Nghiến răng khi ngủ là một triệu chứng rối loạn vận động trong giấc ngủ. Hai hàm răng trên, dưới cắn rất chặt nghiến đay sát lại với nhau tạo áp lớn lên răng rồi nghiến qua nghiến lại sang trái và phải. Phát ra những âm thanh ken két, nhức nhối và sợ hãi cho người nằm cạnh. Bệnh lý này không hề hiếm gặp, do đó nó là lý do khiến người người ta chủ quan khi nghĩ rằng đó là một thói quen khó sửa. Nhưng thực chất nghiến răng biểu hiện của một một số bệnh lý đang âm ỉ, phát triển và gặp phải trong cơ thể. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm bắt thông tin và hiểu rõ về nghiến răng khi ngủ.
Bệnh lý nghiến răng khi ngủ là gì?
Nghiến răng khi ngủ là trạng thái hai hàm răng nghiến chặt, ghì siết tạo áp lực rất mạnh lên nhau, chuyển động nhanh sang trái và phải gây tiếng động khó chịu cho người nằm cạnh. Chứng nghiến răng diễn ra trong vô thức mà bản thân người bệnh do ngủ say nên không biết. Bệnh lý này không hiếm gặp và xảy ra ở mọi lứa tuổi và chỉ xảy ra khi bạn chìm sâu vào giấc ngủ. Do đó rất nhiều người chủ quan không tìm cách chữa trị. Nếu tình trạng nghiến răng ở dạng nhẹ thì không cần điều trị cũng tự hết. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên không kiểm soát vào mỗi đêm thì bạn đang gặp phải một bệnh lý nào đó tiềm ẩn trong cơ thể.
Nghiến răng khi ngủ gây nên những tác hại gì?
Hãy cùng tìm hiểu những tác hại không tưởng mà nghiến răng gây ra.
Là nguyên nhân của những cơn ê buốt và biến dạng răng
Sự lặp đi lặp lại tác dụng vào răng thường ngày như vậy sẽ làm hỏng và biến dạng cấu trúc của răng. Răng trở lên mòn, ngắn lại một cách nhanh chóng. Việc cọ sát vào răng với áp lực quá mạnh cũng là nguyên nhân gây ra sứt mẻ răng. Men răng mòn và nứt gãy lộ ngà sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm và gây ê buốt răng và gây mất thẩm mỹ cấu trúc hàm răng
.
Dễ gây phát sinh bệnh lý về răng miệng
Rất nhiều người biết mình đang gặp phải tình trạng nghiến răng diễn ra thường xuyên này nhưng không đi khám kịp thời. Gây nên những bệnh lý răng miệng đáng tiếc điển hình là sâu răng, viêm tủy răng. Nếu như còn nhỏ mà trẻ đã có nghiến răng khi ngủ thì các bệnh lý nguy hiểm cho răng sẽ càng diễn ra nguy hiểm và có biến chứng cao hơn.
Gây đau xương hàm mặt ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn
Khi tình trạng nghiến răng diễn ra và chuyển biến phức tạp. Những người này dễ mắc phải tình trạng nghiến răng suốt đêm. Việc đó đồng nghĩa với việc xương hàm của bạn hoạt động quá nhiều với năng suất quá tải. Gây đau mỏi xương cơ hàm mỗi khi mà bạn thức dậy. Đau cơ hàm sẽ khiến bạn khó miệng miệng và gây nên đau nhừ xương cơ hàm, vệ sinh răng miệng và ăn uống trở nên đau đớn.
Gây biến dạng khuôn mặt mất đi thẩm mỹ ban đầu vốn có
Nghiến răng quá nhiều với động lực mạnh kỳ sát lên nhau tạo áp lực mạnh không chỉ đau cơ hàm mặt mà còn gây phì đại khiến khuôn mặt mất cân xứng.
Ảnh hưởng đến chất lượng ngủ của người khác
Cơ chế hoạt động của nghiến răng gây ra những âm thanh khó chịu, bứt rứt ghê rợn bởi tiết kêu ken két. Dễ gây tỉnh giấc và mất ngủ cả đêm cho người nằm cạnh bạn.
