Lở miệng lâu ngày không khỏi sẽ khiến chúng ta gặp bất tiện trong ăn uống, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Hầu hết chúng ta đều từng mắc chứng lở miệng này và hầu như chúng ta rất ít quan tâm đến nguyên nhân, cách điều trị, cách phòng ngừa. Chúng ta chỉ xem đây là một dấu hiệu nhẹ và có thể tự hồi phục trong vài ngày. Chính suy nghĩ này đã khiến một số người gặp phải những biến cố nguy hiểm khi để lở miệng quá lâu mà không điều trị.
Nguyên nhân khiến chúng ta bị lở miệng lâu ngày không khỏi
Trường hợp bị lở miệng kéo dài hơn 1 tuần được xét vào tình huống lo mieng lau ngay khong het, hay còn gọi là nhiệt miệng dai dẳng. Dưới đây là những nguyên nhân khiến cho chúng ta bị lở miệng kéo dài:
Thiếu hụt chất dinh dưỡng
Khi cơ thể thiếu các loại vitamin như C, B, sắt, kẽm, axit folic… sẽ khiến cho khoang miệng dễ bị tổn thương và kéo dài thời gian bình phục của việc lở miệng. Do vậy mà khi bị lở miệng trong dân gian thường truyền tai nhau uống nước dừa, nước cam, nước chanh để giải nhiệt và mau bình phục hơn.
Căng thẳng kéo dài
Tác hại của căng thẳng, stress ảnh hưởng lớn đến sức khỏe chúng ta, khiến cho hệ miễn dịch của chúng ta bị suy giảm chức năng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc lở miệng lâu ngày không khỏi.
Do thói quen sinh hoạt Tổn thương kéo dài trong khoang miệng
Các niêm mạc trong miệng sẽ bị tổn thương do một số thói quen sinh hoạt không tốt của chúng ta như ăn đồ cay nóng, ăn thức ăn quá mặn, có thói quen cắn vào má hay lưỡi, ăn đồ ăn cứng, vệ sinh răng miệng không đúng cách… Khi đã bị lỡ miệng mà chúng ta vẫn duy trì các thói quen sinh hoạt này sẽ dẫn đến tình trạng lở miệng lâu bình phục hơn.
Lở miệng lâu ngày không khỏi có nguy hiểm không?
Lở miệng tạo ra rất nhiều sự bất tiện cho chúng ta trong sinh hoạt hàng ngày. Về cơ bản lở miệng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài mà không được điều trị thì có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Như áp xe trong miệng, nhiễm trùng xoang hàm, viêm mô tế bào,…
Do đó, bạn phải đi thăm khám bác sĩ ngay nếu bạn thường xuyên bị lở miệng hoặc lở miệng kéo dài.
Cách điều trị tình trạng lở miệng lâu ngày không khỏi
Để khắc phục tình trạng nhiệt miệng, loét miệng lâu ngày không khỏi, trước tiên bạn có thể áp dụng một số cách giảm nhiệt miệng hiệu quả tại nhà dưới đây:
Bôi sáp ong
Sáp ong có tính kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Khi chúng ta bôi sáp ong lên các vết thương, vết lở miệng sẽ giúp chúng giảm đau và giảm sưng hiệu quả. Do vậy, nếu bị lở miệng lâu ngày không khỏi, bạn hãy dùng sáp ong bôi trực tiếp lên vết lở nhiều lần mỗi ngày để chữa lành vết thương.
Súc miệng với Baking soda
Khi bị lở miệng mãi không khỏi bạn hãy hòa tan 5gr bột baking soda vào 200ml nước sạch. Súc miệng với baking Soda có tác dụng cân bằng độ pH trong khoang miệng. Giúp vết lở loét mau chóng lành hơn.
Bạn chỉ cần súc miệng 30 giây mỗi lần và thực hiện 3-4 lần mỗi ngày sẽ giúp vết lở dễ chịu và nhanh lành hơn.
Dùng oxy già
Bạn không nên sử dụng oxy già nguyên chất để sát khuẩn vết lở miệng nhé. Điều này sẽ làm cho vết lở loét rộng hơn. Bạn hãy pha loãng oxy già và nước sạch theo tỉ lệ 1:1, rồi dùng tăm bông thấm oxy già pha loãng để sát trùng vết lở. Bạn nên tránh ăn hoặc uống trong 1 giờ sau khi sát khuẩn bằng oxy già để tăng hiệu quả khử khuẩn tại vết lở.
Dùng thuốc nhiệt miệng
Bạn có thể đến thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất và mua thuốc theo toa của bác sĩ. Hoặc đến các cửa hiệu thuốc tây để mua thuốc bôi, thuốc uống để điều trị chứng lở miệng, nhiệt miệng.
Lưu ý: Nếu bị nhiệt miệng lâu không khỏi, bạn nên đến thăm khám bác sĩ ngay.
Lưu ý khắc phục tình trạng lở miệng lâu ngày không khỏi
Để cải thiện nhanh chóng tình trạng lở nhiệt miệng, bạn cần phải lưu ý một số điều sau:
- Xây dựng chế độ ăn khoa học, tránh thiếu hụt các loại vitamin cần thiết, nhất là vitamin C và vitamin nhóm B.
- Tránh ăn quá nhiều những thực phẩm cay nóng, và có khả năng kích thích mạnh như ăn chua, uống rượu,…
- Tăng cường các loại thực phẩm giúp thanh nhiệt như: bột sắn dây, trà bí đao, nước rau má, actiso….
- Vệ sinh răng nướu nhẹ nhàng để tránh tạo vết thương trong khoang miệng.
- Tránh làm việc quá sức và luôn giữ cho mình một tinh thần khỏe mạnh để hệ miễn dịch có thể bảo vệ chúng ta tốt hơn.
Hy vọng với những kiến thức liên quan đến vấn đề lở miệng lâu ngày không khỏi mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn chăm sóc răng miệng hiệu quả hơn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các biện pháp chăm sóc răng miệng và các bệnh răng miệng thường gặp hãy truy cập website https://nhakhoaquocte108.com/ để xem thêm các thông tin hữu ích khác.
Để lại một bình luận