Contents
- 1 Rượu sơn tra
- 2 Củ từ nấu rượu
- 3 Rượu hoàng tinh
- 4 Rượu nho
- 5 Rượu phục linh
- 6 Rượu ý dĩ
- 7 Rượu bổ linh chi
Rượu ngâm với các loại dược liệu đã không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Hôm nay Meosuckhoe.net sẽ giới thiệu cho bạn một số loại rượu thuốc bổ gan, thận mà bạn nên sử dụng.
Rượu sơn tra
Nguyên liệu: Sơn tra tươi 50g, rượu nho 500ml.
Cách chế biến: Sơn tra rửa sạch, băm nát, cho vào trong rượu nho, đậy kín 7 ngày, mỗi ngày lắc đều lên vài lần. Sau 7 ngày, chiết nước ra uống, mỗi ngày hai lần, mỗi lần 50ml.
Công hiệu: Hoạt huyết tan bầm, thông khí ngừng đau, hạ huyết áp, giảm mỡ cao trong máu.
Chỉ định: Dùng cho người khí nghẽn, máu bầm dẫn đến đau dạ dày, đau ngực, bệnh tim, đau thắt cơ tim, cao huyết áp, mỡ cao trong máu.
Thành phần dinh dưỡng: Nho có rất nhiều chất dinh dưỡng. Theo phân tích, hàm lượng đường trong nho tươi từ 10% – 30%, acid hữu cơ từ 0,1% – 1,5%, protein từ 0,15% – 0,2%, petine từ 0,3% – 0,5%. Ngoài ra, nho còn có rất nhiều vitamin và khoáng chất. Những nghiên cứu hiện nay đã phát hiện nho rất có lợi cho tim.
Củ từ nấu rượu
Nguyên liệu: Củ từ 250g, rượu 500ml, mật ong lượng thích hợp.
Cách chế biến: Củ từ gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng. Cho củ từ vào nồi, đổ một ít rượu vào trước và nấu với lửa vừa. Khi rượu sôi tiếp tục đổ rượu vào cho đến hết. Củ từ chín lấy ra, cho mật ong vào, khuấy đều. Ăn vào mỗi buổi sáng tối, mỗi lần 30 – 50g.
Công hiệu: Lọc gan, bổ thận, chống phong.
Chỉ định: Dùng cho người gan, thận suy yếu dẫn đến xương yếu, nhức xương, chân tay tê dại, các di chứng sau khi trúng gió.
Chú ý: Những người quá mẫn cảm với rượu, đờm nhiều, bị đầy bụng, ruột yếu, tiêu chảy đều không nên dùng.
Rượu hoàng tinh
Nguyên liệu: Hoàng tinh 20g, rượu trắng 500ml.
Cách chế biến: Hoàng tinh rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bình rượu. Đổ một ít nước vào hoàng tinh cho ngấm, sau đó đổ rượu trắng vào ngâm, đậy kín 5 – 7 ngày. Khi ngâm, mỗi ngày nên lắc đều bình rượu vài lần. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần uống khoảng 50ml.
Công hiệu: Khỏe phổi, bổ thận, giảm mỡ cao trong máu.Chỉ định: Dùng cho người phổi yếu, ho, đau lưng, gối mỏi.
Rượu nho
Nguyên liệu: Nho khô 30g, nhân sâm 10g, rượu trắng 500ml.
Cách chế biến: Nho khô rửa sạch. Nhân sâm ngâm với ít rượu trắng cho ngấm, thái lát. Cho nho khô, nhân sâm vào bình rượu, đậy kín, ngâm khoảng 1 tuần. Mỗi ngày nên lắc đều vài lần. Mỗi ngày uống một lần, mỗi lần uống 20 – 50ml.
Công hiệu: Lợi tỳ, bổ phổi, tiêu đờm, giảm béo.
Chỉ định: Dùng cho người phổi yếu, ho, tay chân mỏi mệt, khó thở.
Chú ý:
1. Có thể thay rượu trắng bằng rượu vàng.
2. Nhân sâm rất bổ nên những người bị chứng thực, chứng nhiệt không nên dùng.
3. Khi dùng nhân sâm thì không nên uống trà, để tránh ảnh hưởng tác dụng của thuốc.
Rượu phục linh
Nguyên liệu: Phục linh 60g, rượu trắng 500ml.
Cách chế biến: Phục linh thái lát, cho vào một túi vải thưa, cột chặt miệng túi. Cho túi phục linh vào bình rượu trắng, ngâm khoảng 7 ngày, mỗi ngày phải lắc đều vài lần. Mỗi tối trước khi đi ngủ uống một lượng nhỏ.
Công hiệu: Bổ hư, tăng tuổi thọ, khỏe gân cốt.
Chỉ định: Dùng cho người gan, thận suy yếu, gân cốt yếu, lưng và chân đau nhức, tay chân mỏi nhừ.
Chú ý: Người bị táo bón không nên dùng, thận yếu hoặc tiểu nhiều không được uống.
Rượu ý dĩ
Nguyên liệu: Ý dĩ 60g, rượu trắng 500ml.
Cách chế biến: Ý dĩ rửa sạch, cho vào một túi vải thưa, cột chặt miệng túi. Cho túi ý dĩ vào trong rượu trắng, đậy kín và ngâm trong 7 ngày. Mỗi ngày đều phải lắc lên vài lần. Mỗi tối trước khi đi ngủ hâm nóng uống một lượng nhỏ.
Công hiệu: Trị phong thấp, bổ phổi, khỏe tỳ, tiêu đờm khử độc.
Chỉ định: Dùng cho người bị các chứng đau do phong thấp, chân tay cử động khó khăn.
Chú ý: Người bị táo bón, tỳ vị tích nhiệt không nên dùng.
Rượu bổ linh chi
Nguyên liệu: Linh chi 15g, nhân sâm 10g, đông trùng thảo 5g, rượu trắng 500ml.
Cách chế biến: Linh chi đập dập, nhân sâm thái lát. Cho linh chi, nhân sâm, đông trùng thảo vào bình rượu trắng, đậy kín và ngâm trong nửa tháng. Mỗi ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 15 – 30ml.
Công hiệu: Cường sinh lực.
Chỉ định: Dùng cho người tâm khí suy yếu, tim thiếu âm, dẫn đến tim đập nhanh, mất ngủ, hay mơ, chân tay mỏi mệt, viêm phế quản mãn tính.
Để lại một bình luận