Bạn đã bao giờ nghe đến hiện tượng mòn cổ răng? Đây là một hiện tượng rất phổ biến và sẽ gây ra cho chúng ta cảm giác khó chịu. Vậy, mòn cổ răng là gì, nguyên nhân gây ra và cách điều trị ra sao. Bài viết sau đây, Nha Khoa Quốc Tế 108 sẽ giúp bạn lý giải vấn đề này.
Mòn cổ răng là gì?
Mòn cổ răng là hiện tượng lớp men răng ở cổ răng bị mất đi, theo đó mà vùng cổ răng này sẽ bị khuyết sâu vào bên trong theo dạng chữ V và nó sát với viền nướu răng.
Các vị trí hay gặp hiện tượng này là răng số 4, 5 răng số 6 hoặc là các răng cửa.
Vậy, mòn cổ chân răng có những triệu chứng, biểu hiện thế nào. Rõ ràng nhất là tình trang răng ê buốt khi ăn các đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh hay ăn đồ chua ngọt. Ngoài ra, chân răng của bạn cũng sẽ cảm thấy ê nhức khi chải răng, súc miệng. Trường hợp đã bị nặng, nhiều người có thể bị đau, sưng nướu răng và nhức răng mọi lúc, rất khó chịu.
Đọc thêm:
- Áp xe răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị áp xe răng?
Bệnh mòn cổ răng mang lại những tác hại và nguy cơ như thế nào. Bên cạnh việc làm cho hàm răng của chúng ta bị mất thẩm mỹ, gây mất tự tin khi giao tiếp. Nó còn làm cho bạn khó chịu, việc nhai, ăn uống, sinh hoạt bị khó khăn. Trong nhiều trường hợp còn dẫn đến răng lung lay và thậm chí là mất răng.
Chính vì vậy, cần đến gặp bác sĩ nha khoa khi có các triệu chứng bất thường ở răng. Bên cạnh đó là tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để biết được cách phòng tránh tốt nhất.
Nguyên nhân mòn cổ răng
Nha Khoa Quốc Tế 108 xin chỉ ra những nguyên nhân cơ bản sau đây gây ra hiện tượng này như sau:
Nguyên nhân cơ học
Về nguyên nhân cơ học, vấn đề lớn nhất chính là vệ sinh răng miệng đặc biệt là chải răng không đúng cách. Việc sử dụng bàn chải đánh răng có lông cứng và hoạt động chải răng không đúng (miết trên thân và phần cổ răng quá nhiều). Thân răng và cổ răng là vị trí mà khả năng chịu mòn, chịu lực thấp. Nếu hoạt động đó diễn ra thường xuyên sẽ khiến cho men răng cũng như ngà răng lộ dần, làm cho răng bị ê buốt, xuất hiện các rãnh nhỏ phần ngang thân.
Tiếp theo là việc nhai các thức ăn cứng, dai hay nghiến răng khi ngủ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hiện tượng mòn cổ chân răng diễn ra nhanh và nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân hoá học
Ngoài nguyên nhân cơ học, mòn cổ chân răng còn bị gây ra từ nguyên nhân hoá học. Bản chất là từ những tác dụng của axit có trong khoang miệng. Các chất axit này xuất hiện do tình trạng trào ngược dạ dày hoặc cũng có thể là do ăn nhiều thực phẩm chứa axit.
Chất axit âm thầm diễn tiến làm mòn lớp men răng bên ngoài khiến phần ngà bị lộ hoặc nghiêm trọng hơn có thể tấn công đến các mô răng khỏe mạnh ở phần ngà, làm cho các tổ chức răng bị phá vỡ gây nên tình trạng ê buốt kéo dài.
Các nguyên nhân khác
Ngoài ra, những yếu tố di truyền gây nên loạn sản tổ chức cứng của răng. Điều này sẽ sinh men bất toàn, sinh ngà bất toàn, … và làm sức kháng mài mòn của răng bị giảm đi rất nhiều.
Một số nguyên nhân khác như: gout, thiếu canxi, giảm tiết nước bọt hoặc thấp khớp, … cũng làm mòn cổ chân răng.
Bệnh mòn cổ răng tiến triển như thế nào?
Giai đoạn 1: Mòn, ê buốt nhẹ
Đây là giai đoạn nhẹ nhất, mới bắt đầu. Bệnh nhân có thể không cảm thấy buốt răng hoặc chỉ cảm thấy buốt nhẹ. Khi sờ vào sẽ thấy các vệt đứt ngang ở cổ răng phía ngoài sát lợi. Ở phần cổ răng, men răng bị đổi màu sẫm hơn, ố vàng hơn so với các vùng khác của răng.
