Tuổi dậy thì có những đặc trưng tâm lí riêng, hành động và suy nghĩ phù hợp với lứa tuổi mới là điều đúng đắn nhất. Hành động và tính cách của con gái thường chịu ảnh hưởng lớn từ người mẹ.
Nếu mẹ là người thiếu chín chắn, không có tinh thần trách nhiệm, ích kỉ, ỷ lại vào người khác, yếu ớt, nhu nhược thì con gái cũng có thể sẽ có những nhược điểm trên. Nhiều trẻ có vẻ bề ngoài trưởng thành, bản thân chúng cũng luôn cho rằng mình đã lớn, nhưng khi phải đối mặt với khó khăn thực sự, đặc trưng lứa tuổi sẽ được thể hiện rõ ràng với tâm lí sợ hãi, muốn nhận được sự che chở và giúp đỡ từ cha mẹ và gia đình.
Khi con gái có những suy nghĩ trên, cha mẹ có thể áp dụng một trong những cách sau:
1/ Bồi dưỡng khả năng suy nghĩ độc lập
Tư duy độc lập là kĩ năng cần thiết cho mọi đứa trẻ. Qua quá trình tư duy, trẻ sẽ tự cảm nhận được ý nghĩa của việc trưởng thành.
2/ Bồi dưỡng khả năng tự lập
Bồi dưỡng khả năng tự lập không nên chỉ là khẩu hiệu hay dừng lại ở một vài kĩ năng cơ bản, mà nên trở thành thói quen của trẻ. Cha mẹ nên giúp trẻ cảm nhận niềm vui khi tự mình giải quyết mọi vấn đề, đồng thời giáo dục chúng rằng việc của mình nên tự giải quyết, không nên ỷ lại sự giúp đỡ của người khác.
Khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ, cha mẹ nên khen ngợi kịp thời, ví dụ khi con tự dọn phòng, mẹ có thể khen: “Con gái ngoan lắm, đã biết dọn dẹp phòng sạch sẽ rồi!” Nếu con lười không muốn làm, mẹ có thể kiên nhẫn thuyết phục đến khi con tự nhận thức được mới thôi.
3/ Bồi dưỡng khả năng tự quyết
Người Á Đông thường có thói quen chiều chuộng con, trẻ được bốn đến năm tuổi vẫn còn bế trên tay, thậm chí là cõng trên lưng, sợ con ngã sẽ bị thương. Thực ra, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Người học đi xe đạp, nếu không ngã vài lần chắc chắn sẽ không bao giờ biết đi.
Nếu người lớn thường xuyên giúp trẻ hoàn thành mọi việc, chúng sẽ dần mất đi khả năng tự quyết. Trong khi dạy trẻ kĩ năng tự giải quyết vấn đề chính là bước mở đầu cho quá trình trưởng thành.
4/ Khuyến khích trẻ kết bạn và tham gia các hoạt động tập thể
5/ Thường xuyên tâm sự với con những kinh nghiệm mình đã trải qua, giúp con cảm nhận niềm vui và hạnh phúc của quá trình trưởng thành
6/ Người tự tin không sợ trưởng thành, người có năng lực không sợ thất bại Tóm lại, mẹ nên giúp con gái hiểu rằng, trưởng thành không phải là việc quá đáng sợ. Ngược lại, đó là một quá trình tất yếu và tốt đẹp. Chúng ta nên có suy nghĩ và hành động phù hợp với lứa tuổi và dám chịu trách nhiệm với việc làm của mình. Khi trẻ tự hoàn thành nhiệm vụ hay tự mình giải quyết khó khăn, chúng chắc chắn sẽ cảm nhận được niềm vui và cảm giác hạnh phúc.
