Contents
- 1 1/ Dấu hiệu trẻ mọc răng hàm là gì?
- 2 2/ Giảm đau triệu chứng bé mọc răng hàm như thế nào?
- 3 3/ Chăm sóc răng miệng cho trẻ khi mọc răng hàm
- 3.1 Những đồ vật tránh sử dụng khi bé mọc răng hàm
- 3.2 Chế độ ăn uống khi bé mọc răng hàm
- 3.3 Chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ
Mọc răng hàm là giai đoạn cuối cùng trong việc mọc răng của trẻ. Vậy những dấu hiệu trẻ mọc răng hàm như thế nào? Nếu bạn vẫn lo lắng về việc này thì hãy đọc ngay những thông tin dưới đây.
1/ Dấu hiệu trẻ mọc răng hàm là gì?
Mọc răng hàm là những chiếc răng sữa cuối cùng mọc trên cung hàm, nó bắt đầu mọc khi bé được 24 tháng tuổi. Mọc răng hàm sẽ làm bé khó chịu nhưng không vì bé vẫn còn nhỏ chưa thể giải thích rõ được cho bố mẹ vì vậy bố mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu trẻ mọc răng hàm sau đây:
- Chảy nhiều nước dãi: Khi bé mọc răng thì sẽ kích thích dây thần kinh số 5 của não bộ khiến trẻ tiết nhiều nước bọt hơn bình thường. Nhưng lúc này trẻ mọc răng hàm nên lượng nước bọt tiết ra ít hơn so với những lần mọc răng khác
- Hay cáu gắt, chán ăn: Do mọc răng nên bé sẽ thấy khó chịu trong người, rất dễ cáu gắt, mệt mỏi. Bởi vì vậy nên trẻ không ăn uống được nhiều như bình thường.
- Gặm cắn các đồ vật: Mọc răng sẽ làm bé cảm thấy bứt rứt, ngứa lợi, vì vậy nên để giảm thiểu cảm giác khó chịu trong khoang miệng bé sẽ thường xuyên gặm cắn các đồ vật xung quanh mình
Bé thường hay gặm cắn các đồ vật
- Lợi có màu đỏ: Khi các răng chuẩn bị trồi lên khỏi lợi sẽ làm cho lợi bị sưng, có màu sắc đỏ hơn bình thường. Thông thường lợi sẽ có màu hồng nhạt. Đây là dấu hiệu mọc răng hàm ở trẻ bố mẹ dễ nhận biết nhất
- Sốt nhẹ: Mỗi lần trẻ mọc răng đều sẽ có hiện tượng sốt nhẹ do hệ miễn dịch cơ thể bị suy giảm, rất dễ bị vi khuẩn tấn công vì vậy gây tình trạng sốt. Nhưng sốt khi mọc răng hàm không cao bằng sốt khi mọc chiếc răng đầu tiên. Bởi vậy nên dấu hiệu trẻ sốt mọc răng hàm bố mẹ không cần quá lo lắng
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng hàm mà bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy nhất. Ngoài ra còn có một số dấu hiệu trẻ mọc răng hàm như trẻ bị ho, tiêu chảy, hay lấy tay trà má, kéo tai, nổi những mụn trắng quanh nướu và trong má…
2/ Giảm đau triệu chứng bé mọc răng hàm như thế nào?
Với những dấu hiệu trẻ mọc răng hàm bên trên thì bố mẹ có thể dùng những biện pháp khác nhau để giúp bé đỡ khó chịu hơn trong khoảng thời gian này. Bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau cho bé nhưng đây sẽ là giải pháp cuối cùng bạn nên áp dụng và cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Hãy cùng chơi với bé để bé không còn chú ý đến chiếc răng hàm đang nhú lên
- Bạn đặt một chiếc băng gạc lạnh nên chỗ chiếc răng chuẩn bị mọc hoặc bạn có thể dùng một chiếc muỗng lạnh lên chiếc răng. Nhưng chú ý không để trẻ nhai bằng gạc và thìa vì nó có thể làm tổn thương đến nướu răng của trẻ
- Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên lên vùng da quanh miệng để đảm bảo da bé không bị đau rát, khô, nứt nẻ do chảy nhiều nước dãi
- Nên chú ý đến những vật dụng hàng ngày bé thường hay chơi vì rất có thể lúc này các bé sẽ dùng nó để làm giảm cơn ngứa lợi. Cần vệ sinh chúng thường xuyên, sạch sẽ. Và nên dùng các sản phẩm được làm bằng cao su, silicon dẻo
Chơi đùa cùng bé để làm sự chú ý đến răng miệng
Khi bé bi đau nhức quá mức chịu đựng thì bạn có thể cho bé uống những thuốc có chứa thành phần Ibuprofen (Advil), Acetaminophen (Tylenol) là thuốc được các nha sĩ khuyên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Đặc biệt không nên cho trẻ uống các loại thuốc có chứa steroid, aspirin hoặc naproxen vì nó có nhiều thành phần không tốt với sức khỏe tổng thể của trẻ.
