Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh là nỗi lo của không ít ông bố bà mẹ trẻ. Theo các chuyên gia, cha mẹ không nên chủ quan khi thấy bé bị nhiệt miệng bởi nếu không khắc phục được sẽ gây khó chịu, làm cho trẻ quấy khóc, không muốn ăn uống. Dần dần sẽ dẫn đến suy giảm tình trạng sức khỏe của con trẻ. Do đó nếu các vị phụ huynh còn chưa biết phải làm thế nào khi em bé bị nhiệt miệng thì sau đây hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế 108 tìm hiểu.
Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh là gì?
Đây là tình trạng niêm mạc họng hoặc nướu của trẻ bị tổn thương, lở loét. Tình trạng này gây đau rát, khó chịu bên trong khoang miệng, đặc biệt là khi ăn uống, làm cho bé chán ăn, quấy khóc và mệt mỏi.
Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh
Có rất nhiều nguyên nhân có thế khiến cho trẻ sơ sinh bị nhiệt lợi nhưng hay gặp nhất vẫn là các tác nhân dưới đây:
Thức ăn và chế độ sinh dưỡng
Đối với trẻ sơ sinh, nguồn cung cấp chất dinh dưỡng của bé chính là từ sữa mẹ. Vì thế, nếu mẹ ăn uống thiếu chất hay không cân được đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, thì cũng có thể dẫn đến việc bé bị nhiệt miệng, lở miệng. Cụ thể là khi chế độ ăn thiếu đi lượng sắt, kẽm, axit folic hoặc các vitamin nhóm B, vitamin C…. cần thiết.
Do chấn thương từ bên ngoài
Trẻ nhỏ thường có thói quen ngậm các đồ vật xung quanh. Rất có thể trong lúc chơi đùa, bé đã ngậm các vật cứng và vô tình làm rách niêm mạc miệng.Ngoài ra cũng thể là khi cha mẹ vệ sinh khoang miệng cho bé mạnh tay hoặc bé đã mọc răng tự cắn phải miệng, má hoặc lưỡi… sẽ tạo nên vết thương hở. Khi ấy, vi khuẩn có hại có thể tấn công vào vết thương hở và dẫn đến nhiệt miệng.
Do ăn đồ nóng
Với những trẻ đã vào giai đoạn ăn dặm nếu ăn phải đồ quá nóng có thể gây bỏng rát niêm mạc trong khoang miệng dẫn đến lở loét. Ngoài ra, khi cha mẹ hâm sữa hoặc pha sữa công thức bằng nước quá nóng cho trẻ cũng có thể gây ra tình trạng này.
Do chế độ dinh dưỡng
Đối với trẻ sơ sinh, nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính của bé sữa mẹ. Do đó, các mẹ phải đặc biệt lưu ý vấn đề này để phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh. Trong trường hợp mẹ nạp thiếu chất dinh dưỡng hoặc không cân bằng được đủ các chất cần thiết thì có thể khiến bé bị nhiệt miệng, lở miệng. Cụ thể là trong chế độ ăn thiếu hàm lượng sắt, kẽm, axit folic hoặc các vitamin nhóm B, vitamin C…. cần thiết.
Do bệnh chân tay miệng
Khi trẻ mắc phải bệnh chân tay miệng, viêm họng hoặc thủy đậu cũng cũng có thể bị nhiệt miệng. Ngoài ra, một số loại thuốc sử dụng cho trẻ sơ sinh có thể khiến cho miệng bị khô và xuất hiện các vết loét trong miệng.
Những cách điều trị lở miệng ở trẻ sơ sinh
Nếu chẳng may bé nhà bạn đã mắc phải nhiệt miệng thì cũng đừng quá lo lắng. Hãy làm ngay theo những cách sau để khắc phục tình trạng nhiệt miệng của trẻ nhé.
Cho bé bú nhiều hơn
Để phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh cần tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ tại thời điểm bé không sốt và không quấy khóc. Sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất, có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ, giúp bé nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để chống chọi với bệnh.
Vệ sinh miệng đúng cách
Có khá nhiều bé bị nhiệt miệng là do cha mẹ vẫn chưa vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách. Vệ sinh khoang miệng đóng vai trò rất lớn trong việc phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh cũng như trong quá trình trị bệnh. Do đó, cha mẹ nên vệ sinh răng nướu cho bé từ 3 đến 4 lần mỗi ngày.
Cha mẹ có thể dùng rơ lưỡi nhúng thấm nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh cho bé. Tuy nhiên không nên lạm dụng nước muối sinh lý, vì việc này làm giảm phản xạ bài tiết chất nhầy của bé. Đồng thời, khi trẻ bú sữa mẹ hoặc sau khi ăn dặm xong, phụ huynh cũng nên tiến hành vệ sinh khoang miệng và lợi cho bé luôn.
Bổ sung dinh dưỡng
Với những trẻ vẫn còn đang còn bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ nên cải thiện lại chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là nên ăn hoa quả chứa nhiều vitamin C, uống thêm nước. Mẹ không nên ăn nhiều các loại thực phẩm cay nóng và nhiều dầu mỡ để tránh làm tình trạng nhiệt miệng của bé thêm trầm trọng hơn.
Tăng cường hấp thụ các thực phẩm có tính hàn, chứa nhiều vitamin B12 và sắt để bổ sung chất dinh dưỡng mà bé đang bị thiếu hụt.
Dùng thuốc bôi đặc trị
Trên thị trường hiện nay đã có rất nhiều loại thuốc bôi đặc trị lở miệng cho trẻ sơ sinh. Phần lớn, các loại thuốc này được chiết xuất từ thiên nhiên nên rất an toàn cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần hỏi kỹ bác sĩ để lựa chọn được loại thuốc phù hợp. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần xem kỹ các thành phần của thuốc để tránh gây dị ứng hoặc kích ứng cho bé.
Kết luận
Hy vọng bài viết này đã cung cấp được cho các bậc cha mẹ những thông tin thật hữu ích về nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh, hỗ trợ cho các mẹ trong quá trình chăm sóc con trẻ. Đừng quên áp dụng ngay những phương pháp trên khi bé bị nhiệt miệng nhé. Nếu các bạn vẫn còn những thắc mắc cần được giải đáp thì ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi tại: https://nhakhoaquocte108.com/. Đội ngũ Nha Khoa Quốc Tế 108 rất hân hạnh được hỗ trợ các bạn.
Để lại một bình luận