7/ Loại bỏ lòng ích kỷ
Có người từng nói: “Lòng dạ đàn bà là biển thẳm, mà đáy biển còn có thể dò được, còn lòng dạ đàn bà thì không”, quả thực như vậy rất nhiều bạn nữ có thói quen xấu là xét nét và bới móc nhược điểm của người khác. Trong tình yêu, ích kỉ một chút có thể khiến người yêu cảm thấy bạn thật dễ thương, nhưng quá ích kỉ sẽ để lại ấn tượng không tốt trong lòng mọi người, mà ấn tượng này sẽ rất khó có thể thay đổi.
Một lần, Tường Vi về nhà, buồn bã nói với tôi: “Mẹ ơi, bạn Cường ngồi bàn dưới đã làm hỏng chiếc khăn len con thích nhất rồi. Con ghét cậu ấy!” Số là trong giờ ra chơi, khăn len của Vi vắt trên thành ghế ngồi nhưng không may rơi xuống đất. Cường không nhìn thấy nên giẫm phải, chiếc khăn được đan bằng tay, đế giày của Cường lại có đinh nên làm chiếc khăn bị thủng một lỗ lớn. Tuy Cường đã xin lỗi nhưng vì đó là chiếc khăn Vi thích nhất nên con bé vẫn tỏ ra rất bực bội.
Tôi đã nói với Vi, không nên để ý đến những chuyện nhỏ nhặt. Não bộ của con người giống như bộ nhớ máy tính, nếu quan tâm đến quá nhiều thứ nhỏ nhặt đó, chắc chắn sẽ không đủ dung lượng. Khi gặp phải chuyện không như ý muốn, điều cần làm không phải là ghi nhớ thù hận hay mắng mỏ mà là bình thản đối mặt.
Nên biết cuộc sống luôn có khó khăn và thử thách, năng lực và sức chịu đựng của con người cũng có hạn, quá ích kỉ cũng sẽ không thay đổi được gì. Hàng ngày, chúng ta luôn phải tiếp xúc với nhiều người khác nhau. Mỗi người đều có thói quen, quan điểm sống, tín ngưỡng tôn giáo, sở trường và sở đoản khác nhau.
Trong quá trình giao tiếp, chắc chắn chúng ta sẽ phát hiện những nhược điểm của đối phương, lúc đó không nên yêu cầu quá cao mà nên nhìn ở một góc độ khác để phát hiện ưu điểm của họ, đồng thời tìm cách hợp lí nhất để đưa ra ý kiến của mình, giúp họ tự nhận thức được khuyết điểm. Cách này không làm tổn thương lòng tự trọng của họ, mối quan hệ xã hội cũng nhờ vậy mà trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.
Tôi đã khuyên Vi nên trở thành một người con gái độ lượng, biết tha thứ, không nên ích kỉ hay quá chấp nhặt những chuyện vặt vãnh. Một người khoan dung luôn có cuộc sống vui vẻ và thanh thản, đồng thời các mối quan hệ xã hội cũng tốt đẹp hơn.
Trên thế gian không có người nào là hoàn hảo cả, ai cũng có khuyết điểm, cũng có lúc phạm sai lầm. Một người hay chấp nhặt và không tha thứ cho người khác thì luôn sống rất mệt mỏi. Đại văn hào người Anh William Shakespeare đã từng nói: “Không nên vì kẻ địch mà nổi lên ngọn lửa giận dữ bởi nó sẽ khiến chính bạn bị thương”. Triết gia người Mỹ Benjamin Franklin cũng từng nói: “Khoan dung luôn cao thượng hơn thù hận”.
Khoan dung với người khác có lợi cho các mối quan hệ xã hội mà không gây tổn hại gì đến bản thân, đó là phẩm chất đáng quý cần có trong mỗi con người. Đương nhiên, khoan dung độ lượng không phải là chấp nhận vô điều kiện.
Với những người thích bới móc, soi mói, cố chấp, thích nói xấu người khác thì không cần độ lượng. Chúng ta chỉ nên khoan dung với những người đáng tin cậy hoặc những chuyện không đi ngược với nguyên tắc sống của chính mình.
Để lại một bình luận