Đau răng cấm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng thường là do va đập chấn thương hoặc do bệnh lý răng miệng. Bạn có thể tìm hiểu các triệu chứng của ê răng cấm, nguyên nhân và cách chữa trị đau răng cấm ở bài viết dưới đây. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong tình trạng này, hãy đến nha khoa uy tín để được các bác sĩ khám và chẩn đoán chính xác.
Những triệu chứng bị đau răng cấm
Người bị nhức răng cấm có thể cảm thấy đau tại vị trí răng cấm tổn thương (đau răng cấm hàm trên, đau răng cấm hàm dưới) hoặc cả 1 vùng xung quanh. Các triệu chứng đau răng cấm còn phụ thuộc vào nguyên nhân xuất phát, tuy nhiên, hầu hết người bệnh sẽ cảm thấy:
- Sốt.
- Đau đầu.
- Đau khi ăn nhai thức ăn.
- Răng nhạy cảm với nhiệt độ của đồ ăn như quá nóng hoặc lạnh.
- Đau nhức xoang.
- Sưng hoặc bị chảy máu ở nướu.
- Cơ hàm căng cứng.
- Cảm thấy đau buốt nhiều hơn vào ban đêm.
Nguyên nhân đau nhức răng cấm
Nhức răng cấm hàm dưới hay hàm trên có thể là do vấn đề răng miệng hoặc do bệnh lý khác không liên quan. Để trả lời “đau răng cấm nên làm gì?”, bạn cần tìm gặp bác sĩ nha khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân đau răng cấm.
Răng nhạy cảm với đồ ăn nóng/lạnh
Khi men răng bị mòn và sâu răng nặng làm lộ tủy răng và dây thần kinh bên trong tiếp xúc trực tiếp với các đồ ăn. Do đó, răng trở nên nhạy cảm hơn đối với nhiệt độ. Nếu người bệnh sâu răng, gãy răng, vết trám răng bị bong ra, viêm nướu có thể gặp tình trạng này trong thời gian dài.
Trong trường hợp, răng cấm đau nhức, nhạy cảm với nhiệt độ của đồ ăn trong thời gian ngắn, bạn có thể sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm để xem kết quả.
Áp xe răng
Khi răng cấm bị nứt hở từ lỗ sâu răng có thể bị vi khuẩn tấn công làm nhiễm trùng gây áp xe răng. Khi đó, vị trí áp xe có thể ở ngay chân răng hoặc viền nướu.
Sâu răng, viêm tủy
Đau răng cấm còn có thể là do sâu răng, viêm tủy. Khi không vệ sinh răng đúng cách gây ra sâu răng cấm, người bệnh sẽ cảm thấy đau buốt răng cấm. Về lâu dài, sâu răng có thể dẫn đến viêm nhiễm răng và tủy.
Nứt, vỡ răng cấm
Răng cấm bị nứt hoặc mẻ sẽ tạo ra những cơn đau nhói lên đột ngột hoặc khi tiếp xúc với nhiệt độ của đồ ăn.
Nghiến răng
Nếu bạn đang có thói quen nghiến răng khi ngủ thì cần lập tức thay đổi thói quen xấu này. Việc nghiến răng ban đêm 1 cách vô thức sẽ làm men răng của bạn mòn và yếu dần. Từ đó, răng cấm trở nên yếu ớt và đau răng cấm là 1 điều tất nhiên.
Nhiễm trùng xoang hoặc bị viêm xoang
Nhiễm trùng xoang có thể là nguyên nhân gây ra đau răng cấm. Bởi vị trí răng cấm nằm ngay gần xoang, do đó nếu xoang bị nhiễm trùng tạo ra cơn đau sẽ lan tỏa sang vị trí khác như lên đầu, răng hàm và các răng cấm.
Do răng khôn mọc lệch
Khi răng khôn mọc lệch không thể mọc lên theo chiều thẳng tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến răng cấm (răng hàm số 2). Cơn đau răng khôn gây ra sẽ tác động đến các vị trí răng khác, đồng thời, nếu không được chữa trị có thể gây ra biến chứng nặng nề khác.
Nhức răng cấm phải làm sao?
Bị đau răng cấm phải làm sao? Chắc hẳn có nhiều người đang băn khoăn “đau răng cấm phải làm sao?” và muốn tìm cách để có thể giảm đau răng cấm. Tuy nhiên, mỗi cơn đau răng cấm có thể là do nguyên nhân bệnh khác nhau, từ đó, cách chữa trị sẽ khác nhau. Để trị đau răng cấm dứt điểm, bạn vẫn nên cần tìm gặp nha sĩ để xử lý nguyên nhân tận gốc và giảm trừ rủi ro biến chứng.
Trước khi tìm gặp nha sĩ, bạn có thể áp dụng cách sau để kiểm soát cơn đau răng cấm:
- Sử dụng thuốc giảm đau (dạng viên nén, dạng sủi) hoặc thuốc kháng viêm không steroid.
- Chườm nóng hoặc lạnh lên vùng mặt đang bị đau răng cấm.
- Sử dụng thuốc bôi tại chỗ với benzocain. Thuốc có thể tạo ra 1 số tác dụng phụ. Lưu ý khi bôi thuốc cần được áp dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Cách phòng ngừa đau răng cấm
Đau răng cấm có thể ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của bạn. May mắn là bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh lý răng miệng này bằng những thay đổi nhỏ trong sinh hoạt và vệ sinh răng miệng hàng ngày. Cụ thể, bạn nên:
- Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường.
- Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, khoa học.
- Tránh sử dụng các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh làm tổn thương niêm mạc, đau răng.
- Vệ sinh răng miệng đều đặn, cẩn thận ít nhất 2 lần/ngày.
- Thay bàn chải mới 3 tháng/lần.
- Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra tình trạng răng.
Kết luận
Đau răng cấm được gây ra nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn đang gặp vấn đề về răng cấm, hãy đến phòng nha khoa uy tín gần nhất. Chẩn đoán và điều trị kịp thời là điều cần thiết để tránh các biến chứng nguy hiểm về sau. Nha khoa OZe: “Luôn tận tâm, luôn hoàn thiện”.
Nguồn: https://nhakhoaquocte108.com/
Để lại một bình luận