Muốn thuốc có thể đạt được hiệu quả tốt nhất và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé thì nên hỏi chính xác liều lượng sử dụng. Thông thường liều lượng thuốc của trẻ phụ thuộc vào cân nặng, tháng tuổi của trẻ.
3/ Chăm sóc răng miệng cho trẻ khi mọc răng hàm
Ngoài những phương pháp giảm đau trên thì khi phát hiện những dấu hiệu trẻ mọc răng hàm thì bố mẹ cũng cần quan tâm đến những vấn đến sau đây:
Những đồ vật tránh sử dụng khi bé mọc răng hàm
Khi bé mọc răng bố mẹ thường cho bé dùng vòng ngậm mọc răng để giảm thiểu những vấn đề về nướu cho bé. Nhưng vòng ngậm này thường chỉ có tác dụng khi bé mọc răng cửa nên với những trẻ mọc răng hàm thì chúng không có tác dụng và nó làm trẻ thấy vướng víu, khó chịu hơn.
Một số bố mẹ còn mua cho trẻ vòng hổ phách mọc răng, khi mọc răng trẻ sẽ dùng lợi nhai phần hổ phách có chứa axit succinic – thành phần có thể làm giảm đau khi mọc răng khi hấp thụ vào máu. Nhưng hiện nay có nhiều cảnh báo của FDA rằng chúng không có tác dụng như quảng cáo và còn tiềm ẩn nhiều quy cơ nguy hiểm đến sức khỏe trẻ như làm trẻ bị ngạt thở nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Nên tránh không cho bé nhai các đồ chơi bằng nhựa cứng vì nó có thể làm trẻ hấp thụ những hạt nhựa có hại. Ngoài ra còn có thể làm cho lợi và răng của bé bị tổn thương.
Không nên cho bé nhai vòng hổ phách
Chế độ ăn uống khi bé mọc răng hàm
Những thực phẩm giòn, cứng có thể làm cho bé thoải mái hơn trong lúc này. Lúc này trẻ đã có răng cửa nên có thể ăn nhai chậm được, nên bố mẹ không cần phải lo lắng bé bị hóc hay khó tiêu. Nhưng cũng cần chú ý quan sát, kiểm soát lượng thức ăn bé hấp thụ.
Bạn nên cho bé ăn một số thức ăn cứng một chút như táo, dưa chuột, cà rốt… và nên khuyến khích bé nhai bên mọc răng. và nên cắt nhỏ thức ăn cho bé tránh làm bé bị hóc do nhai quá nhiều.
Những trái cây ướp lạnh cũng là những món ăn mà bác sĩ khuyến khích bố mẹ cho trẻ ăn khi thấy dấu hiệu trẻ mọc răng hàm. Đồ ăn lạnh có thể giúp bé đỡ đau nhức, khó chịu nhưng không nên cho trẻ ăn quá nhiều vì có thể dẫn đến đau bụng, viêm họng và làm ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của trẻ.
Chế độ ăn uống khoa học và nên cắt nhỏ
Chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ
Nên dạy cho bé đánh răng ngay từ khi còn nhỏ và sử dụng kem đánh răng và liều lượng kem vừa đủ với độ tuổi của trẻ. Việc này sẽ giúp răng phát triển được tốt hơn, không mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm lợi…
Nếu trẻ vẫn có thói quen uống sữa đêm thì cần có biện pháp phòng ngừa sâu răng cho trẻ bằng cách cho trẻ súc mại miệng bằng nước lọc sau khi uống sữa.
Nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch hơn các kẽ răng của bé sau mỗi lần ăn. Không nên dùng tăm để loại bỏ thức ăn thừa vì nó sẽ làm tổn thương nướu, làm cho các kẽ răng bị rộng.
Mọc răng hàm là việc bình thường mà trẻ nào cũng phải trả qua vì vậy khi thấy con có các dấu hiệu khi bé mọc răng hàm thì không cần phải quá lo lắng và đưa đến bác sĩ. Bạn chỉ nên đưa bé đến khi có các dấu hiệu như sốt cao, quá mệt mỏi, khó chịu, tiêu chảy nhiều…
Nên đưa trẻ đến nha khoa thăm khám thường xuyên
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bé tốt nhất thì nên đưa bé đến nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng một lần, khi bác sĩ thấy có các dấu hiệu mọc răng hàm sẽ nhắc nhở bố mẹ. Và để phát hiện khi răng bé mọc có những dấu hiệu bất lợi thì sẽ có hướng giải quyết nhanh nhất.
Răng miệng của trẻ thời kỳ đầu này vô cùng quan trọng, nó không chỉ mang tính thẩm mỹ, ăn nhai mà còn là định hướng giúp răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Vì vậy khi thấy những dấu hiệu trẻ mọc răng hàm thì các bậc phụ huynh nên chú ý nhiều hơn.
Nếu bạn vẫn có những thắc mắc liên quan đến răng miệng trẻ thì có thể để lại câu hỏi dưới phần Comment hoặc gọi đến hotline 19006900 để được giải đáp, tư vấn miễn phí.
Để lại một bình luận