây là phần nhạy cảm bởi chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh. Do vậy, khi bị vi khuẩn sâu răng tấn công sẽ gây nên những cơn đau nhức, ê buốt nặng dễ nhận thấy. Một số dấu hiệu răng sâu đến tủy như:
- Đau răng kéo dài từng cơn, trung bình khoảng 10- 30 phút, kéo dài liên tiếp tùy vào từng mức độ nặng nhẹ.
- Đau răng kèm theo đau đầu, có cảm giác ê buốt lan sang những chiếc răng kề cận.
- Đau răng liên tục nhưng uống thuốc giảm đau lại không thuyên giảm.
- Cảm giác đau đớn khi ăn nhai, sờ vào thì lấy răng lung lay nhẹ.
Đọc thêm:
- Răng chết tủy là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
Răng sâu vào tủy có nguy hiểm không?
Răng sâu vào tủy là một bệnh lý khá nghiêm trọng có thể dẫn đến một số hậu quả đáng lo ngại. Khi bị răng sâu vào tủy mà không được điều trị sớm sẽ nhanh chóng dẫn đến các vấn đề sau:
- Viêm tủy răng dẫn đến viêm nướu chân răng, gây đau nhức hết sức khó chịu. Người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc ăn uống, nghỉ ngơi, thậm chí còn bị sưng mặt nhiều ngày.
- Răng sâu tới tủy làm tủy chết dần, phá hủy toàn bộ phần thân răng, chân răng và nặng hơn là mất răng vĩnh viễn.
- Viêm tủy dẫn đến viêm nhiễm ổ xương hàm.
- Làm giảm khả năng ăn uống, suy giảm sức khỏe và tinh thần người bệnh, gây hôi miệng.
- Có thể gặp phải tình trạng sâu răng ở các răng kề cận và gây viêm nhiễm vùng xung quanh răng bị sâu.
Đọc thêm:
- Răng sâu phải lấy tủy răng mấy lần?
Răng sâu vào tủy có cần nhổ không?
Để xác định rõ việc răng sâu vào tủy có cần nhổ hay không, bác sĩ phải tiến hành thăm khám, kiểm tra. Tùy vào tình trạng răng miệng của người bệnh để đưa ra phương pháp điều trị.
Khi vết sâu quá nặng, phần thân răng bị vỡ gần hết không thể hàm trám hay bọc sứ, tủy bị áp xe thì việc nhổ răng sâu là rất cần thiết. Một khi tủy răng gây áp xe lên xương ổ răng thì nguy cơ gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến các răng kế bên là điều không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, trong thực tế cũng có nhiều bệnh nhân răng bị sâu vào tủy nhưng không cần nhổ mà được chỉ định điều trị tủy. Có 2 trường hợp cơ bản như sau:
Trường hợp 1
Răng bị hư, tủy răng sâu nặng nhưng không được người bệnh điều trị kịp thời. Vi khuẩn lan dần, xâm lấn đến vùng buồng tủy, dẫn đến tình trạng tủy bị viêm hoặc tủy răng bị thối. Lúc này, lấy tủy răng là biện pháp duy nhất để loại bỏ các mô bị hoại tử, tránh viêm nhiễm ổ xương. Bên cạnh đó, việc lấy tủy hư, giữ lại răng giúp người bệnh không phải nhổ bỏ đi chiếc răng của mình.
Trường hợp 2
Do chấn thương nặng ở nặng, làm mất nhiều mô răng, lộ phần tủy trong buồng tủy. Khi đó, tủy răng bị viêm nhiễm nặng nên cần điều trị càng sớm càng tốt.
Quy trình lấy tủy răng điều trị sâu răng
Hiện nay, việc điều trị răng sâu vào tủy được thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng bởi sự hỗ trợ của máy lấy tủy hiện đại. ĐIều trị nội nha được tiến hành sau 1 buổi hoặc 2-3 lần gặp bác sĩ với chi phí hợp lý. Quy trình lấy tủy răng được thực hiện như sau:
Bước 1: Bác sĩ tiến hành thăm khám, kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng của người bệnh.
Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ răng miệng và tiến hành gây tê.
Bước 3: Thực hiện cách ly răng khỏi nướu.
Bước 4: Nha sĩ mở buồng tủy, vệ sinh và làm sạch ống tủy.
Bước 5: Trám răng (trám bít ống tủy).
Bước 6: Hàm trám và bọc sứ cho chiếc răng sâu.
Nếu bác sĩ chỉ định buộc phải nhổ răng thì bệnh nhân nên tiến hành càng sớm càng tốt. Việc nhổ răng không còn nguy hiểm và gây ra các biến chứng bởi công nghệ nhổ răng hiện đại Piezotome.
Đọc thêm:
- Triệu chứng sau khi lấy tủy răng
Cách phòng ngừa răng sâu tái phát
Sau khi điều trị răng sâu vào tủy, để phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần lưu ý trong việc chăm sóc răng miệng cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Chăm sóc, vệ sinh răng miệng:
- Đánh răng 2 lần/ ngày, mỗi lần 2- 3 phút.
- Sử dụng chỉ nha khoa để lấy thức ăn từ kẽ răng.
- Dùng nước súc miệng để làm sạch khoang miệng.
Thay đổi chế độ ăn uống:
- Gim bớt các thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường và axit.
- Tăng cường rau, củ, quả.
Đọc thêm:
- Trám răng hết bao nhiêu tiền?
Mọi băn khoăn về răng sâu vào tủy và cách phòng ngừa để bệnh chống tái phát, bạn có thể gửi câu hỏi hoặc liên hệ đến hotline 0866.866.108 của Nha Khoa Quốc Tế 108 để được chuyên gia nha khoa tư vấn miễn phí. Ngoài ra, bạn cũng có thể click vào chat box ở góc phải màn hình của chúng tôi để được hỗ trợ.
Trả lời