Giai đoạn 2: Ê buốt nhiều
Khi hít gió, đánh răng hoặc là ăn uống các thức ăn lạnh, bệnh nhân sẽ có cảm giác ê buốt. Cảm giác này sẽ hết khi các tác chân trên không còn nữa
Giai đoạn 3: Mòn vào tuỷ
Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất. Vết đứt trên răng có thể sâu tới sát tuỷ răng, thủng vào buồng tuỷ răng. Và đặc biệt là gây ra chứng bệnh viêm tuỷ răng.
Khi mòn cổ răng tới giai đoạn này, người bệnh sẽ bị đau nhức suốt ngày, liên tục ngay cả khi khuôn miệng không hoạt động, không có tác nhân nào tác động đến.
Điều trị bệnh mòn cổ răng như thế nào?
Phương pháp điều trị bệnh mòn cổ chân răng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Tốt nhất, khi có dấu hiệu, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Tuỳ vào giai đoạn tiến triển của bệnh mòn cổ răng mà cách điều trị khác nhau. Dưới đây sẽ là hướng điều trị cho từng giai đoạn mà chúng tôi vừa nêu ở trên.
Giai đoạn 1
Giai đoạn này thì tổn thương đang còn rất nhẹ và chưa bị nhạy cảm. Chính vì vậy mà không nhất thiết phải tiến hành điều trị. Bệnh nhân chỉ việc giữ mòn cổ răng không tiến triển sang giai đoạn 2. Cách tốt nhất là quan tâm đến vệ sinh răng miệng cũng như chế độ ăn uống. Bạn nên:
- Sử dụng loại kem đánh răng có Flour và súc miệng bằng nước muối.
- Có chế độ ăn uống hợp lý: hạn chế đồ ăn có axit, đồ lạnh, nóng, cứng, dai.
Giai đoạn 2
Vì giai đoạn này chưa ảnh hưởng đến tuỳ, nên phương pháp điều trị được đề xuất là trám răng. Theo đó, phần men răng bị biến mất sẽ được thay thế bằng một loại vật liệu trám có màu sắc giống với màu răng.
Giai đoạn 3
Đây là giai đoạn khá nặng. Khi đó, mòn cổ răng đã đi vào tuỷ, làm tổn thương vào tuỷ. Chính vì vậy, bệnh nhân phải điều trị tuỷ răng và kết hợp với trám răng. Trong trường hợp những vết mòn quá sâu, có nguy cơ làm lung lay, gãy răng thì bạn phải đặt trụ và làm chụp bảo vệ răng.
Bất kỳ một loại bệnh nào cũng thế, nếu phát hiện càng sớm thì việc điều trị sẽ đơn giản hơn. Và đương nhiên là cơ hội hồi phục cũng sẽ cao hơn. Nếu bạn thấy bất kỳ một biểu hiện nào khác thường về răng miệng, hãy đến ngay trung tâm nha khoa uy tín để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Cách phòng bệnh mòn cổ răng
Bệnh mòn cổ chân răng mặc dù không nguy hiểm và có thể điều trị triệt để. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần có chế độ để phòng bệnh ngay từ đầu. Dưới đây là những cách đơn giản liên quan đến việc chăm sóc răng miệng cũng như chế độ ăn uống. Nó sẽ giúp bạn phòng tránh tối đa được bệnh mòn cổ răng.
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách: không đánh răng theo chiều ngang hay chải răng quá mạnh mà nên dùng bàn chải lông mềm. Chải răng nhẹ nhàng các mặt răng theo một góc 45 độ, tránh mòn men răng và cổ răng.
- Có thể sử dụng kem đánh răng có chứa canxi và fluor để tăng cường độ bền chắc cho răng miệng.
- Chú ý chế độ ăn uống hằng ngày, không nên ăn uống loại thực phẩm quá chua, nóng như: xoài xanh, chanh, cóc, ….
- Giữ thói quen đến bác sĩ nha khoa để thăm khám và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/1 lần giữ sức khỏe răng miệng được tốt hơn.
Hy vọng, với các thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ về vấn đề mòn cổ răng. Bạn đọc đã có thể nắm rõ nguyên nhân và các triệu chứng. Bên cạnh đó là có chế độ chăm sóc răng miệng hiệu quả, hạn chế được bệnh mòn cổ chân răng tiến triển.
Để lại một bình luận