Dấu hiệu của chứng nghiến răng khi ngủ
Bạn có thể nhận biết tình trạng nghiến răng của bạn khi tiếng động nghiến răng của bạn tác động đến đến người bên cạnh gây tỉnh giấc ngủ của họ. Còn nếu bạn gặp phải chứng nghiến răng mà lại ở một mình thì rất khó để bạn biết rằng mình có bị nghiến răng vào buổi đêm hay không. Vậy những dấu hiệu nào khiến bạn nhận biết được tình trạng bệnh lý này được biểu hiện ra khi bạn đã nghiến răng một thời gian dài:
- Men răng trở nên sần sùi do mất và mòn men răng
- Răng bị sứt, sứt mẻ, ê buốt nghiêm trọng và lung lay chân răng
- Cơ hàm kém linh hoạt, đau nhức và mỏi nhừ thậm chí khó mở miệng
- Đau tai , ù tai
- Đầu óc ê ẩm, choáng váng
- Má trong bị tổn thương, trầy xước
- Giấc ngủ bị gián đoạn mỗi đêm do hay bất chợt tỉnh giấc
Nguyên nhân dẫn đến chứng nghiến răng khi ngủ
Các yếu tố về tâm lý, vật lý và di truyền cần biết
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng nghiến răng khi ngủ cả về yếu tố vật lý, tâm lý và di truyền như:
- Căng thẳng quá mức, tức giận và cảm giác bất lực, thất vọng
- Thói quen thường ngay cả khi không phải những lúc chìm vào giấc ngủ
- Ngưng thở khi ngủ
Các yếu tố gây tăng nguy cơ của chúng nghiến răng
Các yếu tố bên ngoài gây tăng nguy cơ mắc chứng nghiến răng khi ngủ là
- Do áp lực công việc: những stress do công việc mang lại tạo nên những cảm xúc tức giận, thất vọng gây nên triệu chứng nghiến răng
- Do tuổi tác: Chứng nghiến răng xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ và biến mất khi trưởng thành
- Do tính cách: Người có tính cách cạnh tranh cao, mạnh mẽ và hay tức giận, nổi cáu
- Do sử dụng thuốc và các chất kích thích: Một số loại thuốc như thuốc trầm cảm gây tác dụng phụ và thuốc lá và các chất kích thích có chứa caffeine gây tăng nguy cơ nghiến răng khi ngủ
- Do yếu tố di truyền: di truyền gen từ thế hệ trong nhà đã có di truyền bệnh lý nghiến răng
- Do các hội chứng rối loạn khác như: bệnh Parkinson, chứng mất trí, trào ngược dạ dày thực quản, động kinh… gây nên tình trạng nghiến răng vào ban đêm
Các cách chữa trị nghiến răng khi đi ngủ
Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng do triệu chứng nghiến răng gây ra mà từ đó có thể tìm và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Bạn cần biết và chuẩn bị cho những câu hỏi trước khi đi khám như:
- Thực trạng sức khỏe bệnh lý hiện tại do nghiến răng khi đi ngủ gây ra
- Tiền sử nghiến răng do bắt đầu từ khi nào và có phải do yếu tố di truyền gây ra không
- Các loại thuốc bạn đã từng sử dụng trước đấy để điều trị nghiến răng khi đi ngủ
- …
Đi khám bác sĩ chuyên khoa
Nghiến răng khi ngủ có rất nhiều vấn đề gây nên. Do đó, tùy những vấn đề mà bạn gặp phải mà tìm cách tìm đến các bác sĩ chuyên khoa về khoa đó. Ví dụ như: chứng nghiến răng liên quan đến vấn đề giấc ngủ thì bạn nên đi tìm các chuyên gia về giấc ngủ, về vấn đề tâm lý thì gặp các bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia tư vấn. Nhằm được tư vấn, chữa trị và giải quyết các vấn đề nghiến răng khi đi ngủ một các triệt để
Thực hiện can thiệp nha khoa
Sử dụng các dụng cụ bảo vệ răng và chỉnh nha có thể ngăn ngừa hoặc điều chỉnh tình trạng mài mòn răng, sử dụng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, phương pháp này không thể ngăn chặn, chấm dứt tình trạng nghiến răng khi ngủ. Do đó, hãy sử dụng các biện pháp can thiệp nha khoa đi cùng. Nhằm giữ răng tách nhau ra, tránh những tổn thương cho răng gây ra bởi nghiến, siết hoặc nghiền.
Biện pháp tâm lý
Áp dụng các biện pháp tâm lý nhằm: kiểm soát stress, thay đổi hành vi và phản hồi sinh học giúp trị chứng nghiến răng khi ngủ.
Điều trị bằng thuốc
Sử dụng các loại thuốc trị nghiến răng khi đi ngủ như: thuốc giãn cơ, tiêm botox, Thuốc giúp kiểm soát lo lắng, stress hoặc chống trầm cảm. Sử dụng các loại các loại thuốc này cần sự nghiên cứu, xác định và cho phép về liều lượng và cách dùng phù hợp.
Chữa nghiến răng cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ
Khoảng 15–33% trẻ em cũng bị chứng nghiến răng khi ngủ, đặc biệt là khi trẻ mọc răng và đa số trường hợp trẻ sẽ không còn thói quen nghiến răng sau khi bộ răng vĩnh viễn của trẻ mọc đầy đủ. Tuy nhiên nếu diễn biến kéo dài, liên tục và thường xuyên sẽ làm cho bé đau đầu, đau cơ mặt dẫn đến chán ăn… Bằng cách giúp trẻ bình tĩnh hơn, thư giãn và đảm bảo chế độ ăn cân bằng.
Những thói quen sống lành mạnh sẽ giúp bạn tránh và phòng ngừa chứng nghiến răng khi ngủ. Từ đó giúp bạn có một sức khỏe tốt hơn, những thói quen đó là:
- Thư giãn toàn thân: Một tâm trạng thoải mái, nhẹ nhàng , thư thái sẽ giúp cho bạn ngừa chứng nghiến răng khi ngủ. Hãy bắt đầu từ những giấc ngủ đủ giấc, hay nghe nhạc và tắm nước nóng, luyện tập thể dục thường xuyên… bạn sẽ thấy một năng lương hoàn toàn khác đấy
- Tránh dùng thuốc kích thích: Thuốc kích thích vô cùng nhiều tác hại cho sức khỏe của bạn. Do đó, mà nó cũng làm gia tăng nguy cơ nghiến răng khi ngủ nên bạn đặc biệt cẩn trọng.
- Kiểm tra chứng nghiến răng khi ngủ: phương pháp này có thể nhờ người ngủ cùng để kiểm định
- Khám răng định kỳ: Khám răng định kỳ sẽ giúp bạn các bác sĩ dễ dàng phát hiện ra tình trạng và mức độ chứng nghiến răng qua kiểm tra răng miệng.
Bài viết trên, hy vọng sẽ cung cấp những thông tin thực sự hữu ích đến với các bạn. Nhằm giúp bạn giải quyết và ngăn ngừa chứng nghiến răng không đáng có xảy ra khi ngủ. Nghiến răng khi ngủ bạn chỉ cảm thấy rõ rệt khi nó đã chuyển biến nặng gây tổn thương đến răng và sức khỏe nên bạn hãy cố gắng chữa trị, khắc phục khi nó còn nhẹ. Chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt.
Để lại một bình luận